Thực trạng CSTK của Việt Nam

Một phần của tài liệu Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ có tác động đến tăng trưởng kinh tế nghiên cứu trường hợp tại việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 40)

- Giai đoạn 1991 – 1996: thực hiện CSTK tương đối thắt chặt

Bảng 2.4: Tổng thu NSNN, tổng chi NSNN, thâm hụt/ thặng dư NSNN từ năm 1991 - 1996 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Tổng thu NSNN (% GDP) 13.1 18.3 21.0 22.0 21.9 21.7 Tổng chi NSNN (% GDP) 15.7 21.5 26.4 25.0 23.8 23.1 Thâm hụt (Thặng dư) NSNN (% GDP) -2.3 -2.4 -4.6 -2.2 -1.3 -0.9

Nguồn: Ngân hàng Phát triển Châu Á

Những năm 1990, 1991 lạm phát ở Việt Nam rất cao (1990: 67,5%, 1991: 67,4%). Do đó, với mục tiêu giảm lạm phát, giai đoạn 1991-1996 chi tiêu của chính phủ tương đối thắt chặt, thể hiện ở chỗ nếu giai đoạn 1985-1990 thu NSNN bằng 14,3% của GDP thì chi NSNN rất cao bằng 21,4% của GDP, chênh lệch thu chi trung bình là hơn 7% GDP (có năm lên tới 9% như 1989), trong khi đó giai đoạn 1991-1996 bội chi NSNN chỉ chiếm trung bình 2,28% GDP. Nếu so sánh sẽ thấy sự khác biệt rõ về tỷ lệ bội chi ngân sách giữa giai đoạn 1991-1996 với thời kỳ trước đó (tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP giai đoạn 1976-1980 là 11,3% và giai đoạn 1981-1985 là 13,4% GDP).

- Giai đoạn 1997 – 2007: thực hiện CSTK mở rộng

Bảng 2.5: Tổng thu NSNN, tổng chi NSNN, thâm hụt/ thặng dư NSNN từ năm 1997 – 2007 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng thu NSNN (% GDP) 20.0 19.6 19.0 20.5 21.2 23.1 24.8 26.7 27.2 28.6 Tổng chi NSNN (% GDP) 22.6 20.3 21.2 22.6 24.4 27.7 29.5 29.9 31.3 31.6 Thâm hụt (Thặng dư) NSNN (% GDP) -3.9 -1.6 -3.3 -4.3 -3.5 -4.6 -4.7 -3.2 -4.1 -2.9

Nguồn: Ngân hàng Phát triển Châu Á, Tổng Cục Thống kê

Trong giai đoạn này, có thể chia tăng trưởng kinh tế Việt Nam thành 2 giai đoạn: suy thoái (1997 - 2001), phục hồi (2002 - 2007). Như vậy, từ năm 1997 đến năm 2007, nền kinh tế đã có giai đoạn trải qua suy tho ái và Chính phủ đã sử dụng biện pháp kích thích bằng chính sách tài khóa năng động khác nhau để kích thích kinh tế. Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách năng động khác nhau để kích thích kinh tế, như cải cách thể chế kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường; mở cửa thu hút vốn đầu tư và thúc đẩy thương mại quốc tế; đẩy mạnh tự do hóa hệ thống tài chính và phát triển thị trường tài chính năng động... Như vậy, vấn đề tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 1997 khơng thể chỉ giải thích ở biến số chính sách tài khóa duy nhất. Sự thay đổi tỷ lệ tăng trưởng từ năm “đáy” của suy thoái (năm 1999, tăng trưởng kinh tế là 4,8%) đến những năm sau đó là lớn hơn khi có những thay đổi cơ bản của chính sách tài khóa trong việc gia tăng chi NSNN, đặc biệt là chi đầu tư. Tuy vậy, điều này cũng chưa đủ cơ sở khoa học để khẳng định, chính sách tài khóa có hiệu ứng tốt đến ổn định chu kỳ và khắc phục suy thối kinh tế, mà cần có sự đo lường bằng phương pháp định lượng.

- Giai đoạn cuối năm 2007 – 2008: thực hiện CSTK thắt chặt

Bảng 2.6: Tổng thu NSNN, tổng chi NSNN, thâm hụt/ thặng dư NSNN từ năm 2007 - 2012 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng thu NSNN (% GDP) 26.5 26.3 25.3 26.7 24.4 22.6 Tổng chi NSNN (% GDP) 27.0 25.5 28.1 27.2 26.6 25.8 Thâm hụt (Thặng dư) NSNN (% GDP) -0.9 0.6 -3.6 -2.1 -3.0 -4.0

Nguồn: Ngân hàng Phát triển Châu Á, Tổng Cục Thống kê

Cuối năm 2007, đầu 2008, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó lường, tác động nhiều đến nền kinh tế trong nước. Trước tình hình đó, Chính phủ đã thống nhất xác định nhiệm vụ trọng tâm hiện nay của đất nước ta là: kiềm chế lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong đó kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Ngày 17/4/2008, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 10/2008/NĐ-CP về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững; theo đó, chỉ đạo tập trung thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp về chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Cụ thể: kiểm sốt chặt chẽ và nâng cao hiệu quả chi tiêu công; điều hành chính sách tài khóa theo hướng tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách; thực hiện việc cắt giảm, sắp xếp lại vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong kế hoạch năm 2008 từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, tín dụng đầu tư nhà nước và đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước…

Nhờ những chính sách tài khóa quyết liệt trên của Chính phủ mà kinh tế Việt Nam đã có kết quả tích cực. Những biện pháp điều hành của Chính phủ đã phát huy hiệu quả bước đầu. Tuy nhiên, nền kinh tế còn đối mặt với nhiều thách thức đòi hỏi Chính phủ phải có những điều hành quyết liệt hơn nữa bảo đảm ngăn chặn đà suy giảm, ổn định kinh tế vĩ mô, hướng tới mức tăng trưởng cao hơn.

- Giai đoạn từ năm 2009 đến 2010: thực hiện CSTK mở rộng

Trong bối cảnh kinh tế tồn cầu suy thối, kinh tế trong nước đang đối mặt với nhiều khó khăn và chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi thị trường Việt Nam có độ mở cao, vốn FDI chiếm tỷ trọng cao trong tổng đầu tư xã hội nên sau khi khủng hoảng nổ ra, thị trường xuất khẩu và đầu tư thế giới giảm sút đột ngột, nền kinh tế Việt Nam đã lập tức rơi vào suy giảm. Mặt khác, với quy mô nền kinh tế còn nhỏ, xuất phát điểm thấp nhưng đã hội nhập sâu, rộng vào khu vực và thế giới trên tất cả các cấp độ, kèm theo đó, trong năm 2008 và 2009, thiên tai, dịch bệnh lại liên tiếp xảy ra với cường độ và mức độ lớn. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng, thất nghiệp cao... Nền kinh tế yếu đi, các doanh nghiệp rơi vào tình trạng suy kiệt. Một số doanh nghiệp bị phá sản, số còn lại liên tục gặp khó khăn.

Cùng với xu hướng chung của thế giới, Chính phủ đã thực hiện các biện pháp điều hành quyết liệt nhằm chặn đà suy giảm kinh tế, ổn định vĩ mô và hướng tới tăng trưởng bền vững. Một trong những giải pháp chủ yếu là

CSTK mở rộng với 02 gói kích cầu (gói kích cầu thứ nhất đã được triển khai

nhằm hỗ trợ lãi suất khoảng 17.000 tỉ đồng; gói kích cầu thứ hai với tổng nguồn vốn khoảng 8 tỉ USD, hỗ trợ lãi suất trong trung và dài hạn nhằm kích cầu đầu tư, phát triển sản xuất); miễn, giảm, giãn, hoãn thời gian nộp một số loại thuế với tổng số khoảng 20.000 tỷ đồng; bảo lãnh 1.110 dự án với tổng mức vốn hơn

Việc thực hiện một cách linh hoạt và đồng bộ các chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mơ khác (lúc này NHTW cũng thực hiện CSTT mở rộng) đã giúp nền kinh tế Việt Nam vượt qua khủng hoảng và tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 đạt 5,3%, tỷ lệ lạm phát đã giảm còn 6,88% ( từ 23% năm 2008), thị trường chứng khoán và các hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng được phục hồi từng bước.

- Giai đoạn từ năm 2011 đến 2012: thực hiện CSTK thắt chặt

Như đã nêu trên, năm 2011 do tình hình kinh tế vĩ mơ có nhiều dấu hiệu bất ổn, nhất là tình hình lạm phát, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ- CP (ngày 24/02/2011) về những giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và cắt giảm nhập siêu với 6 nhóm giải pháp; theo đó đã thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc thắt chặt chính sách kinh tế vĩ mơ – chính sách tài khóa – thơng qua việc cắt giảm đầu tư cơng, giảm bội chi NSNN.

Tóm lại , trong giai đoạn 1987 – 2012, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện cùng lúc CSTT và CSTK có lúc thuận, có lúc trái ngược nhau, cụ thể như sau: Giai đoạn CSTT CSTK 1990 – 1996 Thắt chặt Thắt chặt 1997 – 1999 Thắt chặt Mở rộng 2000 – cuối 2007 Mở rộng Mở rộng Cuối 2007 – 2008 Thắt chặt => Mở rộng Thắt chặt 2009 – 2010 Mở rộng => Thắt chặt Mở rộng 2011 – 2012 Thắt chặt Thắt chặt

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã trình bày khái quát th ực trạng thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa tại Việt Nam trong thời gian qua. Qua đó, thấy được nền kinh tế đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, và việc thực thi chính sách tiền tệ, chính sách tải khóa cũng khác nhau tương ứng với mỗi giai đoạn, có giai đoạn đồng bộ và có giai đoạn chưa đồng bộ. Phân tích thực trạng việc thực thi chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa cũng khó có thể đưa ra nhận định hai chính sách này có tác động đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hay khơng. Vì vậy, phải sử dụng kết hợp phương pháp định lượng để có căn cứ đánh giá đầy đủ và chính xác hơn.

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CHÍNH PH Ủ (CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA) VÀ CUNG TI ỀN (CHÍNHSÁCH TIỀN TỆ) ĐẾN TĂNG TRƯ ỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT

NAM 3.1 Mơ hình nghiên cứu

Nhằm đo lường tác động của CSTK và CSTT đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, tác giả thực hiện mơ hình nghiên cứu với giả định là tăng trưởng kinh tế chịu ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô như: cung tiền, chi tiêu Chính phủ và xuất khẩu.

Để thực thi CSTT, thực hiện chức năng và vai trị của mình, NHTW đã sử dụng hàng loạt các công cụ khác nhau như: dự trữ bắt buộc, lãi suất, thị trường mở, tỷ giá hối đối và hạn mức tín dụng. Các cơng cụ này được NHTW sử dụng đều nhằm làm thay đổi lượng cung tiền (mở rộng hay thắt chặt), qua đó tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Mỗi sự tăng lên hay giảm xuống của khối lượng tiền cung ứng có tác động sâu sắc và tồn diện đến hoạt động kinh tế vĩ mô thông qua các kênh truyền dẫn là tín dụng, tỷ giá, lãi suất, giá cả tài sản,… Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của nền kinh tế mà NHTW làm thay đổi lượng cung tiền ở mức độ phù hợp để điều hành nền kinh tế được hiệu quả. Do đó, tác giả chọn biến cung tiền tệ để đại diện cho CSTT trong mơ hình nghiên cứu tác động của CSTK và CSTT đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

Đối với CSTK, biến chi tiêu chi của Chính phủ được sử dụng để đại diện cho chính sách kinh tế vĩ mơ này. Chi tiêu của Chính phủ nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà nước đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của toàn xã hội. Đây là một trong các cơng cụ quan trọng giúp Chính phủ thực thi CSTK.

Ngồi ra, bởi vì thương m ại nước ngoài là một trong những biến quan trọng để giải thích sự tăng trưởng GDP, nhiều nhà kinh tế cho rằng xuất khẩu

nên được thêm vào như là một trong những biến giải thích trong việc phân tích hiệu quả của CSTT và CSTK. Batten và Haffer (1983) đã đưa ra lý do bao g ồm cả biến xuất khẩu vào mơ hình bằng cách cho rằng nếu các biến ngoại sinh bị bỏ sót là các biến chính sách hoặc có liên quan chặt chẽ với các biến đại diện cho hoạt động tiền tệ và tài chính, thiếu sót này có thể dẫn đến một vấn đề thống kê nghiêm trọng. Vấn đề này sẽ nghiêm trọng hơn ở những nước có độ mở nền kinh tế nhiều.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, với mức độ hội nhập kinh tế ngày càng nhiều, do đó, việc xem xét chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ có tác động đến tăng trưởng kinh tế hay khơng, ngồi xem xét dựa trên các biến kinh tế vĩ mô như cung tiền và chi tiêu Chính phủ cũng cần thiết xem xét đến biến đại diện cho xuất khẩu.

Từ đó, mơ hình nghiên cứu được xác định cụ thể như sau: GDP = f(M2, EXPEND, EX)

Trong đó:

GDP: là biến phụ thuộc đại diện cho tăng trưởng kinh tế Các biến giải thích:

M2: cung tiền

EXPEND: chi tiêu Chính phủ EX: xuất khẩu

Để kiểm định mơ hình tác giả sử dụng phương trình hồi quy như sau: GDPt = α1 + α2 M2t + α3 EXPENDt + α4 EXt + εt (3.1)

3.2. Dữ liệu nghiên cứu và phương pháp thực nghiệm

Trong q trình phân tích và tìm kiếm dữ liệu cho bài nghiên cứu của mình, tác giả có tham khảo một số dữ liệu trong một số báo cáo của các tổ chức có uy tín như:

- GSO: Tổng cục thống kê Việt Nam - MOF: Bộ Tài chính Việt Nam - ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á - IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế

- WB: Ngân hàng thế giới

Mô tả chi tiết các biến:

- GDP: đại diện cho tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm (%) - M2: thay đổi trong cung tiền (money supply) hàng năm (%) - EXPEND: tổng chi tiêu của Chính phủ (tỷ đồng)

LEXPEND: giá trị logarit của EXPEND

- EX: giá trị xuất khẩu của Việt Nam (triệu USD) LEX: giá trị logarit của EX

Để đo lường các yếu tố tác động lên tăng trưởng kinh tế trong mơ hình thực nghiệm, tác giả thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: thực hiện kiểm tra trật tự tích hợp của các biến (intergration

order). Trật tự tích hợp các biến quyết định việc lựa chọn phương pháp thích hợp để ước lượng các tham số của mình. Nếu các biến có cùng trật tự tích hợp, phương pháp bình phương bé nhất OLS (ordinary least square) là phù hợp nhất để ước lượng mơ hình. Nếu các biến khơng có cùng trật tự, việc dùng OLS sẽ đưa ra các kết quả khơng chính xác và vì thế phương pháp tiếp cận khác là cần được xem xét. Để xác định trật tự của các biến cũng như kiểm định tính dừng và khơng dừng (unit roots or non-stationary) của các chuỗi thời gian trong mơ hình thực nghiệm, tác giả kiểm định nghiệm đơn vị phương pháp Augmented Dickey Fuller test (ADF) và Phillips – Perron test.

Theo định nghĩa, một chuỗi thời gian được xem là dừng nếu giá trị trung bình và phương sai c ủa nó khơng thay đổi theo thời gian và trị số hiệp phương sai giữa hai giai đoạn chỉ phụ thuộc khoảng cách giữa hai giai đoạn đó và khơng phụ thuộc vào thời điểm thực sự mà hiệp phương sai được tính tốn.

Nếu một vài hay tất cả các biến trong mơ hình là khơng dừng, việc kiểm định giả thuyết theo quy ước và khoảng tin cậy sẽ không đáng tin. Khi một chuỗi được xác định là khơng dừng, việc nghiên cứu đặc tính của chúng chỉ phù hợp trong giai đoạn được khảo sát và kết quả nghiên cứu không thể sử dụng cho các giai đoạn khác, ngồi ra phân tích hồi quy cho các chuỗi khơng dừng có thể đưa đến kết quả là hồi quy giả mạo. Hồi quy giả mạo có hệ số xác định R2 cao và thống kê t có ý ngĩha nhưng th ực sự khơng có ý nghĩa (Granger và Newbold, 1974).

Có nhiều cách để kiểm định tính dừng của chuỗi thời gian như: dùng đồ thị; hàm tự tương quan và giản đồ tự tương quan; kiểm định nghiệm đơn vị; tuy nhiên, kiểm định nghiệm đơn vị là cách dùng phổ biến hiện nay.

Tính dừng được thiết lập bằng cách kiểm định nghiệm đơn vị theo phương pháp Augmented Dickey Fuller test (ADF); phương pháp luận của kiểm định này như sau:

quy:

Kiểm định ADF cho nghiệm đơn vị được hình thành theo mơ hình hồi

Δyt = β0 + δYt + γ1ΔYt-1 + γ2ΔYt-2 + … + γpΔYt-p + µt (3.2) Với:

Y: biến chuỗi thời gian cần khảo sát Δ: toán hạn sai phân

β, δ, γ1... γp: các tham số ước lượng µt: nhiễu trắng

H0: δ = 0 (Yt là chuỗi không dừng)

Một phần của tài liệu Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ có tác động đến tăng trưởng kinh tế nghiên cứu trường hợp tại việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 40)