Thực trạng CSTT của Việt Nam

Một phần của tài liệu Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ có tác động đến tăng trưởng kinh tế nghiên cứu trường hợp tại việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 34 - 40)

- Giai đoạn 1990 – 1999: thực hiện CSTT thắt chặt

Những năm 1990 – 1995, Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VII khẳng định mục tiêu kinh tế trong giai đoạn này là: đẩy lùi lạm phát; ổn định, phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội; ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân, bắt đầu có tích luỹ nội bộ nền kinh tế; từng bước hình thành và mở rộng đồng bộ các thị trường; đổi mới và hồn thiện các cơng cụ quản lý vĩ mơ trọng yếu và cải tiến công tác điều hành của Nhà nước. Do vậy, việc quản lý tiền tệ của NHNN trong cả giai đoạn này hướng vào mục tiêu kiềm chế lạm phát nhằm ổn định giá trị đồng tiền, ổn định tiền tệ, và hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế.

Bảng 2.1. Tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tốc độ tăng M2 và tăng trưởng tín dụng từ năm 1990 - 1998 Đơn vị: %/năm Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Tăng trưởng GDP 5,1 5,8 8,7 8,1 8,8 9,5 9,3 8,2 5,8 4,8 Lạm phát 67,5 67,4 17,5 5,3 14,4 12,7 4,5 3,6 9,2 0,1 Tăng M2 20,2 25,1 33,7 19,0 23,2 22,6 22,7 26,1 23,9 39,3 Tăng trưởng tín dụng 48 48 49,3 47,6 42 40,7 20,8 40,6 26 23,5 Nguồn: NHNN, Tổng Cục thống kê

Năm 1996 - 1999, đây là những năm nền kinh tế có nhiều biến động nhất từ khi đổi mới, nền kinh tế không chỉ gặp các biến động trong nước mà cịn chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đơng Nam Á vào giữa năm 1997. Tăng trưởng kinh tế năm 1999 giảm sút mạnh (4,8%) so với năm 1998 (5,8%) và năm 1997 (8,2%). NHNN tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, nhằm đạt mục tiêu ổn định giá trị VND, ổn định tỷ giá, kiểm soát thị trường ngoại hối để hạn chế tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt mức 5 - 6%, kiểm soát lạm phát ở mức 5 - 6% và đảm bảo an toàn hệ thống.

- Giai đoạn 2000 - 2007: thực hiện CSTT mở rộng

Bảng 2.2 Tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tốc độ tăng M2 và tăng trưởng tín dụng từ năm 2000 – 2007 Đơn vị: %/năm Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tăng trưởng GDP 6,8 6,9 7,1 7,3 7,7 8,4 8,2 8,5 Lạm phát -0,16 0,8 4,0 3,0 9,5 8,4 6,6 8,3 Tăng M2 38,96 25,53 17,7 24,94 30.39 29,65 33,59 46,1 Tăng trưởng tín dụng 38,14 21,44 22,2 28,41 41,65 31,1 25,44 48.9 Nguồn: NHNN, Tổng Cục thống kê

Năm 2000, NHNN đã đ ề ra mục tiêu là thực hiện CSTT nới lỏng thận trọng để vừa đảm bảo mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiểm sốt lạm phát ở mức 6%, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (từ 5,5 - 6%). Chính vì vậy, các mục tiêu tiền tệ chủ yếu như tăng trưởng tín dụng được định hướng ở mức 28- 30%, tổng phương tiện thanh toán M2 dự kiến tăng 38%.

Từ năm 2001 thực hiện Chiến lược 10 năm phát triển kinh tế 2001 - 2010 theo các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra. Trong đó, mục tiêu dài hạn (2001 - 2010) trong điều hành, thực thi CSTT đã được xác định: “Thực thi CSTT bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm

sốt lạm phát, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng, kích thích đầu tư phát triển”.

2005 cũng đã được xác định theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX:

“Xây dựng và thực hiện CSTT nhằm ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát, kích thích đầu tư phát triển, bảo đảm nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”.

- Giai đoạn cuối 2007 – 2010: CSTT có lúc thắt chặt, lúc mở rộng

Bảng 2.3. Tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tốc độ tăng M2 và tăng trưởng tín dụng từ năm 2008 - 2012 Đơn vị: %/năm Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tăng trưởng GDP 6,3 5,3 6,8 6 5 Lạm phát 23,1 5,9 10,0 18,6 9,2 Tăng M2 20,3 29,0 33,3 12,1 12,6 Tăng trưởng tín dụng 23,4 37,5 32,4 10,9 7,0 Nguồn: NHNN, Tổng Cục thống kê

Từ cuối năm 2007 đến khoảng tháng 5/2008, trong bối cảnh khủng hoảng

tài chính bắt đầu bùng phát tại Mỹ và dần lan ra phạm vi tồn cầu, tình hình nền kinh tế trong nước với lạm phát gia tăng, NHNN ngay lập tức đã áp dụng CSTT

thắt chặt bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi VND dưới 12 tháng lên 11%, tăng lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm lên 8,75%/năm, phát hành hơn 20.000 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc. Các giải pháp nhằm giảm lượng tiền trong lưu thông để chống lạm phát đã dẫn tới hệ lụy là tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại bị sụt giảm nghiêm trọng và xảy ra cuộc đua lãi su ất giữa các ngân hàng, đẩy lãi suất huy động và cho vay liên tiếp kịch trần. Trong khi CSTT thắt chặt thì CSTK có sự nới lỏng, khiến áp lực lạm phát và lãi suất tiếp tục gia tăng.

Từ tháng 5/2008 đến tháng 9/2008: Chính phủ cùng đồng thời thực thi CSTT và CSTK thắt chặt. Tuy nhiên, tín hiệu xấu của kinh tế vĩ mơ những tháng

đầu năm 2008 tiếp tục tạo sức ép cho nền kinh tế, lạm phát tiếp tục leo thang. Trước khó khăn đó, ãli su ất cơ bản được điều chỉnh tăng lên 14% vào tháng 6/2008 và giữ mức lãi suất đó đến tháng 9/2008, đồng thời áp dụng một số biện pháp điều hành quyết liệt của NHNN nên lạm phát đã được ngăn chặn.

Kể từ đầu quý 4/2008, nguy cơ lạm phát leo thang tạm thời được khống

chế nhưng nền kinh tế bước vào thời kỳ suy giảm nhanh chóng, một mặt do tác động của khủng hoảng tồn cầu, mặt khác có thể do NHNN đã áp d ụng CSTT thắt chặt quá mạnh và đột ngột nên tiền mặt từ lưu thông được rút về nhanh chóng do các ngân hàng thương mại huy động với lãi suất cao, mặt khác lãi suất cho vay quá cao, có thời điểm kịch trần 21%/năm nên nền kinh tế nhanh chóng rơi vào đà suy giảm. Đến lúc này, để ngăn chặn suy giảm kinh tế, NHNN đã thực thi CSTT nới lỏng linh hoạt, giảm dần lãi suất cơ bản từ

14%/năm (tháng 10/2008) xuống 8,5%/năm (tháng 12/2008) (cụ thể: từ 01/10/2008 – 20/10/2008: 14%/năm, từ 21/10/2008 – 04/11/2008: 13%/năm, từ 05/11/2008 – 20/11/2008:

12%/năm, từ 21/11/2008 – 04/12/2008: 11%/năm, từ 05/12/2008 – 21/12/2008: 10%/năm, từ 22/12/2008 – 31/01/2009: 8,5%/năm), giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, mở rộng biên độ tỷ giá USD/VND lên +/-5%, cho phép các tổ chức tín dụng thanh tốn trước hạn hơn 20.000 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc…

Năm 2009, kinh tế nước ta nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng. GDP năm 2009 đạt 5,32%/năm, tuy thấp hơn mức tăng trưởng của năm 2008 (6,18%) nhưng cao hơn chỉ tiêu Quốc hội điều chỉnh là 5%; chỉ số giá tiêu dùng năm 2009 tương đối ổn định, bình quân năm 2009 tăng 6,88% so với bình quân năm 2008. Tuy nhiên, chỉ số tháng 12/2009 tăng 1,38% so với tháng trước đó, là mức tăng cao nhất trong năm 2009. Điều này khiến cho những nhà hoạch định chính sách phải cẩn trọng với nguy cơ tái lạm phát. Nên từ cuối năm 2009, nhận thấy

nguy cơ tiềm ẩn lạm phát cao, NHNN đã đi ều hành CSTT thận trọng hơn và

từ tháng 12/2009, NHNN đã bắt đầu thắt chặt tiền tệ hơn bằng cách điều chỉnh

tăng 1% năm các mức lãi suất (dù tốc độ tăng trưởng của cung tiền và tín dụng của cả năm 2009 vẫn lên rất cao: 29% đối với M2 và 37,5% đối với tốc độ tăng trưởng tín dụng).

Năm 2010, lạm phát tăng cao trong những tháng đầu đem lại mối lo ngại về việc đảm bảo mục tiêu lạm phát đặt ra (dưới 5%). Chính vì vậy, Chính phủ đặt ra mục tiêu quan trọng là ổn định kinh tế và tập trung vào kiềm chế lạm phát. Để hướng tới mục tiêu này, NHTW tập trung vào biện pháp giảm tốc độ tăng cung tiền và tốc độ tăng trưởng tín dụng. Năm 2010, trong những tháng đầu năm, mặc dù kinh tế nước ta tiếp tục đối mặt với những khó khăn và thách thức mới nhưng với sự chủ động, linh hoạt và thận trọng, CSTT đã đóng góp quan trọng cho q trình phục hồi kinh tế, ngăn chặn lạm phát cao trở lại, tăng khả năm đảm bảo an sinh xã hội, góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ. NHTW với vai trò là cơ quan hoạch định và thực thi CSTT, đã thực hiện điều hành CSTT chủ động, linh hoạt và thận trọng nhằm kiểm soát tiền tệ ở mức hợp lý, điều tiết lãi suất và tỷ giá phù hợp với cân đối vĩ mơ, đảm bảo khả năng an tồn thanh tốn của hệ thống và hỗ trợ thanh khoản cho nền kinh tế đảm bảo phù hợp với các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ. Với những biện pháp điều hành của NHTW, kết quả là thị trường tiền tệ về cơ bản ổn định trở lại và nền kinh tế dần phục hồi nhanh chóng.

- Giai đoạn 2011 - 2012: thực hiện CSTT thắt chặt

Năm 2011 do ìtnh hình kinh t ế vĩ mơ có nhiều dấu hiệu bất ổn, nhất là tình hình lạm phát. Trước tình hình đó, ngày 24/02/2011 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về những giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và cắt giảm nhập siêu với 6 nhóm giải pháp; trong đó có nhóm giải pháp thực hiện CSTT chặt chẽ, thận trọng. Như vậy, văn bản đã thể hiện quyết tâm của Chính phủ thực hiện thắt chặt chính sách để ổn định kinh tế

Một phần của tài liệu Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ có tác động đến tăng trưởng kinh tế nghiên cứu trường hợp tại việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 34 - 40)