Khả năng chịu đựng các yếu tố môi trường của cua biển

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 66 - 67)

1. Đặc điểm sinh học của cua biển

1.7. Khả năng chịu đựng các yếu tố môi trường của cua biển

Trong tự nhiên cũng như trong điều kiện nuôi, nhiệt độ, độ mặn, thức ăn là ba yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tuổi thọ, sinh trưởng, lột xác và tỷ lệ sống của ấu trùng. Đôi khi thời kỳ ấu trùng kéo dài là do sự kéo dài của giai đoạn zoea và ngay cả giai đoạn megalope.

Trong thí nghiệm đánh giá về ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đến ấu trùng zoea đầu tiên, Hill (1974) thấy rằng ấu trùng zoea sống trong điều kiện nhiệt độ trên 250C hoặc độ mặn dưới 17,5%o bị tử vong đáng kể và ông cho rằng ấu trùng zoea khơng thích hợp với điều kiện mơi trường vùng cửa sông. Cũng theo ông, ấu trùng có thể chịu đựng được nhiệt độ dưới 50C, nhưng chúng sẽ trở nên

bất động ở dưới 100C. Ơng cịn cho rằng cua cái sẽ khơng di cư ra vùng biển có nhiệt độ dưới 120C để đẻ trứng.

Ong (1964) nhận thấy rằng giai đoạn megalope lớn nhanh hơn khi độ mặn giảm xuống cịn 21-27%o và chúng có khuynh hướng di chuyển vào vùng nước lợ. Trong tự nhiên, từ giai đoạn cua con trở đi, cua có thể chịu đựng được độ mặn từ 2-60%o. Vì vậy, chúng có thể di cư ngược dịng vào vùng nước ngọt để tìm mơi trường sống và thức ăn trong suốt giai đoạn sinh trưởng của chúng.

Hill (1980) cũng nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự bắt mồi và các hoạt động khác của cua Scylla serrata, ông nhận thấy mức độ hoạt động và cường độ bắt mồi của cua ở 250C và 200C giống nhau và đều ở mức cao nhất. Nhưng, khi nhiệt độ dưới 120C, các chỉ tiêu trên giảm đáng kể. Ở 120C mức độ di chuyển của cua chỉ chiếm 33% so với ở 250C. Hill (1980) cho rằng khi nhiệt độ giảm xuống 200C, sự bắt mồi và các hoạt động khác của cua giảm đi rất nhiều, kết quả là sản lượng đánh bắt cua thấp; ở nhiệt độ dưới 150C, đánh bắt cua được ít nhất, và ở 120C, số lượng cua đánh bắt gần như bằng khơng vì cua rất hiếm khi đi bắt mồi mặc dù chúng vẫn cịn hoạt động chút ít.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)