Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty lương thực sông hậu luận văn thạc sĩ (Trang 65 - 69)

- Bốn là, cơ sở hạ tầng: Công tác đầu tư cầu cảng và mở rộng kho bãi được quan tâm triển khai thực hiện tích cực với số vốn đầu tư 36,215 tỷ đồng cho việc xây

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY LƯƠNG THỰC SÔNG HẬU

3.2.2.2 Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực

Với mục đích nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty cần thực hiện các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nguồn nhân lực sau:

- Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân viên nhằm tuyển chọn được người

giỏi về chuyên môn và năng lực quản lý về làm việc cho công ty. Đây là một công việc phức tạp đòi hỏi phòng tổ chức và ban giám đốc cơng ty phải có kế hoạch và triển khai thực hiện một cách chặt chẽ, khoa học.

Do công ty và các đơn vị trực thuộc ở xa trung tâm thành phố Cần Thơ nên cơng tác tuyển dụng gặp nhiều khó khăn, hồ sơ xin việc nộp theo thơng báo tuyển dụng thì nhiều nhưng chất lượng qua phỏng vấn khơng cao. Vì vậy, để có kế hoạch tuyển dụng tốt cơng ty cần phân tích thực trạng nguồn nhân lực hiện có của mình, thơng qua việc đánh giá năng lực thực hiện cơng việc của nhân viên. Đồng thời căn cứ vào chiến lược và các kế hoạch kinh doanh đã được hoạch định, để xây dựng các chiến lược, chính sách nguồn nhân lực của cơng ty. Trên cơ sở đó xác định nhu cầu các loại lao động trong từng thời kỳ theo số lượng, tiêu chuẩn chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho từng bộ phận của công ty. Đồng thời cần tiến hành phân tích những cơng việc có trong đơn vị để xây dựng các bảng mô tả cơng việc, bảng tiêu chuẩn cơng việc ở từng vị trí một cách cụ thể, từ đó xây dựng hồn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh cơng việc cho tồn cơng ty.

Sau khi thực hiện xong các công việc trên thì cơng ty triển khai kế hoạch tuyển dụng để chọn những ứng viên đạt yêu cầu.

- Tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện để nâng cao năng lực quản lý, trình độ chun mơn, tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trong đơn vị, cụ thể:

Đối với Ban giám đốc công ty: Ngồi trình độ nghiệp vụ chuyên môn của ngành cần phải được đào tạo qua các lớp quản trị dài hạn, đặc biệt là quản trị chiến lược, vì trong thực tế giám đốc cơng ty nào có kiến thức tốt về quản trị chiến lược thì cơng ty đó sẽ có kết quả kinh doanh và phát triển tốt. Do vậy, trình độ quản trị của ban giám đốc cơng ty rất quan trọng, tồn bộ các giải pháp nêu ở các phần trên, nếu ban giám đốc công ty khơng hiểu thấu đáo thì sẽ khó có thể triển khai thực hiện được tốt.

Đối với các trưởng, phó phịng trong cơng ty: Địi hỏi phải có bằng đại học

chuyên ngành, nghe nói được ngoại ngữ nhất là cán bộ quản lý phòng kế hoạch kinh doanh, phịng kỹ thuật đầu tư có như vậy mới có thể phát huy hết vai trị của người lãnh đạo, khả năng giao dịch, thu thập thông tin và tiếp thu tốt việc chuyển giao kỹ thuật công nghệ sản xuất của nước ngồi. Do vậy, cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và thay thế cán bộ lãnh đạo có trình độ chun môn yếu, khả năng quản lý khơng cao bằng những cán bộ trẻ có năng lực, đạo đức tốt.

Đối với cán bộ quản lý xí nghiệp, trạm: Cần phải được chuẩn hóa về trình độ, trước hết là phải am hiểu về chun mơn kỹ thuật chế biến bảo quản, quy trình sản xuất lúa gạo, các quy định của ngành lương thực, phải có trình độ quản trị doanh nghiệp cấp cơ sở, có đạo đức và uy tín để điều hành đơn vị mình. Đội ngũ cán bộ quản lý xí nghiệp, trạm của cơng ty có vai trị quyết định trong việc triển khai các kế hoạch sản xuất kinh doanh của cơng ty, nên cơng ty cần có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ này lâu dài, nhằm phát huy tốt vai trị của họ trong q trình phát triển của công ty.

Đối với lực lượng nhân viên văn phịng: Cơng ty phải quan tâm đào tạo bồi

dưỡng thêm về chun mơn, ngoại ngữ, vi tính, thơng qua việc chiêu sinh các lớp nghiệp vụ ngắn hạn của các trường trên địa bàn thành phố Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh, nhằm để mọi người có thể thực hiện tốt các công việc được giao và

chuẩn bị một lực lượng cán bộ dự bị cho việc bổ nhiệm vào các chức vụ quản lý khi cần thiết.

Đối với đội ngũ công nhân kỹ thuật: Hàng năm vào những lúc giao vụ nhất

là thời điểm tháng 11, tháng 12, tháng 1 hàng năm. Công ty nên phối hợp với các trường: Trường trung học kỹ thuật lương thực thực phẩm TP Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng kỹ thuật TP. Cần Thơ, Khoa Công nghệ Trường Đại học Cần Thơ… để mở lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho công nhân nhằm nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm và tay nghề của cơng nhân để họ có khả năng tiếp thu kỹ thuật mới, nhằm thực hiện việc cải tiến quy trình sản xuất chế biến và sản xuất các sản phẩm mới theo yêu cầu của thị trường. Phổ biến tiêu chuẩn cấp bậc công việc mới và hiện có, tổ chức các kỳ kiểm tra thi tay nghề nhằm xác định đúng bậc thợ cho từng người để bố trí hợp lý lại lực lượng lao động trong tồn cơng ty.

- Chú trọng bổ sung hoàn thiện hệ thống trả lương, trả thưởng và các chế độ chính sách khác nhằm kích thích động viên cán bộ nhân viên nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành và nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị.

Hoàn thiện quy chế trả lương: Cơng ty tiếp tục xây dựng và hồn thiện quy

chế trả lương theo năng suất và hiệu quả công việc một cách rõ ràng và công khai trên cơ sở hệ thống tiêu chuẩn viên chức đối với bộ phận gián tiếp và tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công việc đối với bộ phận trực tiếp. Từ đó xếp lương phù hợp với công việc đang làm cho mọi người theo nguyên tắc phân phối theo lao động, trả lương bằng nhau cho công việc như nhau. Đồng thời việc trả lương cho bộ phận gián tiếp của công ty phải dựa trên cơ sở hiệu quả công việc. Hàng tuần, tháng, qúy, năm căn cứ vào mục tiêu chất lượng đề ra theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000, mỗi cán bộ nhân viên phải xây dựng được chương trình, kế hoạch cơng tác của mình, căn cứ vào kết quả công tác hàng tuần người phụ trách phịng, xí nghiệp, trạm sẽ chấm điểm cho cán bộ cơng nhân viên của mình, phó giám đốc phụ trách khối sẽ chấm điểm trưởng phòng, giám đốc xí nghiệp, trưởng trạm và lưu trữ vào một chương trình định sẵn của cơng ty. Cuối tháng, phịng tổ chức hành chính sẽ tổng hợp lại và thanh tốn lương trên cơ sở ngày cơng, hệ số lương công việc, hệ số

hiệu quả của đơn vị, hệ số hiệu quả của từng cá nhân và mức lương tối thiểu của công ty quy định theo từng giai đoạn.

Việc trả lương đối với bộ phận trực tiếp sẽ theo hình thức trả lương theo sản phẩm, cơng ty phải xây dựng đơn giá tiền lương cho từng loại gạo, quy định cụ thể việc thống kê sản lượng qua ca sản xuất, chế độ lương thời gian chờ việc, lương thời gian khơng tạo ra sản phẩm nhưng có tham gia các cơng việc khác phục vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị. Chế độ trả lương đối với sản phẩm không đạt chất lượng, phiếu kiểm tra chất lượng sản phẩm để làm cơ sở trả lương cho cơng nhân vào cuối tháng. Do tính chất phức tạp nên khi xây dựng các quy định trả lương cụ thể cho từng bộ phận, công ty phải tổ chức thảo luận và tham khảo ý kiến với cán bộ công nhân viên để có sự thống nhất cao khi thực hiện. Đồng thời phải có thời gian áp dụng thử để điều chỉnh những điểm chưa phù hợp với thực tế.

Hoàn thiện quy chế trả thưởng: Công ty cần rà sốt, xây dựng hồn thiện

quy chế trả thưởng theo những nội dung sau:

- Cơ sở để xét thưởng: Đối với bộ phận gián tiếp: là kết quả phân loại A, B, C dựa trên số điểm hàng tháng của trưởng các bộ phận, đơn vị đánh giá cho điểm đã được tập hợp lưu trữ vào chương trình máy vi tính.

Đối với bộ phận trực tiếp: Từ bảng báo cáo cá nhân sản xuất của công nhân vận hành đưa vào chương trình máy vi tính (đã nêu ở phần quản lý sản xuất) máy sẽ cho điểm và phân loại A, B, C cho từng ca sản xuất của từng người, sau đó tổng hợp lại từng tháng để xếp loại A, B, C.

Dựa vào xếp loại A, B, C của cán bộ công nhân viên, bộ phận thi đua thuộc phòng Tổ chức hành chính căn cứ vào nguồn khen thưởng cơng ty có thể chi thưởng hàng tháng, quý, 6 tháng, năm.

- Nguồn tiền thưởng: Cơng ty trích từ nguồn quỹ lương của đơn vị hoặc từ quỹ khen thưởng hàng năm.

Phần lãi được để lại theo tỷ lệ phần vốn công ty tự huy động được phân phối như sau: 50% phân bổ vào quỹ phát triển sản xuất (do Hội đồng Quản trị Tổng công ty quyết định hàng năm) 50% phân bổ cho quỹ khen thưởng và phúc lợi của công ty.

- Phương pháp tính tiền khen thưởng cho từng cá nhân:

Tiền thưởng cá nhân = hệ số lương công việc của từng người x hệ số A, B, C của từng người x hệ số hiệu quả từng đơn vị trực thuộc công ty x hệ số lương tối thiểu do công ty quy định (tăng không quá 2 lần lương tối thiểu do Nhà nước quy định).

- Thời gian thưởng: vụ mùa Đông Xuân tháng 3, tháng 4 (kết thúc 30/4), 6 tháng, vụ hè thu tháng 7, tháng 8 (kết thúc 2/9), cả năm.

Ngồi ra, hàng tháng cơng ty nên đưa ra một số người tiêu biểu ở bộ phận gián tiếp, bộ phận trực tiếp có số điểm thi đua cao, nổi trội trong đơn vị để khen thưởng một cách công khai và xứng đáng với thành tích của họ nhằm nêu gương tốt để mọi người học tập theo.

Công ty thực hiện tốt những nội dung trên sẽ có tác dụng kích thích, động viên mọi người lao động ra sức phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ của mình nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho đơn vị. Bên cạnh đó, cơng ty cần tổ chức thực hiện tốt các chính sách phúc lợi, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động, chế độ ca 3, làm đêm, thêm giờ, … theo quy định. Đồng thời hồn thiện mối quan hệ với tổ chức Cơng đồn cơng ty thơng qua việc thống nhất xây dựng và thực hiện tốt thỏa ước lao động tập thể, nội quy cơ quan và quy chế dân chủ trong doanh nghiệp nhằm giải quyết tốt các tranh chấp lao động (nếu có) xảy ra, thu hút tốt và giữ chân được cán bộ nhân viên giỏi làm việc cho công ty trong điều kiện cạnh tranh gay gắt về nguồn lao động chất lượng cao giữa các doanh nghiệp như hiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty lương thực sông hậu luận văn thạc sĩ (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w