Quy mơ sở hữu và bình qn sở hữu của các chức sắc

Một phần của tài liệu scribfree.com_luan-van-thac-si-nhan-van-kinh-te-van-hoa-chau-luc-yen-tinh-tuyen-quang-nua-dau-the-ki-xix-download-tai-tailieutuoi-com (Trang 49 - 52)

Đơn vị: Mẫu, sào, thước, tấc, phân (m.s.th.t.p)

Chức vụ Số chủ % Diện tích sở hữu Bình quân sở hữu

một chủ Sắc mục 16 30,19 42.5.7.2.0 2.6.8.8.0 Xã trưởng 13 24,53 53.1.4.4.0 4.0.13.0.0 Thôn trưởng 21 39,62 114.8.5.0.0 5.4.3.0.0 Khán thủ 1 1,89 1.0.5.3.0.0 1.0.5.3.0 Tổng trưởng 2 3,77 Tổng 53 100 211.9.6.9.0 4.1.7.1.0

Nguồn: Thống kê 15 địa bạ Gia Long 4 (1805)

Có 53 chức sắc sở hữu 211.9.6.9.0, bình quân mỗi chức sắc sở hữu 4.1.7.1.0. Trong các chức sắc thì số lượng thôn trưởng là lớn nhất về số chủ (39,62%) và diện tích 114.8.5.0.0. Ngược lại, khán thủ chỉ có một người và sở hữu 1.0.5.3.0.0.

Bên cạnh những chức sắc có ruộng thì có chức sắc khơng có ruộng (chiếm 12 chủ) như: Xã trưởng Hồng Đình Tun tại xã Thuận Mục thuộc tổng Lâm Trường Hạ, thơn trưởng Hồng Đình Văn và Hồng Đình Thắng tại xã Đà Dương thuộc Lâm Trường Hạ, tổng trưởng Hồng Đình Thạc xã Liễu Đơ thuộc tổng Lâm Trường Thượng.

Về bình quân sở hữu, số chủ là thôn trưởng chiếm số lượng lớn nhất về số chủ và diện tích và có bình qn diện tích lớn nhất (5 mẫu 4 sào 3 thước), trong khi đó có 2 tổng trưởng khơng có ruộng. Như vậy ta có thể thấy, sở hữu diện tích của các chức sắc ở châu Lục Yên thời kỳ này không được đồng đều.

Bằng những phân tích có tính định lượng như trên cho thấy, đội ngũ sắc mục có quyền lực kinh tế thơng qua quyền sở hữu ruộng đất tư lớn hơn hẳn so với các chức dịch. Phải chăng đây mới chính là những người thực sự có quyền lực trong thơn, xóm. Xã trưởng đứng đầu đơn vị hành chính cơ sở, nhưng do tính tự quản của cộng đồng làng xã nên cũng phải tôn trọng các sắc mục và chấp hành những quy định của hội đồng sắc mục về những hoạt động của cộng đồng làng xã. Đây là thể hiện một phần mối quan hệ giữa “làng” và “ nước” giữa “lệ làng” và “phép nước”.

2.2. Tình hình ruộng đất châu Lục Yên theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840)

Để có cái nhìn cụ thể về tình hình ruộng đất thời Minh Mệnh, tơi đã sử dụng 9 địa bạ của 9 xã (Lâm Trường Thượng, Minh Chuẩn, Đào Lâm thuộc tổng Lâm Trường Thượng; Từ Hiếu thuộc tổng Lịch Hạ; Thản Cù thuộc tổng Lâm Trường Hạ; Lương Sơn, Điện Quan thuộc tổng Lương Sơn; Bì Hạ thuộc tổng Bì Hạ; Động Khai thuộc tổng Trúc Lâu) được lập năm Minh Mệnh 21 (1840).

2.2.1. Tình hình các loại ruộng đất ở Lục Yên

Theo số liệu của địa bạ châu Lục Yên năm Minh Mệnh 21 (1840), các loại ruộng đất được thống kê trong bảng 2.7 như sau:

Bảng 2.7. Thống kê ruộng đất châu Lục Yên theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840)

Đơn vị tính: Mẫu, sào, thước,tấc, phân

STT Tổng Tổng diện tích Tƣ điền Công thổ Thực trƣng Lƣu hoang 1 Lâm Trường Thượng

Lâm Trường Thượng 65.8.10.0.0 65.8.10.0.0 Minh Chuẩn 5.0.0.0.0

Đào Lâm 56.4.4.1.0 6.4.4.1.0 50.0.0.0.0 2 Lịch Hạ Từ Hiếu 49.0.9.4.0 11.4.0.0.0 37.6.9.4.0 3 Lâm Trường Hạ Thản Cù 34.1.5.4.0 17.6.0.0.0 16.5.5.4.0

4 Lương Sơn Lương Sơn 144.0.14.7.0 16.0.0.0.0 123.1.14.7 4.9.0.0.0 Điện Quan 20.6.4.6.0 0.7.4.6.0.0 19.9.0.0.0

5 Bì Hạ Bì Hạ 93.4.8.0.0 2.5.0.0.0 90.9.8.0.0 6 Trúc Lâu Động Khai 72.1.12.0 18.0.0.0.0 54.1.12.0.0

Tổng 9 xã 540.8.8.2.0 140.0.3.7.0 395.9.4.5.0 4.9.0.0.0

Nguồn: Thống kê 9 địa bạ Minh Mệnh 21 (1840)

Theo địa bạ năm 1840, diện tích tư điền vẫn chiếm gần như tuyệt đối (99,09%) tổng diện tích ruộng đất cả châu, khơng có cơng điền và tư thổ.

Tổng diện tích là 540.8.8.2.0. Trong đó diện tích tư điền thực trưng là 140.0.3.7.0

(chiếm 25,89%); còn lại là tư điền lưu hoang với diện tích là 395.9.4.5.0 (chiếm 73,20 %). Như vậy, cho đến tận năm 1840, tức là sau khi triều đại nhà Nguyễn lên

ngôi được 38 năm, nhưng diện tích ruộng đất bỏ hoang ở châu Lục Yên không giảm và số bỏ hoang này đều là điền.

Đáng chú ý là, thời điểm này đã xuất hiện công thổ (đất công) ở xã Lương Sơn tổng Lương Sơn với diện tích là 4 mẫu 9 sào. Đây cũng là điểm khác với thời Gia Long trước đó. Để giải thích vấn đề này có lẽ do thời kỳ Minh Mệnh cho rà soát lại việc lập địa bạ hoặc do chính sách đẩy mạnh khai hoang.

2.2.2. Sở hữu ruộng đất tư

Bảng 2.8. Quy mô tư hữu ruộng đất của chủ sở hữu năm (1840)

Đơn vị tính: Mẫu, sào, thước, tấc, phân (m.s.th.t.p)

STT Diện tích sở hữu

(mẫu) chủ Số Tỷ lệ % Diện tích sở hữu Tỷ lệ %

1 < 1 5 15,15 3.1.9.6.0 2,21 2 Từ 1 đến 3 10 30,30 17.8.14.1.0 12,71 3 Từ 3 đến 5 3 9,09 12.4.0.0.0 9,01 4 Từ 5 đến 10 12 36,37 76.5.10.0.0 54,64 5 Từ 10 đến 20 3 9,09 30.0.0.0.0 21,43 Tổng 33 100 140.0.3.7.0 100

Nguồn: Thống kê 9 địa bạ Minh Mệnh 21 (1840))

Với số liệu trên, chúng ta thấy: Với 33 chủ sở hữu 140.0.3.7.0 diện tích tư điền thực trưng. Trong đó:

Sở hữu dưới một mẫu chiếm 15,15% số chủ và 2,21 diện tích. Sở hữu từ 1 đến 3 mẫu chiếm 30,3% số chủ và 12,71% diện tích.

3 chủ có số ruộng đất từ 3 đến 5 mẫu chiếm 9,09% số chủ và 9,01% diện tích. Tập trung từ 5 - 10 mẫu có 12 chủ sở hữu chiếm 36,37% số chủ và 54,64% diện tích.

Chỉ có 3 chủ sở hữu diện tích trên 10 mẫu chiếm 9,09% số chủ và 21,43 diện tích. Quy mơ sở hữu ruộng đất tư được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ 2.2 sau:

2.2.3. Bình quân thửa và bình quân sở hữu một chủ

Với 37 thửa ruộng phân bố trên 140.0.3.7.0 thì bình quân số thửa là 3.7.12.6.0 Trong đó xã có số bình qn thửa cao nhất là xã Lương Sơn thuộc tổng Lương Sơn (8 mẫu), xã có bình qn thửa thấp nhất là xã Hạ Bì thuộc tổng Hạ Bì (5 sào).

Trong 33 chủ sở hữu 140.0.3.7.0 diện tích có thể tính sở hữu thì bình qn

mỗi chủ sở hữu là 4.4.0.1.0. Trong đó, xã có số bình qn cao nhất là xã Lương Sơn thuộc tổng Lương Sơn (8 mẫu), xã có bình qn thấp nhất là xã Điện Quan thuộc tổng Lương Sơn (7 sào 4 thước 6 tấc).

Một phần của tài liệu scribfree.com_luan-van-thac-si-nhan-van-kinh-te-van-hoa-chau-luc-yen-tinh-tuyen-quang-nua-dau-the-ki-xix-download-tai-tailieutuoi-com (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)