Biến Dấu k vọng Diễn giải
lnTuoiDN +/- Logarit số năm hoạt động của doanh nghiệp tính từ lúc bắt đầu thành lập đến thời điểm khảo sát
lnNangluong _ Logarit tỷ số giữa chi phí tiêu thụ năng lượng với tổng doanh thu Xuatkhau + Biến giả cho biết doanh nghiệp có tham gia xuất khẩu hay khơng
1: Có – 0: Khơng có
Loaihinh +/- Biến giả cho biết trạng thái luật pháp của doanh nghiệp: 1: Hộ gia đình – 0: Doanh nghiệp
lnVonxahoi + Logarit mạng lưới quan hệ với những người cùng lĩnh vực lnChiphiKCT + Logarit số lần chi các khoản chi phí khơng chính thức Khuvuc1 +/- Biến giả cho biết tỉnh/thành phố mà doanh nghiệp hoạt động:
1: Khu vực một (Hà Nội và Hồ Chí Minh)
0: Khu vực hai (Phú Thọ, Hà Tây, Hải Phòng và Nghệ An) Khuvuc3 +/- Biến giả cho biết tỉnh/thành phố mà doanh nghiệp hoạt động:
1: Khu vực ba (Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Long An) 0: Khu vực hai
Nguồn: tổng hợp từ bài viết
Như vậy chúng ta vừa điểm qua chương phương pháp nghiên cứu. Trong chương này, những căn cứ mang tính lý thuyết cũng như thực nghiệm cho việc lựa chọn mơ hình nghiên cứu và cách tính TFP đã được trình bày cụ thể. Đầu tiên, hàm sản xuất Cobb-Douglas được chọn để ước tính TFP cho DNNVV vì nó đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản của hàm sản xuất và vì tính dễ sử dụng của nó. Tuy nhiên, nó cịn tồn tại một số hạn chế, chẳng hạn như tỷ trọng đóng góp của các yếu tố đầu vào khơng đổi, trên thực tế chúng có thể thay đổi theo thời gian hoặc là có sự khác biệt giữa các ngành. Bên cạnh đó, hàm sản xuất này chỉ xem xét đóng góp của các yếu tố đầu vào cho sản lượng đầu ra một cách riêng lẻ, mà không thể hiện được sự kết hợp lẫn nhau của chúng trong q trình sản xuất. Ngồi ra, nó cịn phải chịu những hạn chế từ các ràng buộc của mơ hình tăng trưởng ngoại sinh, đó là mơi trường cạnh tranh hồn hảo, chính phủ khơng can thiệp vào thị trường.
Trong phần thứ hai, bài viết đã khái quát lại các cách tính TFP. Từ đó, chọn ra phương pháp phù hợp. Căn cứ để chọn lựa sẽ phụ thuộc vào dữ liệu nghiên cứu. Đối với dữ liệu bảng, bài viết đã trình bày sơ lược bốn phương pháp đã từng được sử dụng trong các nghiên cứu trước đó trên thế giới, đó là: Phương pháp hạch tốn tăng trưởng, phương pháp chỉ số Translog, phương pháp kinh tế lượng và phương pháp biên ngẫu nhiên. Đối với dữ liệu chép, phương pháp phổ biến là phương pháp kinh tế lượng, hồi quy hàm sản xuất để ước tính TFP. Vì vậy, với dữ liệu chéo có được bài viết này sẽ hồi quy hàm Cobb-Douglas bằng phương pháp kinh tế lượng. Cuối cùng, các biến độc lập có được từ nền tảng lý thuyết của Chương một cũng được mô tả chi tiết trong phần này.
CHƢƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ DNNVV VÀ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Trong chương này, bài viết sẽ trình bày tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của các DNNVV. Ngoài ra, bài viết cũng sẽ phân tích tình hình chung của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2008 để có cái nhìn tồn diện về bối cảnh mà trong đó các DNNVV đang hoạt động, đồng thời bài viết cũng xem xét những hiện trạng đó ảnh đến các doanh nghiệp này ra sao.
3.1. Quá trình hình thành và phát triển các DNNVV
Trong những năm qua, DNNVV nước ta đã phát triển nhanh chóng. Tình hình phát triển DNNVV được thể hiện trong Bảng 3.1. Năm 1999 luật doanh nghiệp được ban hành và áp dụng vào năm 2000 với những thay đổi về thủ tục hành chính, nên số lượng doanh nghiệp đã tăng lên nhanh chóng. Bảng 3.1 cịn cho thấy số doanh nghiệp mới đăng ký trong sáu năm (2000-2005) ước tính cao gấp bốn lần so với chín năm trước đây (1991-1999) và số vốn đăng ký tăng gấp 12 lần. Năm 2006 so với năm 2005 tốc độ tăng số lượng doanh nghiệp giảm còn 16% năm, tốc độ tăng vốn là 32%. Tốc độ tăng vốn đã tăng đột biến lên 313% năm 2007 so với năm 2006, tốc độ tăng vốn đăng ký này là do tốc độ tăng vốn của công ty cổ phần (tăng 325%). Sự tăng nhanh về vốn này là do ba nguyên nhân. Thứ nhất, do sự tác động của luật doanh nghiệp năm 2005, kế hoạch phát triển DNNVV bắt đầu từ năm 2006 được chính phủ phê duyệt và thực hiện, chỉ thị 40 (năm 2006) về đẩy mạnh và phát triển doanh nghiệp dân doanh. Thứ hai, do năm 2007 là năm thành công của thị trường chứng khoán, nhiều chủ doanh nghiệp thành công trên thị trường chứng khốn đã chuyển sang mở cơng ty kinh doanh. Thứ ba, các doanh nghiệp đã hoạt động thực chất hơn. Họ đăng ký vốn hoạt động sát với thực tế nhu cầu hoạt động hơn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế nên số lượng doanh nghiệp thành lập năm 2008 tăng lên không đáng kể chỉ 2% so với năm 2007, tốc độ tăng về vốn là 19%.
Bảng 3.1: Số lƣợng các DNNVV đăng ký kinh doanh qua các giai đoạn
Giai đoạn Số lượng doanh nghiệp Vốn (triệu đồng)
Từ 1991 - 1999 39915 25563897 Từ 2000 - 2005 160089 310111265 2005 39650 100458074 2006 46054 132479887 2007 50034 415167194 2008 51016 492265399
Nguồn: Cục phát triển doanh nghiệp, Bộ kế hoạch đầu tư năm 2009
3.2. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam
Sau khi tiến hành đổi mới năm 1986, nền kinh tế của Việt Nam đã được cải thiện và đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhờ vào việc thay đổi tư duy kinh tế, áp dụng cơ chế kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế mà đỉnh cao là việc ký hiệp định Thương mại Việt-Mỹ năm 2001 và hiệp định gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO năm 2006. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một nền kinh tế hỗn hợp với nhiều thành phần kinh tế khác nhau và chịu sự can thiệp của Nhà nước ở mức độ cao thông qua các biện pháp quản lý giá cả kiểu hành chính.
Hoạt động kinh doanh khơng chính thức ở mức độ cao là kết quả của các yếu tố vừa chủ quan vừa khách quan của nền kinh tế, về mặt cơ cấu có thể cản trở các mục tiêu phát triển của Việt Nam. Hoạt động kinh tế khơng chính thức lan rộng cho thấy một mơi trường có quá nhiều quy chế trong khi việc thực thi pháp luật còn thiếu hiệu quả. Nó cịn có nghĩa là các quy định luật pháp khơng mang tính bắt buộc, do vậy chúng khơng cịn là các cơng cụ điều tiết hiệu quả trong chính sách của chính phủ.
3.2.1. Kinh tế vĩ mơ và tài chính năm 2008
Năm 2008, kinh tế-xã hội Việt Nam diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động, giá dầu thơ và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm. Điều này
đã làm cho giá cả của hầu hết các mặt hàng trong nước gia tăng ở mức cao. Bên cạnh đó, lạm phát cũng xảy ra tại nhiều nước trên thế giới. Khủng hoảng tài chính tồn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm; thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư.
Bảng 3.2: Các chỉ số kinh tế cơ bản của Việt Nam 2008
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Tăng trưởng GDP thực (%) 6,9 7,1 7,3 7,8 8,4 8,2 8,5 6,2 CPI (% thay đổi) 0,8 4,0 3,0 9,5 8,4 6,6 12,6 19,9 Xuất khẩu (tỷ USD) 15,0 16,0 20,0 26,0 32,0 39,0 48,0 62,0 Nhập khẩu (tỷ USD) 16,0 19,0 25,0 31,0 36,0 44,0 62,0 80,0 Nhập siêu (tỷ USD) -1,0 -3,0 -5,0 -5,0 -4,0 -5,0 -14,0 -18,0 FDI-thực hiện (tỷ USD) 2,4 2,5 2,6 2,8 3,3 4,1 8,0 11,5 Kiều hối (tỷ USD) 1,8 2,1 2,7 3,2 3,8 4,7 5,5 7,2 Giá USD (% thay đổi) 3,8 2,1 2,2 0,4 0,9 1,0 -0,3 6,3 Giá Vàng (% thay đổi) 5,0 19,4 26,6 11,7 11,3 27,2 27,3 6,8
Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục thống kê Việt Nam 2010
3.2.1.1.ng ư ng inh
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2008 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 6,23% so với năm 2007. Trong đó, khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,33%; khu vực dịch vụ tăng 7,2%. Trong 6,23% tăng trưởng chung của nền kinh tế, khu vực nơng lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,68 điểm phần trăm, cơng nghiệp xây dựng đóng góp 2,65 điểm phần trăm và dịch vụ đóng góp 2,9 điểm phần trăm.
Do tác động từ khủng hoảng kinh tế thế giới, mức tăng trưởng kinh tế năm 2008 thấp nhất kể từ năm 2001 đến 2008, điều này cho thấy môi trường kinh doanh năm 2008 khơng cịn thuận lợi như các năm qua, gây ra nhiều khó khăn và trở ngại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp. Bên cạnh đó công ăn việc làm của người lao động trở nên không ổn định khi nền kinh tế tăng trưởng
chậm. Nhu cầu tiêu dùng trong nước có khả năng giảm vì người tiêu dùng thận trọng hơn trước những quyết định chi tiêu của mình.
Bảng 3.3: Tổng sản phẩm trong nƣớc năm 2008 theo giá so sánh 1994
Tốc
độ tăng so với năm trước (%) Đóng góp Ngành
2006 2007
2008
của mỗi khu vực năm 2008 (%)
Nông nghiệp 3,69 3,40 3,79 0,68
Công nghiệp 10,38 10,60 6,33 2,65
Dịch vụ 8,29 8,68 7,20 2,90
Tổng số 8,23 8,48 6,23 6,23
Nguồn: Niêm giám thống kê Việt Nam năm 2010.
3.2.1.2. Gi ả
Giá tiêu dùng năm 2008 tăng cao và diễn biến phức tạp so với năm 2007. Giá tăng cao từ quý I và liên tục tăng lên trong quý II, quý III, nhưng các tháng quý IV liên tục giảm, nên giá tiêu dùng tháng 12 năm 2008 so với tháng 12 năm 2007 tăng 19,89% và chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm tăng 22,97%.
Lạm phát tăng cao đã làm cho chi phí của hầu hết các yếu tố đầu vào sản xuất của doanh nghiệp gia tăng. Với mức sản xuất như cũ, doanh nghiệp phải mất nhiều chi phí hơn. Buộc doanh nghiệp phải tăng giá sản phẩm của mình, từ đó giảm tính cạnh tranh của hàng hóa. Mặt khác, việc lạm phát tăng cao cũng ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng trong và ngồi nước. Giá cả của hầu hết các hàng hóa trong nước tăng cao buộc người tiêu dùng phải cân nhắc và suy xét cẩn thận trước những quyết định tiêu dùng của mình. Bên cạnh đó, giá cả tăng tương đối so với hàng hóa nước ngồi sẽ hạn chế phần nào nhu cầu của người nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu trong nước, ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng hơn đối với các doanh nghiệp khơng có các hợp đồng mua bán dài hạn với nước ngoài.
3 0
3.2.1.3. hị ường ài hính
Việt Nam có bốn mươi ba ngân hàng thương mại trong nước và bốn chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ngân hàng trung ương của Việt Nam có văn phịng tại tất cả các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Ngân hàng Nhà nước đang quản lý tương đương 20,7 tỷ USD dự trữ ngoại hối nhà nước của Việt Nam tính vào thời điểm ngày 19/6/2008, quản lý tỷ giá hối đối chính thức của Việt Nam bằng cách can thiệp vào giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để tác động tới tỷ giá bình quân liên ngân hàng và tỷ giá tính thuế xuất nhập khẩu. Bộ Tài chính cũng cơng bố một tỷ giá chính thức nữa để phục vụ hạch tốn ngoại tệ. Ngoài ra, Việt Nam cịn có tỷ giá hối đối khơng chính thức thường áp dụng trong giao dịch ngoại tệ tại các cửa hàng kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, đá quý của tư nhân (Theo trang mạng điện tử Wikipedia, 2013).
Cả nước hiện chỉ có hai sở giao dịch chứng khoán được đặt tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Sở giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh có 172 cổ phiếu được niêm yết và sử dụng chỉ số giá chứng khốn Vn-Index; ngồi ra cịn có 68 trái phiếu và bốn chứng chỉ quỹ. Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội có 170 cổ phiếu được niêm yết và sử dụng chỉ số HNX-Index; ngồi ra cịn có 531 loại trái phiếu. Bên cạnh cổ phiếu được niêm yết, cổ phiếu chưa niêm yết (cổ phiếu OTC) cũng được giao dịch rất nhiều. Thị trường trái phiếu Việt Nam hiện chỉ có các loại trái phiếu do chính phủ, kho bạc nhà nước và chính quyền một số tỉnh, thành phố phát hành; chưa có trái phiếu doanh nghiệp. Việt Nam cũng đã phát hành và niêm yết trái phiếu chính phủ tại thị trường chứng khốn nước ngồi. Người nước ngồi được phép mua bán chứng khoán Việt Nam. Cho tới nay, năm 2006 là năm sôi động nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam (Theo trang mạng điện tử Wikipedia, 2013)
Nhìn chung, hệ thống tài chính của Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn hình thành, cịn nhiều hạn chế và yếu kém. Do đó, chưa thể đảm nhiệm tốt vai trị hỗ trợ và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Chưa thể đáp ứng tốt nhu cầu về vốn cho các DNNVV.
3.2.1.4. Kinh đ i ngo i
Theo Tổng cục thống kê Việt Nam (2010), tính chung cả năm 2008 kim ngạch hàng hố xuất khẩu ước tính đạt 62,7 tỷ USD; tăng 29,5% so với năm 2007, bao gồm khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 34,9 tỷ USD, tăng 25,7%, đóng góp 49,7% vào mức tăng chung của xuất khẩu; khu vực kinh tế trong nước đạt 28 tỷ USD; tăng 34,7%; đóng góp 50,3%. Trong tổng kim ngạch hàng hố xuất khẩu năm 2008, nhóm hàng cơng nghiệp nặng và khống sản chiếm tỷ trọng 31%, nhóm hàng nơng sản chiếm 16,3%. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 của các loại hàng hoá đều tăng so với năm 2007, chủ yếu do giá trên thị trường thế giới tăng.
Tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2008 ước tính 80,7 tỷ USD, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 51,8 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 28,6 tỷ USD. Trong tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2008, tư liệu sản xuất chiếm 88,8%; hàng tiêu dùng chiếm 7,8%; vàng chiếm 3,4%. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá của một số mặt hàng thì kim ngạch nhập khẩu năm nay chỉ tăng 21,4% so với năm 2007. Nhìn chung, các mặt hàng nhập khẩu chủ lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất trong nước đều tăng so với năm 2007. Tuy nhiên, nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất những tháng cuối năm có xu hướng giảm, đây là một trong những dấu hiệu suy giảm của đầu tư và sản xuất. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng đang có xu hướng tăng.
Trước tình hình đó, cán cân thương mại của Việt Nam đã bị thâm hụt. Mức thâm hụt này chiếm 14% GDP của Việt Nam vào năm 2008. Điều này góp phần làm cán cân vãng lai của Việt Nam tiếp tục tăng cao; chiếm 11,8% trong GDP. Mức thâm hụt này cao hơn mức 10% năm 2007 và 0,3% năm 2006.
3.2.2. Những tồn tại của nền kinh tế Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam dù đã được cải thiện, nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Thứ nhất, hiệu quả hoạt động của nền kinh tế thấp. Trong những năm qua, kinh tế tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng. Điều này đòi hỏi vốn đầu tư cao và dàn trải. Do vậy, hiệu quả của vốn đầu tư không cao, biểu hiện là chỉ số ICOR của Việt Nam mặc dù có cải thiện nhưng vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Hiệu quả đầu tư thấp và dàn trải được tích tụ qua các năm là nguyên nhân chủ yếu làm cho lạm phát tăng cao.
Thứ hai, nhu cầu đầu tư lớn dẫn đến tình trạng đầu tư vượt xa khả năng tích lũy của nền kinh tế, thâm hụt ngân sách luôn ở mức cao. Việc dựa vào những khoản đầu tư nước ngoài và vay nợ nước ngoài để bù đắp phần thiếu hụt này đã làm cho nợ quốc gia và nợ cơng nước ngồi tăng nhanh trong những năm vừa qua.