CHƯƠNG 3 : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KHẮC PHỤC
3.2.5. Khuyến nghị về tính minh bạch và chống tham nhũng
Cơng khai báo cáo tình hình thu chi ngân sách một cách minh bạch, rõ ràng với số liệu đáng tin cậy để tạo cơ sở tốt trong việc hoạch định và xây dựng chiến lược phát triển trong tương lai, tạo niềm tin cho người dân trong việc Chính phủ sử dụng nguồn ngân sách hiệu quả phát triển kinh tế. Các nhà hoạch định chính sách cơng cần nghiêm túc trong đánh giá mức độ hiệu quả chi đặc biệt chi đầu tư khu vực công) trong điều kiện tham nhũng ở mức cao như hiện nay. Cần phải xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá nhằm tạo ra các công cụ kiểm sốt từ phía xã hội và cơng chúng đối với các hoạt động đầu tư và cung cấp dịch vụ cơng của chính phủ. Bên cạnh đó cần thành lập hội đồng thẩm định đầu tư công độc lập để đánh giá toàn diện dự án. Tiếp đến cần hướng đến tính minh bạch hóa quản lý ngân sách đầu tư cơng. Tất cả các dự án lớn phải được phân tích lợi ích chi phí và phải được cơng bố cơng khai.
Xác lập chế độ trách nhiệm của cấp thẩm quyền duyệt xuất vốn, của người thực hiện hạng mục cơng trình và thực hành rộng rãi chế độ chất vấn trách nhiệm là biện pháp quan trọng nâng cao ý thức tuân thủ luật pháp.
Những cá nhân, đơn vị gây thiệt hại cho đầu tư công, chiếm dụng nguồn vốn Nhà nước hoạt động trái phép và những người có liên quan phải bị truy cứu trách nhiệm hành chính, hình sự. Xác lập và thực hiện tốt chế độ chất vấn trách nhiệm đã góp phần tăng cường hiệu quả, giảm thất thốt, lãng phí vốn và phịng ngừa tham nhũng trong vấn đề thu chi ngân sách.
3.2.6. Khuyến nghị nâng cao quản lý nợ cơng.
Kiểm sốt nợ cơng hiệu quả trong mức an tồn, lành mạnh hóa tình hình tài chính, đảm bảo sự cơng khai và minh bạch về nợ cơng cho tồn dân, xác định rõ mục đích vay (vay nợ để tài trợ thâm hụt ngân sách, tái cơ cấu nợ và cho vay lại, xác định mức trần nợ công).
Cần tăng cường quản lý, tổ chức giải ngân sử dụng nợ có hiệu quả, cơng tác giám sát phải được tổ chức chặt chẽ, tránh tham nhũng giữa các cơ quan chính phủ biến nợ thành gánh nặng của quốc gia.
3.2.7. Khuyến nghị chính sách liên quan đến tỷ giá hối đối.
Tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội ln là những mục tiêu quan trọng mà chính phủ xác định.Trong số các cơng cụ thực hiện mục tiêu này thì việc quản lý tỷ giá VND có ý nghĩa quan trọng. Nói chung một chính sách tỷ giá hợp lý cần phải thỏa mãn một vài yếu tố sau:
+ Chính sách tỷ giá phải được phối hợp đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mơ khác như ngoại thương, cán cân ngân sách, thuế, tín dụng, thu nhập người lao động.
+ Điều hành tỷ giá xuất phát từ lợi ích chung của nền kinh tế; có nghĩa tại một thời điểm phải xác định rõ yếu tố nào cần ưu tiên và yếu tố nào có thể hy sinh để đạt lợi ích tổng thể tối đa. Ví dụ, quyết định tăng giá nội tệ để giảm nhẹ sức ép trả nợ nước ngồi của doanh nghiệp (Chính phủ) và chấp nhận sự suy giảm tạm thời đối với xuất khẩu nếu điều này ít tạo khó khăn hơn cho nền kinh tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Luật Ngân sách Nhà nước 2015.
2. Kinh Tế Vĩ Mơ Lý Thuyết và Chính Sách – TS. Phan Thế Cơng. 3. Sử Đình Thành, 2012. “Thâm hụt ngân sách và lãi suất Việt Nam”.
4. IMF(2007). “Government Financial System (GFS)”. Cẩm nang tài chính Chính phủ”
5. “Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội năm 2015, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và 5 năm 2016-2020”.
6. Công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2012. Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
7. Võ Hồng Phúc. “Những thành tựu về kinh tế - xã hội qua 20 năm đổi mới (1986 – 2005), trong Việt Nam 20 năm đổi mới”. Nxb Chính trị Quốc Gia, 2006.
9. Dương Ngọc. “Kinh tế Việt Nam: 67 năm qua các con số”. VnEconomy. 10. Tạp chí Kinh tế Phát Triển số 252, 271.