Đối với các doanh nghiệp Việt Nam thường xuyên thực hiện hoạt động

Một phần của tài liệu Đỗ Minh Phương_LKT_820333_đợt bảo vệ (08.2022) (Trang 79 - 81)

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam thường xuyên thực hiện hoạt động

nhập khẩu và lựa chọn phương thức thanh toán là phương thức tín dụng chứng từ

Thứ nhất, tìm hiểu, nắm được các quy định của UCP 600 để biết được các rủi ro có thể gặp phải khi lựa chọn phương thức thanh toán là LC. Mặc dù LC là phương

thức thanh tốn được cho là có nhiều ưu điểm nhất trong các phương thức TTQT hiện nay, phương thức này vẫn còn tồn tại nhiều điểm hạn chế nhất định, cụ thể như đã phân tích các vấn đề liên quan đến tính độc lập của LC. Do vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các quy định liên quan đến phương thức này, nghiên cứu các rủi ro phát sinh và xây dựng các kế hoạch để phòng ngừa các rủi ro liên quan. Thực trạng hiện nay cho thấy, các cán bộ nhân viên bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu không biết đến hoặc không hiểu về UCP 600. Bởi họ cho rằng, UCP 600 chỉ dành cho các Ngân hàng, họ chỉ cần quan tâm đến vấn đề khi nào thì hàng về, thanh tốn theo chỉ định của Ngân hàng, hoặc, khi nào nhận được tiền. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu các thức xử lý các rủi ro phát sinh, nhằm bảo vệ được tối đa quyền lợi của doanh nghiệp.

Thứ hai, khi lựa chọn đối tác, phải có sự tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát trước về đối tác, ln có sự theo dõi, bám sát vào chu trình mua bán hàng hóa quốc tế của doanh nghiệp. Việc tìm hiểu kỹ về đối tác giúp giảm thiểu rất lớn các rủi ro về gian lận, giả mạo chứng từ. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn còn chủ quan, cho rằng chỉ cần mở được LC là có được sự bảo đảm chắc chắn sẽ nhận được thanh tốn mà khơng biết rằng LC là một phương thức có điều kiện. Thơng thường, khi được thơng báo LC, các doanh nghiệp xuất khẩu thường chỉ kiểm tra tên bên yêu cầu phát hành LC, số tiền, hàng hóa chứ không quan tâm đến các vấn đề khác, mặc dù khi thông báo LC, Ngân hàng ln nhắc nhở khách hàng kiểm tra tồn bộ nội dung LC. Các doanh nghiệp cũng không nên quá tin rằng người mở LC sẽ khơng lợi dụng những sai sót để từ chối trả tiền, bởi niềm tin này sẽ làm các doanh nghiệp không quan tâm đến vấn đề lập một bộ chứng từ phù hợp một cách nghiêm ngặt.

Thứ ba, có sự trao đổi, phối hợp, cung cấp thơng tin cho Ngân hàng, đặc biệt trong quá trình phát hành LC và trong thời gian kiểm bộ chứng từ xuất trình theo LC. Các doanh nghiệp cần cân nhắc thật kỹ các nội dung quy định trong LC, đặc biệt là liên quan đến bộ chứng từ xuất trình. Khi đối tác có điểm nào trong LC khơng đồng ý hoặc có yêu cầu sửa đổi, cần hỏi rõ lý do và cần giữ lập trường của doanh nghiệp trong việc quy định điều kiện của bộ chứng từ, tránh nhượng bộ, rút ngắn những yêu cầu của bộ chứng từ.

Thứ tư, khi nhận được bộ chứng từ được xuất trình đến Ngân hàng, trong trường hợp phát hiện ra sai sót, cần thơng báo với Ngân hàng để được hỗ trợ xử lý. Trong trường hợp khởi kiện, cần tìm hiểu được bản chất của vấn đề là khởi kiện vi phạm hợp đồng hay khởi kiện theo LC; thu thập đủ, chính xác những tài liệu, chứng cứ để bảo đảm được quyền lợi của công ty.

Một phần của tài liệu Đỗ Minh Phương_LKT_820333_đợt bảo vệ (08.2022) (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)