Quan điểm xây dựng giải pháp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty lương thực sông hậu luận văn thạc sĩ (Trang 59 - 60)

- Bốn là, cơ sở hạ tầng: Công tác đầu tư cầu cảng và mở rộng kho bãi được quan tâm triển khai thực hiện tích cực với số vốn đầu tư 36,215 tỷ đồng cho việc xây

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY LƯƠNG THỰC SÔNG HẬU

3.1.1 Quan điểm xây dựng giải pháp

Nâng cao năng lực cạnh tranh là hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục mang tính quá trình. Mỗi giai đoạn sẽ phát sinh những vấn đề khác nhau và sẽ có những giải pháp khác nhau. Các quan điểm này sẽ có giá trị trong thời gian dài, là định hướng giúp cho công ty đưa ra và thực hiện các giải pháp có hiệu quả. Để đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty theo tác giả cần quán triệt một số quan điểm sau:

Thứ nhất: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty phải lành mạnh, minh

bạch, chấp hành theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty là còn tạo ra hiệu quả, lợi nhuận. Do vậy, cần chú trọng nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội và phát triển cơng ty một cách bền vững đó là trách nhiệm của từng bộ phận và của mọi người lao động trong công ty, là mục tiêu, là sứ mạng của cả công ty.

Thứ hai: Thị trường kinh doanh lương thực hiện nay diễn ra hết sức sôi động

và đầy tính cạnh tranh. Vì vậy, công ty kinh doanh theo hướng đa dạng hóa các ngành nghề phù hợp với định hướng phát triển của Tổng công ty Lương thực Miền Nam và quy hoạch của thành phố Cần Thơ, tuy nhiên công ty không đầu tư tràn lan,

mà chỉ đầu tư thêm các ngành nghề mà công ty có lợi thế về đầu ra, hay có thế mạnh về cơ sở vật chất hoặc vị trí địa điểm kinh doanh của mình, hoặc ngành hàng phục vụ cho ngành hàng kinh doanh lương thực.

Thứ ba: Cạnh tranh bằng năng lực thật sự của công ty, chất lượng sản phẩm

và dịch vụ luôn là yếu tố quan trọng trong ngành kinh doanh lương thực; khơng chạy theo lợi ích trước mắt mà phải đầu tư phục vụ cho lợi ích lâu dài, bền vững. Do vậy, cần phải tập trung đầu tư cơ sở vật chất và kỹ thuật, nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần gạo xuất khẩu, gạo nội địa và các dịch vụ khác của công ty.

Thứ tư: Cạnh tranh giá cả đơi khi cũng mang tính mềm dẻo, linh hoạt. Muốn

thu hút khách hàng địi hỏi phải ln nâng cao chất lượng sản phẩm và khâu dịch vụ. Kết hợp giữa nội lực và ngoại lực nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho công ty mà trọng tâm là phát huy hết các nguồn tài lực của công ty trong việc thu mua chế biến, dự trữ lương thực và việc mua bao xuất đến mạn tàu mặt hàng gạo xuất khẩu nhằm tránh rủi ro khi giá cả biến động. Đồng thời tăng cường khai thác các dịch vụ thuê mướn bên ngồi nhằm tiết kiệm những chi phí đầu tư chưa cần thiết.

Thứ năm: Cạnh tranh trên cơ sở lấy khách hàng làm mục tiêu, đưa quyền lợi

khách hàng lên hàng đầu, tất cả vì sự hài lịng của khách hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty lương thực sông hậu luận văn thạc sĩ (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w