1. Đặc điểm sinh học của cua biển
1.2. Hình thái và cấu tạo cơ thể
Cua biển Scylla sp phân bố rộng rải ở vùng Ấn độ-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, do sự khác nhau về màu sắc và kích cỡ và một số đặc điểm khác nên cua biển có nhiều dạng khác nhau.
Theo Keenan (1997), ở vùng Đơng Nam Á có 4 loài cua biển là Scylla serrata, Scylla paramamorsain, S. olivecae và S. transquesparica. Theo Keenan
(1998) và Macintosh (1998) cua biển ở nước ta là S. paramamosain (cua sen) và
S. olivacea (cua lửa).
Phần đầu ngực: là sự liên hợp của 5 đốt đầu và 8 đốt ngực nằm phía dưới
mai. Do ranh giới giữa các đốt không rõ ràng nên việc phân biệt các đốt có thể dựa vào số phụ bộ trên các đốt: đầu gồm có mắt, anten và phần phụ miệng. Mai cua to và phía trước có nhiều răng. Trước mai có hai hốc mắt chứa mắt có cuống và hai cặp râu nhỏ (a 1) và râu lớn (a 2). Trên mai chia thành nhiều vùng bằng những rãnh trung gian, mỗi vùng là vị trí của mỗi cơ quan. Mặt bụng của phần đầu ngực có các tấm bụng và làm thành vùng lõm ở giữa để chứa phần bụng gập vào. Cua đực có 2 lỗ sinh dục nằm ở gốc của đơi chân bị thứ 5 và dính vào đó một dương vật ngắn. Cua cái có 2 lỗ sinh dục nằm ở gốc đơi chân bị thứ 3.
Phần bụng: Phần bụng của cua gấp lại phía dưới phần đầu ngực và tạo cho
cua có thân hình rất gọn. Phần bụng phân đốt và tùy từng giới tính, hình dạng và sự phân đốt cũng không giống nhau: con cái trước thời kỳ thành thục sinh dục phần bụng (yếm) có hình hơi vng khi thành thục yếm trở nên phình rộng với 6 đốt bình thường; con đực có yếm hẹp hình chữ V, chỉ có các đốt 1, 2 và 6 thấy rõ còn các đốt 3, 4, 5 liên kết với nhau.
Đi có một đốt nhỏ nằm ở tận cùng của phần bụng với một lổ là đầu sau
của ống tiêu hóa. Bụng cua dính vào phần đầu ngực bằng 2 khuy lõm ở mặt trong của đốt 1, móc vào 2 nút lồi bằng ki tin nằm trên ức cua.