3.3. Một số kiến nghị
3.3.2. Đối với Nhà nước và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực
liên quan
Thứ nhất, tăng cường phổ biến các quy định tại UCP 600 và nguyên tắc độc lập của Thư tín dụng, đặc biệt là phổ biến về các nhận định của Tòa án tại Án lệ số 13. Việc phổ biến này là rất quan trọng để các Ngân hàng cũng như các doanh nghiệp hiểu được đúng các quy định cũng như cách áp dụng tại Việt Nam. Việc tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp và hoạt động TTQT của các Ngân hàng ngày càng nhiều, mặc dù vậy, các nguồn thơng tin về pháp luật liên quan cịn chưa được tiếp cận một cách đầy đủ và tích cực, đặc biệt là tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mới thành lập hoặc hoạt động trên ít thị trường, do nguồn lực cịn hạn chế và chưa có sự đầu tư tìm hiểu về pháp luật.
Thứ hai, tạo ra các cuộc trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các Ngân hàng. Thực tế, các Ngân hàng dù gặp các vướng mắc, hay vướng vào các tranh chấp liên quan đến TTQT thường rất ít khi chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Nguyên nhân là bởi vì, các Ngân hàng lo sợ ảnh hưởng đến uy tín của mình trước khách hàng, hoặc, các Ngân hàng chưa được Nhà nước tạo ra cơ hội để tiến hành chia sẻ trong ngành Ngân hàng. Điều này dẫn đến việc, một vấn đề có thể bị nhiều Ngân hàng mắc phải, lặp lại từ Ngân hàng này sang Ngân hàng khác. Các Ngân hàng có thể cũng chưa tìm được cách giải quyết, hoặc thâm chí, chưa nhận diện được các rủi ro liên quan. Hơn nữa, một doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động TTQT, TTTM tại nhiều Ngân hàng cùng một lúc, do đó, việc tạo ra một nơi để các Ngân hàng có thể trao đổi về các khó khăn, cùng tìm ra cách giải quyết là rất quan trọng. Các cơ quan Nhà nước cần là cầu nối giữa các Ngân hàng, đồng thời, cũng là bên lắng nghe ý kiến, từ đó, đưa ra các định hướng, chỉ đạo phù hợp để giảm thiểu các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn.