Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.3. Các thành phần dân tộc
Lục Yên cũng như các huyện khác của tỉnh Yên Bái, là mảnh đất vốn có lịch sử lâu đời. Từ xa xưa đã có sự tồn tại của con người.
Từ tháng 10 năm 1963 đến tháng 12 năm 1964, các nhà khảo cổ học đã khai quật di chỉ tại hang Hùm (địa phận xã Tân Lập ngày nay). Tại hang Hùm, hàng ngàn hóa thạch của 30 lồi được phát hiện, đặc biệt việc tìm thấy những chiếc răng hàm của người khôn ngoan đã chứng tỏ Lục Yên là vùng đất có người của thời kì đồ đá cũ tồn tại và phát triển [4, tr.16].
Văn hóa đá mới mà tiêu biểu là giai đoạn hậu kỳ đá mới được tìm thấy ở nhiều điểm thuộc lưu vực sông Chảy. Đặc trưng nổi bật của thời kỳ này là rìu bơn có vai, tìm thấy ở Lũng Ro (Phan Thanh), Khn Thống (Tân Lĩnh).
Những dấu tích của thời đại kim khí cũng tìm thấy ở Lục n với trống đồng
Như vậy là các di chỉ khảo cổ học thuộc văn minh sông Hồng của thời đại Hùng Vương đã có mặt ở các vùng đất trong đó có Lục Yên. Con người ở đây đã rời hang động trong rừng, núi xuống cư trú ở vùng thấp và các dải đất ven sông Chảy để canh tác. Họ dùng rìu đá mài, rìu đồng để làm đất. Khi kỹ thuật luyện kim phát triển xuất hiện thêm lưỡi cày, lưỡi cuốc. Nghề gốm, sành, sứ xuất hiện đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của con người. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những đồ dùng bằng gốm, sành với nhiều niên đại khác nhau ở Tân Lĩnh, Yên Thắng, Tân Lập...
Từ những di chỉ, di vật phát hiện ở địa phương cho ta biết một chặng đường kéo dài hàng vạn năm từ thời đồ đá cũ đến thời đồng thau. Chứng tỏ Lục Yên nằm trong khu vực địa bàn sinh tồn và phát triển liên tục của người Việt cổ trên đất nước ta. Đến nay trên dải đất Lục Yên đã có nhiều dân tộc cùng sinh sống. Sự phân bố dân cư - dân tộc mang yếu tố xen kẽ cao, thấp khác nhau.
Sách Đồng Khánh địa dư chí có viết: “Châu hạt đều là người Thổ (Tày), người Nùng, người Mán, chuyên làm ruộng đốn củi. Một ít người có học chữ. Tục chuộng tiết kiệm, đại để giống phong tục Thu Châu, Hàm Yên” [51, tr.868].
Huyện có 4 dân tộc cùng chung sống là Tày, Dao, Kinh, Nùng và 13 dân tộc khác, như dân tộc: Hoa, Sán Chay, Khơ Mú, Giáy.... Theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện Lục n, tính đến tháng 12 năm 2015 tồn huyện có 107.732 nhân khẩu được phân bố theo các dân tộc sau:
Bảng 1.1. Thành phần các dân tộc huyện Lục Yên
STT Dân tộc Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Ghi chú
1 Tày 58.068 53,9 2 Dao 20.576 19,1 3 Kinh 17.485 16,23 4 Nùng 11.096 10,3 6 Các dân tộc khác 507 0,47 Tổng số 107.732 100
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Lục Yên, 2015
Trên cơ sở tư liệu hiện có và kết quả khảo sát thực tế có thể khái quát về các thành phần dân tộc như sau:
1.3.1. Dân tộc Tày
Dân tộc tày là một cộng đồng thuộc ngơn ngữ Tày – Thái. Tộc danh Tày có lẽ bắt nguồn từ cư dân chuyên nghề cày ruộng, mà bộ nông cụ tiêu biểu là cái cày, tiếng Tày - Thái truyền thống gọi cái cày là “Mạc Thay” hay “Thây” rồi biến âm thành Tày hay Thái (cũng có dụng ý như vậy khi người Tày được gọi là Cần Nà, tức người cày ruộng). Từ thế kỉ XV, người Tày còn được gọi là người Thổ để phân biệt giữa thổ quan địa phương với lưu quan người Kinh từ dưới xuôi lên. Lưu quan người Kinh bị thổ hóa gọi là Thổ lưu quan. Thổ trong trường hợp này được hiểu là người bản xứ hay “thổ địa”. Từ 1945 trở lại đây thống nhất cách gọi là dân tộc Tày.
Theo số liệu thống kê tỉnh Yên Bái, Dân tộc Tày chiếm khoảng hơn 17% dân số toàn tỉnh, sống tập trung trong 7 huyện và chủ yếu là ở huyện Lục Yên. Ở Lục Yên, dân tộc Tày lại chiếm số dân đông nhất trong huyện (có khoảng 58.068 người, chiếm 53,9% dân số trong tồn huyện).
Địa bàn cư trú của đồng bào Tày phần lớn ở những nơi có điều kiện sản xuất nơng nghiệp và thuận lợi giao thông, sống tập trung ở các xã như: xã Tân Lĩnh, Động Quan, Minh Xuân, Tân Lập, Mường Lai...Tuy vậy, cũng có những nơi đồng bào Tày sinh sống ở các xã vùng cao như: xã Lâm Thượng, Khánh Thiện... Họ sống xen cư với các dân tộc khác trong huyện. Kinh tế chủ yếu của người Tày là làm ruộng nước, chăn nuôi gia súc và gia cầm.
Người Tày ở Lục Yên có ba bộ phận hợp thành:
Thứ nhất, người Tày hay “Thổ”, là những người đã sinh sống từ lâu đời ở địa phương, tức là người Tày bản địa. Qua số liệu thống kê của huyện cũng như qua khảo sát thực tế cho thấy, cư dân Lục Yên chủ yếu là người Tày bản địa. Hiện nay chiếm ưu thế trong tộc người Tày là họ Hồng (Hiện nay, dịng họ này có nhiều người nắm giữ vai trò lãnh đạo trong huyện với nhiều chức vụ như: Hoàng Văn Đạo - Chánh Thanh tra huyện, Hoàng Văn Số - Trưởng phịng Nơng nghiệp và phát triển nông thơn, Hồng Viễn - Trưởng phịng Tài chính và Kế hoạch...)
Thứ hai, là bộ phận người Tày gốc Kinh từ miền xi lên theo lệnh của triều đình, đi dạy học hoặc đi tìm đất để sinh nhai, sau đó ở lại địa phương làm ăn sinh sống với người Tày và đã “Tày hóa”. Những người này do sinh sống ở địa phương
lâu ngày, một số dịng họ đã trở thành người Tày bản địa, vì thế người Tày ở Lục Yên có câu “Kinh già hóa Thổ”. Cụ thể ở xã Tịng Lệnh (nay là xã Phan Thanh), theo các cụ cao tuổi kể rằng: Tổ tiên một bộ phận cư dân ở đây có nguồn gốc là người Kinh quê quán ở Hải Dương, Hải Phịng làm nghề đánh cá biển, trong q trình giao lưu buôn bán lâm thổ sản, ban đầu là buôn bè tre giang (lạt giang) về xuôi, nên gọi là “Keo mạy ràng” (Kinh buôn giang). Tiếp theo là nhiều lý do khác, họ di cư lên lập nghiệp tại Vạn Thiều, đặt tên cho quần cư của mình là “Vạn” (tức nghề cá) gắn với địa danh sở tại là xã Xuân Thiều rồi thành Vạn Thiều sau này. Trải qua nhiều đời, sự giao thoa giữa hai nền văn hóa miền núi và miền biển hòa quyện với nhau, dần dà trở thành người Tày. Nhìn chung người Tày thuộc các dịng họ Nguyễn, Đinh, Cao, Vũ, Hà, Phạm…đều là gốc Kinh [85].
Thứ ba, bộ phận Tày - Nùng từ Quảng Tây, Trung Quốc tới Lục Yên tìm kế lập nghiệp. Vùng tả hữu Giang Quảng Tây vốn là vùng quê cha đất tổ của người Tày- Thái. Một nhóm họ tự gọi mình là người Tày, cịn người Nùng có thể là một bộ phận người Tày lệ thuộc quyền lực của họ Nông, là người của họ Nông, hay Nùng, nên gọi là họ Nùng. Từ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, do ách thống trị hà khắc của nhà Thanh, việc làm ăn sinh sống gặp nhiều khó khăn. Khởi nghĩa nơng dân Thái Bình Thiên Quốc bị triều đình Mãn Thanh đàn áp dã man. Nhiều người đã rời bỏ quê hương sang đất Việt Nam trong đó có Lục Yên để tìm kế sinh nhai. Họ đã nhanh chóng hịa nhập với các bộ tộc dân tộc Tày bản địa một cách tự nhiên.
Trong q trình lịch sử, dân tộc Tày nói chung và dân tộc Tày ở Lục Yên nói riêng dù là người Tày bản địa “cốc đin mác nhả” hay người Tày gốc Kinh ở miền xuôi lên, người Tày - Nùng từ Trung Quốc sang, đều đã sớm tự nguyện hòa hợp, cố kết lại với nhau thành cộng đồng người Tày.
1.3.2 Dân tộc Dao
Hiện nay người Dao ở Lục Yên có số dân đứng thứ hai sau dân tộc Tày, với dân số khoảng 20.576 người (chiếm 19,1% dân số trong toàn huyện). Người Dao vốn không phải cư dân bản địa. Về nguồn gốc của người Dao thì trong cộng đồng dân tộc Dao vẫn còn lưu truyền rộng rãi trong truyện Bàn Hồ. Bàn Hồ không chỉ là câu chuyện truyền khẩu, mà nó cịn được ghi khá chi tiết trong các cuốn bảng văn và trong các cuốn sách cúng của người Dao. Quá trình di cư vào Việt Nam có thể bắt
đầu từ thế kỷ XIII cho đến những năm 40 của thế kỷ XX. Người Dao cư trú ở tây bắc Bắc Bộ, đến Việt Nam vào khoảng thế kỷ XIII và đi theo đường bộ. Còn người Dao ở Đông Bắc Bắc Bộ và một số tỉnh trung du cũng bắt đầu đến Việt Nam vào khoảng thế kỷ XIII cho đến thế kỷ XX, họ đi bằng đường thủy là chủ yếu [11, tr. 22]. Khi định cư ở Việt Nam, họ có nhiều tên gọi khác nhau: Dao Nhân, Kiềm Miền, Dụ Lẩy Miền, Ồ Gang Miền, Dụ Kùn Miền, Cần Đông, Cần Khau, Cần Téo Chèn… Người Dao ở Lục Yên chia ra các ngành: Dao Quần Trắng, Dao Quần Chẹt, Dao Làn Tuyển, Dao Đỏ. Tên gọi các ngành Dao hầu hết căn cứ vào trang phục mà đặt tên. Tuy tiếng nói và phong tục tập qn khơng hồn tồn giống nhau nhưng các ngành Dao trên rất đoàn kết trong xây dựng bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Địa bàn cư trú của họ chủ yếu vùng núi thấp, dọc theo các con suối thành các bản riêng biệt, khoảng cách giữa các nhà thưa thớt. Họ sống tập trung đông nhất là ở các xã Động Quan, Phúc Lợi, Tân Phượng và Khai Trung. Nguồn sống chính của họ là trồng lúa nước, lúa nương, chăn ni, trồng cây ăn quả, … Nhìn chung, trình độ canh tác của người Dao ở Lục Yên thấp, nghề phụ không phát triển, chưa biết tận dụng khả năng của đất đai. Hiện nay, một số người Dao ở Lục Yên nhờ có thu nhập từ cây quế nên nhiều gia đình khá giả, đây là nghề truyền thống mới được tái lập của người Dao dùng làm của hồi mơn cho con cái xây dựng gia đình. Dân tộc Dao ở Lục Yên cũng giống như các dân tộc khác trong huyện đã hòa đồng, gắn kết với nhau.
1.3.3. Dân tộc Kinh
Dân tộc Kinh là dân tộc đa số ở Việt Nam với tỷ lệ dân cư đơng nhất. Người Kinh cịn có tên gọi khác là người Việt. Cịn người Tày thì gọi người Kinh là “Cần Keo”, theo đó các dân tộc khác cũng gọi người Kinh là “Cần Keo”.
Ở Lục Yên dân tộc Kinh có số dân đứng thứ 3 trong huyện, dân số là 17.485 (chiếm 16,23%). Về nguồn gốc, họ từ dưới xi lên, có bộ phận là những người lên bn bán. Có bộ phận là những người nghèo tha phương cầu thực, lên miền núi làm ăn. Có bộ phận khác là con, cháu của các quan quân nhà Mạc chạy lên lánh nạn. Đến thời kỳ nhà Nguyễn, với chính sách lưu quan, những quan lại khi lên Lục Yên đã mang theo cả gia quyến và ở lại đây …
Trong cuộc vận động cách mạng để tiến tới tổng thởi nghĩa tháng Tám năm 1945, số người Kinh lên Lục Yên ngày càng nhiều. Đó là những cán bộ, bộ đội đi
tuyên truyền vận động cách mạng, tổ chức khởi nghĩa vũ trang, tham gia chiến đấu. Bên cạnh đó cịn bộ phận những gia đình đi tản cư, rời bỏ vùng bị địch tạm chiếm lên Lục Yên. Sau năm 1954, một số cán bộ, bộ đội và những gia đình tản cư trở lại miền xi, bên cạnh đó một bộ phận khơng nhỏ đã ở lại lập nghiệp trên mảnh đất Lục Yên.
Vào những năm 60 của thế kỷ XX, với chính sách của nhà nước về “Phát triển kinh tế - văn hóa miền núi” số người Kinh ở đây gia tăng đáng kể.
Người Kinh ở Lục Yên sinh sống tập trung đông nhất ở thị trấn Yên Thế. Trước đây dân tộc Kinh ở xã Yên Thắng không nhiều như hiện nay, nhưng đến năm 1967 do thực hiện chuyển dân vùng hồ Thác Bà nên nhiều nhân khẩu người Kinh đã chuyển vào xã Yên Thắng (đây là xã có số người Kinh đơng nhất sau thị trấn Yên Thế). Ngồi ra, dân tộc Kinh cịn cư trú ở các xã: Tân Lĩnh, Minh Xuân, Liễu Đô... chủ yếu là người Kinh gốc Hà Đông, Nam Định, Hưng Yên. Từ những năm từ năm 1976 đến năm 1985, đồng bào các tỉnh miền xuôi tiếp tục lên xây dựng vùng kinh tế mới thì số lượng người Kinh ở Lục Yên trở nên đông đúc hơn. Họ sống xen lẫn với các dân tộc khác trong huyện, chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, đặc biệt họ rất thông thạo việc buôn bán và kinh doanh.
1.3.2. Dân tộc Nùng
Đại bộ phận người Nùng ở Việt Nam nói chung và ở Lục Yên nói riêng, đều
có nguồn gốc từ Quảng Tây (Trung Quốc). Họ di cư sang Việt Nam cách ngày nay khoảng 200 đến 300 năm.
Dân tộc Nùng ở Lục Yên có dân số là 11.096 (chiếm 10,3% dân số trong toàn huyện), sống xen kẽ với các dân tộc Tày, Kinh, Dao, Hoa…ở rải rác hầu khắp các xã trong huyện. Nơi tập trung đông nhất là các xã Liễu Đô, Phan Thanh, Yên Thắng, Tân Lĩnh... Họ chủ yếu chuyển cư đến từ Cao Bằng, Tuyên Quang và Hà Giang; có một bộ phận nhỏ người Nùng có nguồn gốc từ người Kinh, trong q trình sống xen kẽ và giao lưu văn hóa họ tự nhận mình là người Nùng, nói tiếng Nùng, ăn ở và sinh hoạt theo phong tục người Nùng.
Dân tộc Nùng ở Lục Yên chủ yếu thuộc hai nhóm là Nùng An và Nùng Phủ (tên chỉ nhóm địa phương của người Nùng). Người Nùng An và người Nùng Phủ có phong tục tập quán cơ bản giống nhau nhưng có sự khác nhau về tiếng nói. Tiếng Nùng An phát âm gần như tiếng Cao Lan - Sán Chay và tiếng Giáy. Tiếng nói người
Nùng Phủ ảnh hưởng âm sắc của tiếng Tày. Ví dụ ơng Hồng Nừng sinh năm 1939, sống tại xã Phan Thanh, là người dân tộc Nùng và là hậu duệ đời thứ 9 sinh sống ở đây, ơng có thể nghe và nói được tiếng Tày [90].
Dân tộc Nùng ở Lục n mang các họ: Nơng, Mơng, Hồng.
Do địa bàn cư trú của người Nùng ở nơi có nhiều rừng, núi và ở khoảng giữa là thung lũng lòng chảo nên đồng bào Nùng rất thành thạo trong khai thác đất đồi, làm nương rẫy, đất bằng trồng lúa nước.
Nguồn sống chính người Nùng ở Lục Yên là làm ruộng và trồng các loại hoa màu như: ngô, khoai, sắn... cách trồng trọt và công cụ sản xuất giống như người Tày.
Tóm lại, các dân tộc ở Lục Yên dù là người dân bản địa hay dân nhập cư, dù là người miền xuôi hay miền ngược nhưng khi cùng chung sống các dân tộc nơi đây đều có tinh thần đồn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Tuy khác nhau về ngôn ngữ, phong tục tập quán song họ gắn bó mật thiết với nhau trong lao động sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập và sinh hoạt cộng đồng tạo nên nét văn hóa đặc sắc, đa dạng và phong phú.
1.4. Khái quát tình hình chính trị - xã hội
Nhà Nguyễn được thiết lập, vua Gia Long về cơ bản vẫn tiếp tục thực hiện chính sách của nhà Lê ở Bắc Hà, phần lớn có dịng họ thổ tù, lang cun, lang đạo ở các trấn biên giới phía Bắc vẫn chịu nhiều ân sủng của nhà Lê. Vì vậy vua Gia Long đã sử dụng con cháu nhà Lê trong một số cơng việc. Ngồi ra Gia Long cịn miễn thuế cho các phiên thần thời Lê. Các chính sách này nhằm ngăn chặn những cuộc nổi dậy hay chống đối của các phiên thần nhà Lê. Khoảng 20 năm đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn tiếp tục duy trì chế độ phiên thần cho các thổ tù biên giới, được gọi là thổ quan. Năm 1802, các phủ, huyện, châu, thổ dân ở Hưng Hóa, Quảng Yên, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn lấy quan người địa phương quản lãnh (thổ quan). Trong bộ máy chính quyền Gia Long cịn đặt chức Man Phủ Sứ để chun trách cơng việc phủ dụ lôi kéo các tộc người miền núi.
Dưới thời vua Gia Long chính quyền địa phương về cơ bản vẫn được tổ