CHƯƠNG 3:
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ trình bày về phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu sử dụng để xây dựng và đánh giá thang đo cũng như kiểm định mơ hình và giả thuyết nghiên cứu.
3.1. Thiết kế nghiên cứu
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành thơng qua 2 giai đoạn chính: (1) Nghiên cứu định tính nhằm bổ sung và điều chỉnh mơ hình lý thuyết đồng thời xây dựng bảng câu hỏi khảo sát; (2) Nghiên cứu định lượng nhằm thu thập và phân tích dữ liệu khảo sát, kiểm định mơ hình nghiên cứu.
3.1.1.1. Nghiên cứu định tính
Mục tiêu của giai đoạn nghiên cứu định tính nhằm hiệu chỉnh các thang đo của Parry và cộng sự (2010), xây dựng bảng câu hỏi phù hợp với đặc thù của khách hàng phần mềm tại Việt Nam. Tác giả chọn 8 người là cán bộ phụ trách đối với phần mềm từ khâu chọn đối tác cho đến tiến hành mua phần mềm tại quận Tân Bình và quận Phú Nhuận (Thành phố Hồ Chí Minh) để tiến hành nghiên cứu định tính nhằm điều chỉnh và khám phá ra các nhân tố mới cho mơ hình đo lường. Từ kết quả này, bảng câu hỏi chính thức được xây dựng với nội dung được hiệu chỉnh cho phù hợp với đối tượng khảo sát là khách hàng phần mềm tại Việt Nam.
3.1.1.2. Nghiên cứu định lượng
a) Mẫu nghiên cứu
Đối tượng khảo sát là nhân viên các công ty sản xuất đang sử dụng phần mềm được mua từ những phần mềm đóng gói sẵn hoặc đặt hàng cho các doanh nghiệp phần mềm sản xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh, phương pháp lấy mẫu thuận tiện.
Theo Hair và cộng sự (1998), để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA) cần thu thập bộ dữ liệu với ít nhất 5 mẫu trên một biến quan sát và cỡ mẫu khơng ít hơn
100. Theo Gorsuch (1983), phân tích nhân tố thì cỡ mẫu ít nhất 200 quan sát. Bên cạnh đó, để tiến hành hồi quy một cách tốt nhất, Tabachnick & Fidell (1996) cho rằng kích thước mẫu phải đảm bào theo cơng thức:
N >= 8m + 50 với n: cỡ mẫu; m: số biến độc lập của mơ hình
Tác giả sử dụng 49 biến quan sát để đo lường 12 biến độc lập và một biến phụ thuộc, vậy theo mơ hình trên cỡ mẫu >= 8 * 49 + 50 = 442
b) Phương pháp phân tích dữ liệu
Sau khi thu thập, các bản phỏng vấn được xem xét, loại đi những bản phỏng vấn khơng đạt u cầu, sau đó mã hóa, nhập liệu và làm sạch, xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.
Với phần mềm SPSS 16.0, thực hiện phân tích dữ liệu thơng qua các cơng cụ: thống kê mô tả, bảng tần số, đồ thị, kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy.
3.1.2. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được xây dựng dựa theo quy trình nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2007), được điều chỉnh cho phù hợp với quá trình thực hiện đề tài của tác giả.
Mơ hình lý thuyết Cơ sở lý thuyết (giá trị cảm nhận)
-
Mơ hình nghiên cứu và mơ hình thang đo. Bảng câu hỏi. Định tính (phỏng vấn sâu n = 8)
-
Định lượng chính thức (phỏng vấn thơng qua email, n = 470)
Cronbach’s anpha và EFA
Loại các biến có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ Kiểm tra hệ số anpha
Loại các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ Kiểm tra yếu tố và phương sai trích được
Phân tích hồi quy, phân tích kết quả xử lý số liệu
Viết báo cáo nghiên cứu