.Ngân hàng lớn sáp nhập và mua lại Ngân hàng nhỏ

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động sáp nhập và mua lại (ma) ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 71 - 74)

Về phía các ngân hàng lớn, đây là xu hướng có nhiều khả năng xảy ra nhất trong thời gian tới khi các ngân hàng nhỏ bị “đuối” trong cuộc cạnh tranh.

 Ưu điểm:

Các ngân hàng lớn thực hiện sáp nhập này nhằm làm tăng thị phần, nâng cao chất lượng dịch vụ do đó mở rộng cơ hội cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như quốc tế. Đôi với các ngân hàng nhỏ, phương án này được nghĩ đến đầu tiên: mượn sức ngân hàng lớn. Các ngân hàng nhỏ sẽ sáp nhập vào ngân hàng lớn để trở thành một phần của ngân hàng lớn, có sự hỗ trợ về cả vốn, nhân lực và công nghệ. Việc sáp nhập là cần thiết để tránh nguy cơ sụp đỗ của dù chỉ một ngân hàng nhỏ bởi việc này khi xảy ra sẽ gây hậu quả đáng tiếc-chủ yếu do tâm lý người gửi tiền. Thậm chí vài người đã e dè về một hiệu ứng domino sụp đỗ lan tràn nếu thực sự có ngân hàng phải đóng cửa. Rõ ràng sáp nhập ngân hàng là cách khả dĩ hơn cả để tránh từ “đóng cửa” hay “phá sản”.

 Hạn chế:

Các ngân hàng nhỏ và các ngân hàng lớn có những dịng sản phẩm khác nhau, phân khúc thị trường khơng đồng nhất, văn hóa doanh nghiệp khác nhau, việc “ sống chung” giai đoạn đầu rất khó khăn để tạo ra sự hòa hợp và đạt được những giá trị mong muốn.

Các ngân hàng lớn trước hết sẽ trở thành cổ đông chiến lược trong các ngân hàng nhỏ hơn để nâng cao năng lực điều hành và tài chính đồng thời trợ giúp kỹ thuật trong các lĩnh vực như: quản trị ngân hàng, dịch vụ ngân hàng bán lẻ, bán bn, quản lý rủi ro… Vì các ngân hàng nhỏ vẫn còn cơ hội phát triển, chưa khai thác hết tiềm năng cũng như lợi thế của mình thì các ngân hàng lớn sẽ chưa tính tới việc sáp nhập và mua

lại. Chỉ khi các ngân hàng nhỏ khơng cịn nguồn lực để khai thác thị trường cũng như tiềm năng của mình, các ngân hàng lớn mới nghĩ đến việc sáp nhập và mua lại.

3.1.2. Các Ngân hàng nhỏ sáp nhập với Ngân Hàng nhỏ.

Các ngân hàng nhỏ ở đây chúng ta ngầm hiểu là những ngân hàng có vốn điều lệ thấp hơn “3.000 tỷ đồng”. Các ngân hàng nhỏ ở Việt Nam vẫn cịn tồn tại bởi lẽ nó có thị trường riêng, những phân khúc mà các ngân hàng lớn hơn và các ngân hàng khác bỏ qua hoặc chưa có điều kiện đáp ứng. Tuy nhiên với điều kiện nền kinh tế có nhiều bất ổn thì các ngân hàng nhỏ đã bộc lộ những lung túng trong cách quản trị điều hành và những yếu kém trong vấn đề thanh khoản.

Để nâng cao năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh buộc các ngân hàng phải nghĩ đến liên kết một khối.

Mặt khác theo yêu cầu tăng vốn điều lệ của ngân hàng nhà nước theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP, mức vốn pháp định của ngân hàng thương mại áp dụng cho đến cuối năm 2010 là 3.000 tỷ đồng. Sáp nhập là nhu cầu giữa các ngân hàng nhỏ để giúp đỡ nhau cùng đáp ứng được yêu cầu này là rất cấp thiết.

Ưu điểm:

Các ngân hàng nhỏ có chiến lược kinh doanh, phương pháp quản lý tương đồng, đối tượng khách hàng có đặc điểm giống nhau…ban đầu có sự liên kết sẽ cho phép các ngân hàng nhỏ vẫn tiếp tục tự chủ phát huy thể mạnh của tăng cường năng lực cạnh tranh và đa dạng hóa sản phẩm bằng cách liên minh, liên kết với các ngân hàng nhỏ khác. Sau một thời gian, các ngân hàng nhỏ tiến hành sáp nhập thành một pháp nhân mới sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí và tránh tình trạng “cú sốc” văn hóa giữa các ngân hàng với nhau.

Nhược điểm:

Mơ hình này khó thực hiện bởi tâm lý sợ sự thay đổi của các nhà quản trị ngân hàng và về vấn đề phân chia lợi ích khi liên kết với các ngân hàng nhỏ cùng cấp. Các ngân hàng nhỏ sáp nhập với nhau khơng có yếu tố “lợi ích kỹ thuật” từ các ngân hàng lớn

hơn, do các ngân hàng nhỏ có cơ sở kỹ thuật như nhau và khơng có điểm nổi trội nên phải tốn thời gian và chi phí cho hoạt động R&D và tìm chiến lược kinh doanh mới, quản lý mới cho ngân hàng sáp nhập.

3.1.3. Các Ngân hàng cùng quy mô và cùng chiến lược phát triển sáp nhập với nhau Theo mơ hình này thì các ngân hàng cùng quy mô sẽ bắt tay hợp tác với nhau, xu Theo mơ hình này thì các ngân hàng cùng quy mô sẽ bắt tay hợp tác với nhau, xu hướng này đã xảy ra ở các nước Châu Mỹ, châu Âu và nay đã xuất hiện ở Châu Á. Khi mà thị trường tài chính ngân hàng đạt mức phát triển tương đối ổn định, các nguồn lực khai thác một cách tồn diện thì xu hướng sáp nhập các ngân hàng cùng quy mô và cùng chiến lược phát triển xảy ra. Chẳng hạn: Ngân hàng thương mại cổ phần sài gịn Thương Tín và ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu sáp nhập lại sẽ tạo ra ngân hàng đủ lớn tăng khả năng cạnh tranh với các tập đồn tài chính quốc tế. Tuy nhiên xu hướng này sẽ không là xu hướng chủ đạo tại Việt nam trong thời gian gần đây bởi thị trường tài chính Việt Nam vẫn còn nhiều biến động và còn non trẻ.

 Ưu điểm

Sản phẩm của các ngân hàng khá đồng nhất, văn hóa và quy trình làm việc tương đồng, việc ứng dụng cơng nghệ thông tin cũng giống nhau nên việc sáp nhập các ngân hàng cùng quy mô sẽ thuận lợi , tốn ít thời gian và chi phí hoạt động sáp nhập.

 Nhược điểm:

Mơ hình này có khả năng thực hiện, khi nền tài chính phát triển khá cao và ổn định. Các nguồn lực được khai thác triệt để, thị trường đã khai thác hiệu quả và đạt đến mức bão hịa cần có sự sáp nhập của các ngân hàng để giảm chi phí hoặc tăng cường khả năng bành trướng sang những thị trường mới hơn để khai thác. Việc ngồi vào bàn đàm phán cũng khó hơn do ai cũng có thế mạnh của mình và khơng muốn mất vị trí hiện tại. 3.1.4.Sáp nhập xuyên biên giữa các tổ chức tài chính nước ngồi với các ngân hàng trong nước.

Trong bối cảnh tự do hóa tài chính theo lộ trình của WTO, Việt Nam sẽ không tránh khỏi sự cạnh tranh khốc liệt và xu hướng sáp nhập xuyên biên của các tổ chức tài chính

nước ngồi với các ngân hàng trong nước. Bời vì các ngân hàng nước ngồi ưa chuộng việc mua lại các ngân hàng trong nước thay vì sẽ thành lập ngân hàng mới để tiết kiệm chi phí và thời gian gia nhập thị trường Việt Nam khi luật pháp Việt Nam cho phép. Ngồi ra thương hiệu, nguồn lực về vốn, cơng nghệ, trình độ quản lý của các tổ chức nước ngoài cũng là hấp dẫn lớn đối với ngân hàng trong nước

 Ưu điểm:

Khi sáp nhập, mua lại ngân hàng Việt Nam, các tổ chức tài chính nước ngồi sẽ tận dụng được nguồn lực có sẵn của ngân hàng trong nước như: sản phẩm, thị trường, cơ sở vật chất…. Các ngân hàng nước ngoài sẽ đỡ tốn thời gian để có được giấy phép thánh lập, giảm chi phí tiếp thị, tìm kiếm thị trường. Thay vào đó, sẽ thay thế cách quản lý mới hiệu quả, ứng dụng các thành tựu công nghệ, kỷ thuật. Tạo sân chơi cạnh tranh, buộc các ngân hàng trong nước khơng ỷ lại mà phải liên tục cải tiến, hồn thiện mình nếu khơng muốn bị thâu tóm.

 Nhược điểm:

Sáp nhập xuyên biên giới sẽ gây ra trở ngại trong văn hóa làm việc khác nhau khiến các nhân viên sẽ bị xáo trộn, khách hàng truyền thống khó thích ứng ngay với phong cách phục vụ mới. Bên cạnh đó, sự thay đổi chính sách vĩ mơ của chính phủ đối với hoạt động ngân hàng nói riêng và các chính sách tiền tệ nói chung.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động sáp nhập và mua lại (ma) ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w