.Nguyên tắc thực hiện thương vụ sáp nhập và mua lại

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động sáp nhập và mua lại (ma) ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 28 - 30)

1.6.1.1. Tác động của việc xem xét tài chính đến việc định giá

Ngoài việc định giá doanh nghiệp mục tiêu khi đứng độc lập, còn phải định giá doanh nghiệp trong tổng thể doanh nghiệp sau khi sáp nhập, mua lại. Do phần lớn các thương vụ M&A được kỳ vọng để hợp lực cùng công ty mẹ nên thường áp dụng phương thức khấu trừ dịng vốn, cho phép tính đến các lợi ích tương lai mà người mua nhận được.

1.6.1.2. Khi mua lại một doanh nghiệp mà việc định giá tài sản phải do một cơ quan định giá được ủy quyền thực hiện

Việc định giá do các chuyên gia đảm nhận nhằm tránh thất thoát tài sản mà chủ sở hữu có thể khơng nắm được chính xác (như trường hợp bán doanh nghiệp của Nhà nước) do không phản ánh đúng giá trị kinh tế của doanh nghiệp.

1.6.1.3.Các khía cạnh pháp lý và các khía cạnh tài chính trước đàm phán M&A

Trong thực tế có một số lĩnh vực địi hỏi phải xem xét cả khía cạnh pháp lý lẫn tài chính, vì nếu tách riêng chúng thì có thể sẽ có những kết luận khác nhau. Ở một số lĩnh vực khác , việc phân chia nhiệm vụ chính và phụ cho các chuyên gia tài chính và pháp lý cũng là cách hữu hiệu để tránh chồng chéo trùng lắp.

Các chuyên gia nghiên cứu phải đảm bảo rằng, tất cả các kết quả điều tra đều phải được trao đổi kịp thời trong nhóm làm việc. Để q trình điều tra trước đàm phán thành cơng địi hỏi phải có sự phối hợp của một nhóm cơng tác, gồm người mua và các chuyên gia. Tốt nhất là có một người làm chủ nhiệm dự án, để điều phối chung quá trình điều tra, nhằm giảm tối đa sự chồng chéo công việc giữa các thành viên. Cần tránh giới hạn quá khắt khe phạm vi công việc của các chuyên gia.

1.6.1.4. Xác định các nghĩa vụ và rủi ro tiềm ẩn

Các nghĩa vụ và rủi ro tiềm ẩn là lĩnh vực cần được quan tâm trong các thương vụ M&A; đồng thời cũng là một trong những vấn đề khó khăn nhất. Sẽ khơng có một thủ tục định sẵn nào có thể đảm bảo tất cả các nghĩa vụ và rủi ro sẽ được phát hiện mới. Tuy nhiên, công việc điều tra tài chính cần quan tâm trước tiên là phải xem xét các đặc điểm riêng có của doanh nghiệp mục tiêu để xác định các rủi ro chủ yếu. Danh mục các vấn đề cần quan tâm nhất thiết phải đề cập bản chất ngành nghề, các sự kiện chủ yếu gần nhất liên quan đến sản xuất, kinh doanh, lịch sử phát triển doanh nghiệp, địa bàn hoạt động, đặc điểm và môi trường giám sát của quản trị doanh nghiệp, cũng như mức độ sử dụng các chuyên gia trong quá khứ.

1.6.1.5. Xung đột lợi ích

Trong các thương vụ M&A, các vấn đề cần ln phải quan tâm là xem xét có xung đột lợi ích có thể có khi thực hiện thương vụ. Có hai loại xung đột lợi ích thường gặp là

xung đột giữa người bán với người mua và xung đột xảy ra khi có một hãng kiểm tốn chung cho các khách hàng có lợi ích xung đột.

Xung đột giữa người bán và người mua ln tồn tại, vì người bán khơng muốn cung cấp tất cả thông tin cho người mua trong giai đoạn điều tra trước đàm phán , do người bán khơng chắc người mua có thực sự muốn mua hay khơng; trong khi đó, người mua muốn biết càng nhiều thơng tin càng tốt để có thể đánh giá đúng doanh nghiệp mục tiêu. Trong phần lớn các thương vụ M&A, bên bán buộc phải giữ cân bằng giữa các rủi ro và lợi ích cung cấp thơng tin kinh doanh nhạy cảm cho bên mua. Đối với người mua, việc có đầy đủ thơng tin là hết sức cần thiết để đánh giá đúng doanh nghiệp mục tiêu và định giá mua doanh nghiệp mục tiêu. Đối với người bán, việc cung cấp các thông tin nhạy cảm có thể gây tổn hại cho doanh nghiệp trong trường hợp việc mua bán khơng thành, nhưng đồng thời nó cũng giúp nâng cao giá bán doanh nghiệp nếu thương vụ được hồn tất. vì vây, thơng thường bên bán kiểm tra việc cung cấp thông tin sao cho các thông tin nhạy cảm chỉ được tiết lộ khi họ cảm thấy thương vụ M&A có khả năng thực hiện được.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động sáp nhập và mua lại (ma) ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w