Hiện trạng Năng lượng hạt nhân ở Việt Nam

Một phần của tài liệu TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN VÀ ĐỊA NHIỆT (Trang 38 - 39)

CHƯƠNG 1 : ĐẠI CƯƠNG VỀ NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN VÀ ĐỊA NHIỆT

2.1. Hiện trạng ứng dụng Năng lượng hạt nhân

2.1.2. Hiện trạng Năng lượng hạt nhân ở Việt Nam

Tại Việt Nam, ngày 25/11/2009 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 41/2009/GH12 về chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận với tổng mức đầu tư dự tốn khoảng 200 nghìn tỷ đồng (theo thời giá lập dự tốn năm 2008). Theo đó, Việt Nam dự định xây dựng 2 nhà máy có tổng cơng suất trên 4.000 MW sử dụng cơng nghệ lị nước nhẹ cải tiến, thế hệ lò hiện đại nhất đã được kiểm chứng, dự định sẽ đưa tổ máy thứ nhất vận hành vào năm 2020. Công nghệ dự định xây dựng và sử dụng cho hai nhà máy điện hạt nhân được chuyển giao từ Nga và Nhật Bản, hai quốc gia hàng đầu về công nghệ điện hạt nhân.

Tuy nhiên, dự án xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận đã được Quốc hội bỏ phiếu thông qua Nghị quyết dừng vào năm 2016 trên cơ sở xem xét, cân nhắc rất kỹ lưỡng điều kiện kinh tế của Việt Nam tại thời điểm đó. Cụ thể theo Văn phịng Chính phủ, tình hình phát triển kinh tế vĩ mơ của Việt Nam tại thời điểm năm 2016 có nhiều thay đổi so với thời điểm quyết định chủ trương đầu tư dự án năm 2009. Dó đó, chủ trương của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ là xem xét lại các dự án ưu tiên để quyết định, triển khai cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội là tập trung dồn nguồn lực để triển khai các dự án trọng điểm quốc gia, chú trọng đầu tư phát triển các dự án cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại có mức độ ưu tiên.

Những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn ở mức cao so với khu vực và thế giới, điều đó cũng địi hỏi nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao để phục vụ sản xuất và mức sống ngày một tăng của người dân. Thủy điện và nhiệt điện than đang chiếm tỷ trọng lớn trong việc cung cấp điện lưới quốc gia nhưng Việt Nam đã hết dư địa khai thác thủy điện, thậm chí đang đối mặt với các vấn đề về an ninh nguồn nước. Còn nhiệt điện than đang bị hạn chế do ô nhiễm môi trường, bụi mịn

PM2.5 và các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu. Các nguồn năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, địa nhiệt…) đang được Việt Nam triển khai mạnh mẽ nhưng tính ổn định khơng cao, phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết. Khắc phục được các hạn chế nêu trên, điện hạt nhân vẫn được đánh giá có tiềm năng để trở thành một nguồn cung mới vào lưới điện quốc gia Việt Nam.

Tính khả thi của việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam được các chuyên gia đánh giá dựa trên các ưu điểm như: Đa dạng hóa nguồn năng lượng, góp phần đáp ứng nhu cầu điện năng của đất nước, giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu hóa thạch, giá cả cạnh tranh với các nguồn điện sử dụng nhiên liệu nhập khẩu; Góp phần giảm phát thải, ứng phó biến đổi khí hậu, hạn chế khai thác tài nguyên hóa thạch; Góp phần nâng cao vị thế Việt Nam khi từng bước làm chủ được công nghệ hạt nhân…

Với mức độ ổn định tương đương thủy điện và nhiệt điện than, giá thành rẻ hơn điện than nhập và điện khí hóa lỏng (LNG) và ưu điểm thân thiện môi trường, điện hạt nhân hội tụ đủ khả năng để Việt Nam cân nhắc sử dụng như nguồn năng lượng tiềm năng trong tương lai.

Tại dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (dự thảo Quy hoạch điện VIII) do Bộ Công thương và Viện năng lượng xây dựng, việc tái khởi động lại dự án điện hạt nhân cũng được đưa ra để xem xét cho giai đoạn sau năm 2030 nhằm góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cũng như đáp ứng yêu cầu giảm phát thải khí nhà kính. Theo các chuyên gia, việc phát triển một nguồn năng lượng, đặc biệt là với năng lượng hạt nhân cần một khoảng thời gian khá dài để đảm bảo các tính tốn, đánh giá kỹ lưỡng và vấn đề an toàn được đặt lên hàng đầu. Mặc dù là công việc không hề dễ dàng với sự thay đổi và phát triển công nghệ từng ngày của thế giới, nhưng việc dự báo gần sát các nhu cầu và xu hướng trong tương lai là điều thực sự cần thiết để Việt Nam có thể lên các kế hoạch lâu dài, đảm bảo nguồn cung điện cho sinh hoạt, sản xuất và phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN VÀ ĐỊA NHIỆT (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w