Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa chính CSTT, CSTK và tăng trưởng kinh

Một phần của tài liệu Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ có tác động đến tăng trưởng kinh tế nghiên cứu trường hợp tại việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 25)

Với sự tác động đến tổng cầu và các thành phần của nó, CSTK trở thành cơng cụ quản lý kinh tế vĩ mô. Sự ảnh hưởng trước hết của CSTK mở rộng là làm gia tăng nhu cầu hàng hóa và dịch vụ. Nhu cầu càng lớn dẫn đến gia tăng sản lượng đầu ra lẫn giá cả, đến lượt làm thay đổi trạng thái chu kỳ kinh tế. Nếu như nền kinh tế đang trong trạng thái suy thoái, thất nghiệp gia tăng thì s ự gia tăng tổng cầu sẽ kích thích gia tăng sản lượng mà không gây ra thay đổi giá cả. Thế nhưng khi nền kinh tế đạt mức toàn dụng lao động thì sự mở rộng CSTK lại gây ảnh hưởng mạnh đến giá cả hơn và ít ảnh hưởng đến tổng sản lượng.

Với khả năng ảnh hưởng đến sản lượng thông qua ảnh hưởng đến tổng cầu làm cho CSTK trở thành công cụ tiềm năng để ổn định kinh tế. Trong giai đoạn suy thối kinh tế, Chính phủ có thể điều hành CSTK mở rộng để giúp khôi phục sản lượng tiến đến duy trì ở mức bình thường và tạo cơng ăn việc làm cho người lao động. Trong suốt thời kỳ tăng trưởng cao, nguy cơ lạm phát có thể xảy ra, Chính phủ điều hành CSTK thắt chặt để kìm hãm bớt tốc độ tăng trưởnh nóng và kiểm sốt lạm phát. Một CSTK phản chu kỳ như vậy dẫn đến ngân sách được cân bằng ở mức trung bình.

Một hình thức CSTK phản chu kỳ được biết đến như là ổn định tự động. Trong chính sách cơng, có những chương trình đư ợc thiết kế, tự nó điều chỉnh làm cho CSTK mở rộng trong thời kỳ suy thoái và thu hẹp trong thời kỳ tăng trưởng cao.

1.3 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa chính CSTT, CSTK và tăng trưởngkinh tế kinh tế

- Hiệu quả tương đối của các hoạt động liên quan chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa vẫn cịn là vấn đề tranh luận của nhiều nhà kinh tế. Friedman và Meiselman (1963), Ansari (1996), Reynolds (2000, 2001), Chari và cộng sự

(1991, 1998), Schmiti và Uribe (2001a), Shapiro và Watson (1988), Blanchard và Perroti (1996), Christiano và cộng sự (1996), Chari và Kehoe (1998), Kim (1997), Chowdhury (1986, 1988), Chowdhury và cộng sự (1986), Weeks (1999), Feldstein (2002) và Cadia (1991) đã phân tích ảnh hưởng của các chính sách tài khố và tiền tệ lên toàn bộ các nền kinh tế khác nhau. Tuy nhiên, phần chính của lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm khơng đưa ra được kết luận cụ thể liên quan đến ảnh hưởng của chính sách tài khố và tiền tệ lên tăng trưởng kinh tế.

- Theo lý thuyết Keynes, kích thích nhu cầu là phương pháp chính xác để ngăn chặn suy thoái kinh tế và cắt giảm nhu cầu để kiểm soát lạm phát, nhưng để làm cả hai điều này cùng lúc là gần như không thể.

Đáp lại học thuyết của Keynes, Robert Mundell (1971), Levy (2001) cho rằng nếu mục đích là kiểm sốt lạm phát thì ủng hộ chính sách tiền tệ; nếu mục đích muốn tạo thêm việc làm và gia tăng sản lượng tiềm năng thì ủng hộ chính sách tài khóa. Chính sách tài khố và chính sách tiền tệ tạo ra những hiệu ứng kinh tế rất khác nhau, và những sự khác nhau đó phải được thể hiện trong những mục tiêu của chúng.

- Friedman và Meiselman (1963); Ajaye (1974); Elliot (1975); Batten và Hafer (1983): ủng hộ chính sách tiền tệ, cho rằng nhìn chung chính sách tiền tệ có ảnh hưởng lớn lên tăng trưởng kinh tế và chi phối chính sách tài khố trong thời gian nó gây ảnh hưởng lên đầu tư và tăng trưởng.

Tuy nhiên, Chowdhury (1986); Olaloye và Ikhide (1995) lại ủng hộ chính sách tài khóa, tranh luận rằng những kích thích tài chính quyết định tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh đó, có nhiều sự thống nhất giữa các nhà kinh tế học là những nhà làm chính sách nên tin tưởng vào sự kết hợp hỗn hợp chính sách. Về cơ bản có bốn sự kết hợp hỗn hợp chính sách có thể thay thế cho nhau:

+ Nếu mục đích là đạt được tốc độ phát triển kinh tế thì chính sách mở rộng tài khố và mở rộng tiền tệ nên được thực hiện.

+ Nếu nền kinh tế đang bị lạm phát sau khi hướng đến mục tiêu tăng trưởng thì chính sách thắt chặt tài khố và thắt chặt tiền tệ nên được sử dụng. Vì trong nền kinh tế, cả ngân sách bị thâm hụt và việc gia tăng cung tiền ồ ạt đều thúc đẩy sự gia tăng lạm phát, vì vậy sự kết hợp những chính sách này đều hiệu quả.

+ Chính sách tài khố thắt chặt / chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tài khố mở rộng / chính sách tiền tệ thắt chặt, nhưng những kết hợp này không đem lại kết quả tốt hơn trong lịch sử.

- Trong trường hợp tại Mỹ, những nghiên cứu thực nghiệm sử dụng phương trình của St. Louis đã ch ỉ ra rằng những hoạt động về tiền tệ có ảnh hưởng vĩnh viễn đến tăng trưởng kinh tế, trong khi những hoạt động về tài khóa thì khơng có ảnh hưởng lâu dài đến tăng trưởng kinh tế (Anderson and Carlson, 1970; Carlson, 1978; Hafer, 1982).

Keran (1970), Dewald và Marchon (1978) và Batten và Hafer (1983)ãđ thảo luận về hiệu quả tương đối của hai công cụ ở một số nước phát triển khác trong khn khổ phương trình của St Louis. Tuy nhiên , phân tích của họ đã được giới hạn ở các nước với một nền kinh tế rất phát triển và tinh vi, chẳng hạn như Canada, Pháp, Đức, Nhật Bản và Vương quốc Anh.

Bị ảnh hưởng bởi sự khẳng định của các nhà kinh tế học rằng chính sách tiền tệ thì tác động nhiều hơn so với chính sách tài khóa trong việc ổn định kinh tế ở các nước phát triển, Park, 1970 và Polak , 1957 và một số nhà kinh tế học cho rằng chính sách tiền tệ có thể cũng tác động nhiều hơn so với chính sách tài khóa ở các nước đang phát triển. Hussain , 1982 giải thích như sau: Bởi vì khối lượng tài sản tài chính như trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu

công nghiệp… thường rất hạn chế ở các nước đang phát triển, tác động của sự gia tăng cung tiền không ảnh hưởng đến những tài sản thay thế tiền khác nhưng được truyền trực tiếp đến thị trường tài sản thực. Do đó, sự gia tăng cung tiền trực tiếp tác động đến chi phí và do đó chính sách tiền tệ có thể được dự kiến sẽ phát huy một tác động nhanh hơn và mạnh mẽ hơn ở các nước đang phát triển so với các nước phát triển.

Những nhà kinh tế học ủng hộ lý thuyết Keynes cho rằng chính sách tài khóa là hiệu quả hơn hơn chính sách tiền tệ trong ổn định kinh tế và họ cho rằng, "thặng dư ngân sách với đầy đủ việc làm" là một biến số quan trong bối cảnh thực hiện chính sách tài khóa. Soligo (1967 ) lập luận rằng ở các nước đang phát triển, chính sách tiền tệ thơng thường sẽ có thành cơng rất hạn chế. Hafer (1982) đã c ố gắng thiết lập ảnh hưởng của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa bằng cách sử dụng kiểm định quan hệ nhân quả Granger thông qua phân tích dữ liệu hàng quý từ quý I/1960 đến quý IV/1980 tại Mỹ. Theo kiểm định này, nếu mối quan hệ nhân quả một chiều từ tiền đến GNP được phát hiện và mối quan hệ nhân quả một chiều từ GNP đến các biến của chính sách tài khóa được phát hiện hoặc có sự độc lập giữa GNP và các chỉ số về tài khóa được tìm thấy, điều này ngụ ý rằng những biến về chính sách tiền tệ thì ngoại sinh trong khi các biến về chính sách tài khóa thì khơng ngoại sinh trong mối quan hệ với GNP danh nghĩa. Thường thì chúng ta hay nói rằng chính sách tiền tệ thì tácđ ộng đến tăng trưởng kinh tế nhiều hơn so với chính sách tài khóa. Nhưng kết quả thực nghiệm của nghiên cứu này đã trái ngư ợc điều đó, chỉ ra rằng chính sách tài khóa thì tácđ ộng nhiều hơn so với chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, Earlier Andersen and Jordan (1968) đã s ử dụng dữ liệu hàng quý tại Mỹ ở dạng sai phân bậc 1 (first difference) trong giai đoạn từ năm 1952 – 1968 dựa trên phương trình c ủa St. Louis và tìm thấy kết quả những hoạt động liên quan chính sách tiền tệ đối với tăng trưởng thì lớn hơn, mang tính dự báo nhiều hơn và nhanh hơn chính sách tài khóa.

Một số nghiên cứu cụ thể:

-Y. Musa và B.K. Asare (2012): xem xét đánh giá tác động của CSTK và CSTT

lên tăng trưởng kinh tế ở Nigeria trong ngắn hạn và dài hạn thơng qua mơ hình ECM (Error Correction Model). Cả hai chính sách đều góp phần lên tăng trưởng kinh tế, nhưng CSTT thì có tác động nhiều hơn.

Trong nghiên cứu, các biến cung tiền, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ chiết khấu tối

thiểu (minimum discount rate) đại diện cho CSTT, các biến tổng thu và tổng chi của Chính phủ đại diện cho CSTK và tổng sản phẩm quốc dân (GDP) và lạm phát đại diện cho các yếu tố không phải chính sách hay các biến tăng trưởng. Các tác giả đã sử dụng mơ hình hiệu chỉnh sai số (ECM) để phân tích và rút ra các kết luận liên quan đến hai chính sách này. Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra kết luận tăng trưởng kinh tế ở Nigeria chủ yếu do cung tiền quyết định; cung tiền và tỷ lệ chiết khấu tối thiểu có tác dụng lâu dài chi phối nền kinh tế. Cũng từ kết quả thực nghiệm, tác giả rút ra kết luận CSTT có ảnh hưởng đối với tăng trưởng kinh tế lớn hơn CSTK.

-Md. Habibur Rahman (2005): xem xét tác động của CSTT và CSTK ở

Bangladesh thơng qua cách tiếp cận mơ hình tự hồi quy vecto (VAR).

Trong nghiên cứu, biến cung tiền thực đại diện cho CSTT, biến chi tiêu thực của Chính phủ đại diện cho CSTK và tổng sản phẩm quốc dân (GDP) thực

đại diện cho tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, tác giả đưa thêm biến lãi suất thực vào mơ hình nghiên cứu. Thơng qua sử dụng mơ hình VAR, hàm phản ứng đẩy (Impulse Response Function – IRF) và phân rãươpnhg sai (Variance decomposition), tác giả đã đưa ra kết luận về sự tác động của hai loại chính sách này lên tăng trưởng kinh tế và xác định mức độ đóng góp của các biến trong mơ hình VAR. Kết quả chỉ ra rằng CSTT có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, trong khi đó thì CSTK tác động đến tăng trưởng kinh tế ở mức ý nghĩa khá cao.

- Ambreen Fatima và Azhar Iqbal (2003): kiểm tra tác động của cả hai loại chính sách đến tăng trưởng kinh tế ở 05 quốc gia: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Pakistan thơng qua sử dụng mơ hình VAR và ECM.

Trong nghiên cứu, biến cung tiền đại diện cho CSTT, biến chi tiêu Chính phủ đại diện cho CSTK và tổng sản phẩm quốc dân (GDP đại diện cho tăng trưởng kinh tế. Ngồi ra, bởi vì thương mại nước ngồi là một trong những biến quan trọng để giải thích sự tăng trưởng GDP, nhiều nhà kinh tế cho rằng xuất khẩu nên được thêm vào như là một trong những biến giải thích trong việc phân tích hiệu quả của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Do đó, trong mơ hình nghiên cứu, ngồi xem xét tác động của các biến cung tiền và chi tiêu Chính phủ lên tăng trưởng kinh tế, tác giả cũng xem xét đến biến xuất khẩu.

Kết quả nghiên cứu cụ thể ở mỗi quốc gia:

+ Thái Lan và Malaysia: cả hai chính sách đều có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.

+ Indonesia và Pakistan: CSTT thì tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, trong khi CSTK tác động tiêu cực.

+ Ấn Độ: CSTT có liên quan đến tăng trưởng kinh tế trong khi khơng có mối quan hệ giữa CSTK và tăng trưởng kinh tế.

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra kết luận rằng tác động của các chính sách đối với tăng trưởng kinh tế thì khác nhau ở mỗi nước, tác động này phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế ở mỗi quốc gia.

- Shahid Ali, Somia Irum và Asghar Ali (2008): kiểm tra tác động của cả hai loại chính sách đến tăng trưởng kinh tế thơng qua sử dụng mơ hình VAR và ECM. Tác giả sử dụng dữ liệu bảng trong trường hợp các quốc gia Nam Á bao gồm Pakistan, Ấn Độ, Sri Lanka và Bangladesh trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến 2007.

Trong nghiên cứu, biến cung tiền đại diện cho CSTT, biến thâm hụt ngân

sách đại diện cho CSTK và tổng sản phẩm quốc dân (GDP) đại diện cho tăng trưởng kinh tế. Kết quả chứng minh một cách rõ ràng rằng có mối liên hệ trong dài hạn đáng để xem xét giữa các biến. Cung tiền xuất hiện như một biến quan trọng trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn, trong khi thâm hụt ngân sách thì khơng đáng kể. Các kết quả cho thấy rằng CSTT là một công cụ mạnh mẽ hơn so với CSTK trong việc nâng cao tăng trưởng kinh tế tại các nền kinh tế Nam Á.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày cơ sở lý thuyết về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và tác động của hai chính sách này đến tăng trưởng kinh tế. Những nghiên cứu có trước cũng đã chỉ ra được tác động nêu trên. Đây là cơ sở để tác giả thiết kế nghiên cứu về ảnh hưởng của hai chính sách đến tăng trưởng kinh tế.

Để tìm hiểu về mối quan hệ này, trước hết tác giả thực hiện khảo sát thực tế để có nhận định sơ bộ. Phần này được tác giả thực hiện trong phần kế tiếp – Chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ (CUNG TIỀN), CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA (CHI TIÊU CHÍNH PH Ủ) VÀ TĂNG

TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM 2.1 Khái quát tình hình tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

Trong vịng 25 năm tr ở lại đây (1987 – 2012), kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá với mức tăng trưởng bình quân là 7%/ănm. Trong đó, m ức tăng trưởng cao nhất là vào năm 1995 (9,5%) và thấp nhất vào năm 1987 (3,6%). Cụ thể mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 1987 – 2012 như sau: - Giai đoạn 1987 – 1995: đây là giai đoạn mà nước ta chuyển sang nền kinh tế

thị trường, khu vực kinh tế ngoài nhà nước phát triển nhanh và mạnh mẽ, đóng góp lớn vào tăng trưởng, đạt đỉnh cao vào năm 1995. Sự tăng trưởng nhanh trong giai đoạn này là do tác động của nhiều cải cách lớn: ban hành và sửa chữa những bộ luật liên quan đến ngân sách nhà nước, doanh nghiệp quốc doanh và ngồi quốc doanh, tín dụng và ngân hàng, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước… Những năm đầu của giai đoạn chuyển đổi tạo chuyển biến tích cực cho tăng trưởng kinh tế.

- 1996 – 2000: Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có phần giảm xuống do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trên thế giới (1997). Đây có thể coi là thách thức đầu tiền đối với nền kinh tế non trẻ của Việt Nam tuy không ảnh hưởng nhiều do mức kiểm soát tài khoản vốn của Việt Nam cao, nhưng việc nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) suy giảm và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên các thị trường xuất khẩu thực sự tác động tiêu cực đến nền kinh tế.

- Giai đoạn 2001 – 2010: Bước vào thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế

- xã hội mười năm 2001 - 2010, nền kinh tế nước ta tiếp tục chịu sự tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực năm 1997 và đến

những năm cuối thực hiện Chiến lược lại chịu sự tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế toàn cầu diễn ra từ năm 2008. Mặc dù vậy, trong mười năm 2001 - 2010, hàng năm nền kinh tế nước ta đều đạt tốc độ tăng trưởng tương đối khá, bình quân mỗi năm tổng sản phẩm trong nước tăng 7,26%, trong đó, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 tăng 7,51%/năm; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 tăng 7,01%/năm. So với giai đoạn 1991-2000, quy mô nền kinh tế đã tăng lên đáng kể cũng như tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm vẫn đạt 7,26%, xấp xỉ tốc độ tăng 7,56%/năm của Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991-

Một phần của tài liệu Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ có tác động đến tăng trưởng kinh tế nghiên cứu trường hợp tại việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 25)