1. Đặc điểm sinh học của cua biển
1.4. Sinh sản và phát triển cơ thể
1.4.1. Phân biệt đực cái
Cua đực và cua cái có thể phân biệt được dựa vào hình dạng của yếm cua. Ở con cái, yếm cua có 6 đốt phân biệt rõ ràng và các khớp cử động bình thường. Trước thời kỳ thành thục, yếm hình hơi vng, khi thành thục yếm nở rộng, trịn, màu sẫm.
Ở con đực, yếm có hình chữ V, chỉ có các đốt 1, 2 và 6 là thấy rõ và cử động bình thường, các đốt 3, 4 và 5 liên kết với nhau thành đốt liên hợp, không cử động được giữa các khớp.
Cơ quan sinh dục trong của cua cái gồm có 2 nỗn sào nằm lượn khúc trên gan tụy vòng qua hai bên mang thật. Hai ống dẫn trứng to và thẳng đổ ra hai lỗ sinh dục nằm dưới đôi chân thứ 3.
Cơ quan sinh dục trong của cua đực có hai dịch hồn trắng và dài, nối tiếp theo bằng 2 ống dẫn tinh cuộn khúc nằm giữa 2 cơ đùi đổ ra lỗ sinh dục ở dưới chân ngực 5, từ đây có cơ quan giao cấu ngắn.
1.4.2. Sự thành thục của cua biển
Trong tự nhiên, cua biển thành thục ở độ tuổi 1-1,5 năm, với chiều rộng mai (CW) thấp nhất là 8,3-14 cm, cua tham gia sinh sản chỉ khi CW đạt từ 10-18 cm, cua cái không bao giờ đạt đến 100% độ thành thục ở bất cứ kích cỡ nào như cua đực. Sự thành thục của buồng trứng con cái còn biểu hiện biểu hiện qua chỉ số thành thục tuyến sinh dục (GSI) và trải qua 4 giai đoạn phát triển.
Giai đoạn thành thục
Đặc điểm
Giai đoạn I Chưa thành thục, tuyến sinh dục mỏng và trong suốt, bụng có hơi dạng tam giác. Đường kính trứng 0,01- 0,06 mm. GSI thấp và dưới 0,5%
Giai đoạn II Tuyến sinh dục đang phát triển, nỗn sào có màu trắng kem hay vàng. Chiếm 1/4 diện tích gan tụy. Đường kính trứng 0,10-0,30 mm. GSI dao động 0,5-1,5% Giai đoạn III Cua đang thành thục. Noãn sào nở rộng, chiếm khoảng
1/2-3/4 diện tích gan tụy. Nỗn sào có màu cam. Đường kính trứng 0,40-0,90 mm. GSI từ 2,5-8,0% Giai đoạn IV Túi chứa tinh lồi lên. Noãn sào màu cam hay đỏ, nở
rộng chiếm hết diện tích gan tụy và cả khoan ruột. Có thể nhìn thấy màu vàng từ phía sau giữa giáp dầu ngực và yếm. Đường kính trứng 0,7-1,30 mm. GSI đạt 15,85%. Cua sẵn sàng đẻ trứng.
Chỉ số thành thục của con cái (FMI).
FMI = (Độ rộng nơi lớn nhất của đốt bụng thứ 5 / Độ rộng nơi lớn nhất của tấm ngực giữa gốc của đôi chân ngực 5 Chỉ số thành thục tuyến sinh dục (GSI).
GSI = 100 x (trọng lượng buồng trứng / trọng lượng cơ thể).
1.4.3. Di cư sinh sản
Trong suốt q trình thành thục, cua di cư ra ngồi cửa biển. Qua phân tích tỷ lệ giới tính của cua ở vùng nước lợ và nước ngọt, cua di cư từ vùng cửa sông ra biển là do yêu cầu về điều kiện môi trường của giai đoạn đầu tiên của ấu trùng zoea.
1.4.4. Tập tính bắt cặp, đẻ trứng và ấp trứng
Ở vùng nhiệt đới, cua đẻ quanh năm. Ở vĩ độ càng thấp, mùa vụ sinh sản càng dài. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên mà đỉnh cao của mùa sinh sản khác nhau giữa nơi này với nơi khác.
Trước khi đẻ trứng, cua đực và cua cái bắt cặp với nhau, xảy ra sau khi con cái lột xác tiền giao vỹ, chúng thu hút con đực bằng cách tiết ra pheromone.
Trước khi giao vĩ, cua bắt cặp 3-4 ngày, sau đó cua cái lột xác và cua bắt đầu giao vĩ. Quá trình này diễn ra và kéo dài đến 7-12 giờ sau.
Hình 4.3: Cua biển (Scylla sp) đang mang trứng (trái) và trứng cua (cua gạch)
Cua có thể sinh sản lại mà không cần giao vĩ, nhưng số trứng của các lần sinh sản thứ hai, thứ ba bị giảm. Qua giao vĩ, túi tinh của con đực sẽ được chuyển vào và giữ lại ở túi chứa tinh của con cái và nó có thể thụ tinh cho hai lần đẻ trở lên trước khi con cái lột xác lại. Sau khi đẻ, trứng được chuyển xuống bụng của con cái và ấp ở đó. Tùy vào kích cỡ cua cái mang trứng mà sức sinh sản của chúng khác nhau, từ 300.000-4.000.000 trứng. Trong q trình phát triển phơi, trứng thụ tinh sẽ thay đổi màu, từ màu cam sang màu xám đến đen nâu, lúc đó nỗn hồng được sử dụng và phơi có thể nhìn thấy được.
1.4.5. Phát triển của các giai đoạn ấu trùng
Các giai đoạn ấu trùng cua biển (Scylla sp) có thể được phân biệt bằng những đặc điểm cơ bản sau:
Bảng 4.2: Các giai đoạn của ấu trùng cua biển (Scylla sp) Giai đoạn Thời gian sau khi nở (ngày) Kích cỡ (mm)
Đặc điểm phân biệt quan trọng
Zoae 1 0-3 1,65 Mắt chưa có cuống. Chân hàm I và II đều mang 4 lơng lơ trên nhánh ngồi. Có 5 đốt bụng
Zoae 2 3-6 2,18 Mắt có cuống. Nhánh ngồi của chân hàm I và II mang 6 lơng tơ. Có 5 đốt bụng.
Zoae 3 6-8 2,70 Nhánh ngoài của chân hàm I mang 8 lông tơ, chânhàm II mang 9 lơng tơ. Có 6 đốt bụng. Gai bên của đốt bụng 3-5 dài hơn Zoae 4 8-11 3,54 Nhánh ngoài của chân hàm I mang 10 lông
tơ, của chân hàm II mang 10 lông dài, 1-2 lông ngắn. Mầm chân bụng xuất hiện trên các đốt bụng 2-6.
Zoae 5 10-16 4,50 Nhánh ngoài của chân hàm I mang 11 lông dài, 1-4 lơng ngắn, nhánh ngồi của chân hàm II mang 12 lông dài và 2-3 lông ngắn. Chân bụng trên đốt bụng 2-6 rất phát triển, nhánh ngoài của chân bụng có thể mang 1-2 lơng tơ.
Megalopa 15-23 4,01 Mất gai lưng. Gai trán rất ngắn. Mắt to. Telson không cịn chẻ 2 mà dạng bầu và có nhiều lơng trên chân đuôi. Chân bụng rất phát triển và có nhiều lơng trên các nhánh. Ấu trùng mang 2 càng.
Cua con (C1)
23-30 2-3 CW
Cua có hình dạng như cua trưởng thành, mặc dù carapace hơi tròn
3.1.5. Lột xác và tái sinh
Quá trình phát triển cua trải qua nhiều lần lột xác biến thái để lớn lên. Thời gian giữa các lần lột xác thay đổi theo từng giai đoạn. Ấu trùng có thể lột
xác trong vòng 2-3 hoặc 3-5 ngày/lần. Cua lớn lột xác chậm hơn nửa tháng hay một tháng một lần. Sự lột xác của cua có thể bị tác động bởi 3 loại kích thich tố: kích thích tố ức chế lột xác, kích thích tố thúc đẩy lột xác và kích thích tố điều khiển hút nước lột xác. Đặc biệt, trong q trình lột xác cua có thể tái sinh lại những phần đã mất như chân, càng...Cua thiếu phụ bộ hay phụ bộ bị tổn thương thường có khuynh hướng lột xác sớm hơn nên có thể ứng dụng đặc điểm này vào trong kỷ thuật nuôi cua lột.
Sinh trưởng của cua
Tuổi thọ trung bình của cua từ 2-4 năm qua mỗi lần lột xác trọng lượng cua tăng trung bình 20-50%. Kích thước tối đa của cua biển có thể từ 19-28 cm với trọng lượng từ 1-3 kg/con. Thông thường trong tự nhiên cua có kích cỡ trong khoảng 7,5-10,5 cm. Với kích cỡ tương đương về chiều dài hay chiều rộng carapace thì cua đực nặng hơn cua cái.