BÀI 1 : NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BỆNH THỦY SẢN
3. Bệnh virus trên tôm
3.1. Phương pháp thu và bảo quản mẫu bệnh tôm
a. Thu mẫu
Chất lượng mẫu tơm bệnh có tính chất quyết định đến chẩn đoán bệnh. Việc thu mẫu phải chính xác, đại diện được tình trạng ao tơm ni.
Chuẩn bị trước khi thu mẫu: cần thông báo đến cán bộ phụ trách phịng
thí nghiệm biết được các thông tin về: số lượng mẫu, phương pháp bảo quản, thời gian nhận mẫu, các chỉ tiêu xét nghiệm hay làm mô học để chủ động chuẩn bị các vật dụng, thiết bị cần thiết trước khi tiếp nhận mẫu sẽ thúc đẩy nhanh q trình phân tích và chẩn đốn bệnh.
Trước khi thu mẫu cần biết các thông tin quan sát chung về mẫu tôm sắp thu. Các quan sát chi tiết và chính xác góp phần đưa ra phương án xử lý nhanh để hạn chế những thiệt hại trong khi chờ kết quả xét nghiệm chẩn đoán.
Thu mẫu
Thu mẫu để kiểm tra sức khỏe: Các yếu tố quan trọng liên quan đến việc
thu mẫu là:
- Cần thu đủ số lượng mẫu theo khuyến cáo, (bảng 1.1). Các giả định 2% và 5% mắc bệnh thường được dùng để kiểm tra các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Số lượng mẫu cần thu để kiểm tra sức khỏe thường lớn hơn thu mẫu để chẩn đoán bệnh.
Bảng 4.1: Số lượng mẫu cần để phát hiện ít nhất một cá thể mắc bệnh tương ứng với kích cỡ quần đàn Kích cỡ quần đàn Tỷ lệ bệnh (%) 0,5 1 2 3 4 5 10 50 46 46 46 37 37 29 20 100 93 93 76 61 60 43 23 250 192 156 110 75 62 49 25 500 314 223 127 88 67 54 26 1000 448 256 136 92 69 55 27 2500 512 279 142 95 71 56 27 5000 562 288 145 95 71 57 27 100000 579 292 146 96 72 29 27 1000000 594 286 147 97 72 57 27 10000000 596 297 147 97 72 57 27 >10000000 600 300 150 100 75 60 30 - Cần thu các lồi nghi ngờ nhiễm bệnh ở các vị trí khác nhau trong ao, trong đó chú ý các vị trí tơm yếu thường tập trung.
- Thu mẫu trong suốt thời gian có thể xảy ra bệnh với các kích cỡ tơm đại diện.
Thu mẫu bệnh
Cần đến hiện trường thu mẫu đúng yêu cầu kỹ thuật, đại diện được tình trạng bệnh tơm ni. Tất cả mẫu tơm để chẩn đốn bệnh cần có nhiều thơng tin hổ trợ càng tốt. Đối với mẫu tôm cần thu là những tơm gần chết có đầy đủ dấu hiệu bệnh lý thì rất dễ dàng nhận dạng và chẩn đốn chính xác bệnh. Khơng nên thu mẫu tơm chết vì hầu hết mẫu tôm chết đều nhiễm rất nhiều vi khuẩn hoại sinh từ bên ngồi mơi trường gây khó khăn cho khâu phân lập vi khuẩn. Cấu trúc mô, tế bào mẫu tôm bệnh nhanh chống bị biến dạng sau khi chết nên mẫu sẽ vô dụng trong phương pháp mơ học. Để dự báo diễn biến của tình hình bệnh có thể thu mẫu tơm khỏe phân tích với kỹ thuật khuyếch đại PCR để phát hiện giai
đoạn sớm của các bệnh truyền nhiễm nhằm đưa ra khuyến cáo kịp thời cho người nuôi.
Trước khi thu mẫu tôm cần ghi nhận sơ bộ về điều kiện ao nuôi, chọn lọc một số thông số môi trường quan trọng để kiểm tra nhanh hay thu mẫu về phịng thí nghiệm phân tích. Cần chú ý đến sự thay đổi bất thường của các yếu tố môi trường có thể gây sốc và chết tơm.
Trong q trình thu mẫu nên ghi nhận các dấu hiệu bệnh lý, đánh giá mức độ bệnh của cả quần đàn, thu thập thông tin từ người nuôi như nguồn gốc tôm giống, nguồn nước cấp, chế độ cho ăn, thời gian ni, thời gian xuất hiện bệnh, kích cỡ tơm mắc bệnh, dấu hiệu bệnh lý, thuốc và hóa chất đã sử dụng, tỷ lệ chết, kiểu chết. Việc tổng hợp những thông tin này là rất quan trọng để hổ trợ cho việc chẩn đốn bệnh.
Thu mẫu tơm sắp chết: số lượng mẫu tùy thuộc vào mục đích, kích thước mẫu, thời gian và phương pháp chẩn đốn. Thơng thường lượng mẫu thu lớn hơn số lượng yêu cầu phân tích. Lượng mẫu có dấu hiệu bệnh lý rõ ràng ít nhất mười mẫu (Đặng Thị Hồng Oanh và Trần Thị Tuyết Hoa, 2005). Mẫu tôm sắp chết thường có màu tối, bơi lờ đờ và nổi trên mặt nước. Một vấn đề cần cân nhắc khi thu mẫu là tránh gây sốc vật ni. Trong trường hợp có tơm chết nhưng khơng có dấu hiệu bệnh lý thì cần dựa vào thơng tin từ người ni và nhờ sự giúp đỡ của các nhà nghiên cứu về môi trường hay độc tố. Trong nhiều trường hợp, sự thành cơng trong việc giải quyết tình trạng dịch bệnh ở một khu vực ni nào đó là nhờ vào những thơng tin có sẳn và những kinh nghiệm thực tế.