4. Một số mơ hình ni tơm biển
4.2. Nuôi tô m2 giai đoạn
Áp dụng công nghệ này sẽ làm tăng sản lượng từ 20-30% và giảm giá thành sản xuất. Mật độ ương từ 500-10.000 PL/m3 với cỡ thu từ 0,3-3g (1-3 kg/m3), người nuôi thả tôm từ PL45 trở đi giúp tỷ lệ sống tăng, rút ngắn thời gian nuôi thương phẩm từ 20-30 ngày và giảm tỷ lệ chuyển hóa thức ăn từ 10- 30%. Đồng thời cũng làm giảm bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi, tạo con giống khỏe mạnh và được thuần dưỡng trong môi trường ương trước khi thả ni. Đối với tơm lớn sẽ có hệ miễn dịch phát triển hồn chỉnh hơn tơm nhỏ. Ương tôm cũng là biện pháp ngừa bệnh đốm trắng đối với vùng ni có nhiệt độ thấp.
Đối với việc quản lý thức ăncần chọn thức ăn khơng bị vụn nát vì sẽ làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước. Người ni chọn thức ăn có protein, năng lượng cao, cách 2 giờ cho tôm ăn 1 lần. Lượng thức ăn được điều chỉnh tùy thuộc vào kết quả kiểm tra sàng ăn, chất lượng nước và tốc độ tăng trưởng của tôm.
Kỹ thuật vận chuyển tôm từ ao ương sang ao nuôi rất quan trọng, nếu không tốt sẽ dễ gây sốc cho tôm, tôm yếu và tăng mức độ mẫn cảm với mầm bệnh. Tùy thuộc vào khoảng cách giữa ao ương và ao nuôi mà chọn cách vận chuyển cho phù hợp. Điều quan trọng nhất là đảm bảo cung cấp oxy đầy đủ trong quá trình vận chuyển và mật độ khi vận chuyển. Đối với ao ương sát bên ao ni có thể vận chuyển trong thùng có thể tích 20 lít nước có sục khí và chứa được 2 kg tơm cỡ 0,4-1g/tơm. Với khoảng cách xa hơn có thể vận chuyển 20-40 kg tơm trong thể tích bể vận chuyển 1.000-2.000 lít.
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao cần có sự đầu tư cao, thích hợp về kỹ thuật cũng như kiểm sốt tốt hệ thống ao ương,địi hỏi người ni phải vững kỹ thuật và vận hành tốt.