CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT
4.3. Phân tích dữ liệu khám phá
Phân tích sau đây dựa trên kết quả khảo sát có phản hồi là thành viên Facebook (557 người). Phần này xem xét sự quen thuộc của những người tham gia khảo sát với mạng xã hội Facebook bao gồm thời gian tham gia Facebook, thời gian vào Facebook mỗi ngày, số lượng bạn bè trên Facebook, các chức năng giao tiếp mà mọi người sử dụng cũng như tham gia các hoạt động khác trên Facebook.
Kết quả khảo sát cho thấy, thời gian người dùng tham gia Facebook phần lớn là từ 2 năm trở lên. Trong đó, số người tham gia Facebook 2 năm có tỷ lệ khoảng 42% (n=232), tham gia với thời gian 3 năm với tỷ lệ khoảng 33% (n=184), kế đến 4 năm với 16% (n=90), chiếm tỷ lệ thấp nhất là thời gian tham gia Facebook trên 7
năm với 0,35% (n=2) và nhóm tham gia 1 năm hay ít hơn cũng chỉ 2% (n=12) (Hình 4.7).
Hình 4.7: Phân bố khoảng thời gian tham gia Facebook
Dữ liệu khảo sát cho thấy những người tham gia Facebook phần lớn dành thời gian khoảng 1 đến 2 giờ mỗi ngày cho Facebook, có khoảng 29% (n=160), nhóm kế cận là 2 đến 3 giờ mỗi ngày với khoảng 21% (n=116) và tiếp theo là nhóm dành thời gian từ 30 đến 60 phút với khoảng 18% (n=102), nhóm từ 10 đến 30 phút thấp hơn chút ít là 17% (n=93), và hầu như nhóm dành dưới 10 phút mỗi ngày cho Facebook là rất ít, chỉ khoảng 4% (n=20) (Hình 4.8).
Cả nam và nữ đều có tỷ lệ thời gian dành cho Facebook của nhóm từ 1 đến 2 giờ mỗi ngày với tỷ lệ cao nhất. Tuy nhiên, có một số khác biệt giữa nam và nữ trong lượng thời gian sử dụng Facebook mỗi ngày. Cụ thể, với nhóm lượng thời gian hơn 3 giờ mỗi ngày và nhóm từ 30 đến 60 phút mỗi ngày dành cho Facebook của nữ có tỷ lệ cao hơn so với tỷ lệ của nam (Hình 4.9).
Hình 4.9: Thời gian sử dụng Facebook trung bình mỗi ngày (theo giới tính)
Xét về độ tuổi, kết quả khảo sát cũng cho thấy hầu hết những người tham gia ở nhóm tuổi 19 đến 22 và nhóm từ 27 đến 35 tuổi có thời gian dành cho Facebook từ 1 đến 2 giờ cao nhất (37,7%, 26,9%). Kế đến là nhóm tuổi 18 hoặc nhỏ hơn có thời gian dành cho Facebook nhiều nhất – hơn 3 giờ (25,8%)
Bảng 4.2: Thời gian lướt Facebook (theo tuổi)
Thời gian TB sử dụng FB mỗi ngày Tuổi 18 hoặc nhỏ hơn Tuổi từ (19- 22) Tuổi từ (23- 26) Tuổi từ (27- 35) Tuổi từ (36- 45) Tổng Dưới 10 phút Count 2 1 7 8 1 19 % theo Tuổi 6.5% .4% 4.4% 6.0% 16.7% 3.4% 10 - 30 Count 5 26 35 24 3 93
60 phút % theo Tuổi 16.1% 11.4% 22.2% 17.9% 50.0% 16.7% 30 - 60 phút Count 3 42 28 28 1 102 % theo Tuổi 9.7% 18.4% 17.7% 20.9% 16.7% 18.3% 1 - 2 giờ Count 6 86 32 36 0 160 % theo Tuổi 19.4% 37.7% 20.3% 26.9% .0% 28.7% 2 - 3 giờ Count 7 57 26 25 1 116 % theo Tuổi 22.6% 25.0% 16.5% 18.7% 16.7% 20.8%
Hơn 3 giờ Count 8 16 30 13 0 67
% theo Tuổi 25.8% 7.0% 19.0% 9.7% .0% 12.0%
Count 31 228 158 134 6 557
Tổng
% theo Tuổi 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
Đa số những người tham gia khảo sát có lượng bạn bè khá nhiều trên mạng xã hội Facebook. Một tỷ lệ cao của kết quả khảo sát cho thấy người tham gia có lượng bạn từ 101 đến 300 bạn là 48% (n=270), tiếp đến là tỷ lệ 31% (n=176) dành cho nhóm có số bạn từ 301 đến 500 bạn Facebook. Hình 4.10 đã cho thấy những người tham gia khảo sát có lượng bạn trung bình đáng kể. Tuy nhiên, số người có bạn từ 700 hoặc cao hơn chỉ có 0,35% (n=2), điều này cũng phù hợp thực tế. Ngồi ra, Hình 4.11 cũng thể hiện sự khác biệt của các nhóm bạn có trên Facebook giữa nam và nữ mặc dù cả hai phái đều có tỷ lệ cao ở nhóm bạn từ 101 đến 300.
Hình 4.11: Số lượng bạn bè trên MXH Facebook (theo giới tính)
Hình 4.12 cho thấy lượng bạn bè nhiều nhất rơi vào độ tuổi 19 đến 22 và có xu hướng giảm dần khi độ tuổi tăng lên. Điều này cho thấy nhóm khảo sát trẻ có lượng bạn bè nhiều hơn hơn nhóm già, trừ trường hợp nhóm có độ tuổi 18 hoặc nhỏ hơn.
Hình 4.12: Số lượng bạn bè trên MXH Facebook (theo tuổi)
Các chức năng của Facebook cho phép người dùng tham gia vào nhiều hoạt động, người dùng có thể tham gia vào Facebook với một hay nhiều mục đích khác nhau đó. Kết quả khảo sát cho thấy những hoạt động được sử dụng nhiều nhất đó là ‘Giữ liên lạc với bạn hiện tại’ (12,32%); ‘Đăng và xem hình ảnh’ (11,84%); ‘Theo dõi các sự kiện’ (10,79%); ‘Chia sẻ thông tin cá nhân’ (10,76%); ‘Liên lạc với bạn cũ’ (9,38%); ‘Mục đích học tập’ (7,93%); ‘Đăng các chức năng xã hội’ (7,85%); ‘Tìm bạn mới’ (7,51%), mục đích sử dụng có tỷ lệ sử dụng thấp nhất là ‘Giữ liên lạc với gia đình’ (2,83%) (Hình 4.13). Ngồi ra, các mục đích sử dụng khác chiếm 9 trường hợp (0,24%).
Hình 4.13: Những hoạt động chính trên Facebook của người tham gia khảo sát
Facebook cung cấp cho người dùng một số chức năng giao tiếp tương tác lẫn nhau. Hầu hết người dùng Facebook tham gia khảo sát sử dụng nhiều hơn một hình thức tương tác trên Facebook. Trong đó, chức năng ‘Đăng lên tường’ có tỷ lệ 35,51%; chức năng ‘Chat’ (28,98%); ‘Tin nhắn’ (22,74%); ‘Thảo luận nhóm’ (6,6%); ‘Chức năng câu hỏi’ (5,4%) – có thể đây là tính năng mới (Hình 4.14).
Hình 4.14: Tỷ lệ sử dụng các chức năng giao tiếp trên Facebook
Theo kế quả khảo sát, dường như tỷ lệ sử dụng Facebook xét theo giới tính thì tỷ lệ sử dụng của nam và nữ có tính tương đồng nhau.
Một câu hỏi quan trọng của khảo sát được thiết kế để đánh giá người tham gia sử dụng Facebook như là một nguồn thông tin thu thập những khuyến nghị của bạn bè Facebook, đồng thời so sánh với các nguồn thơng tin khác. Kết quả khảo sát cho thấy có khoảng 35,72% (n=199) người thường tham khảo bạn bè về những khuyến nghị sản phẩm trước khi mua hàng. Bạn bè trên Facebook được xếp thứ tư trong các nguồn thông tin tham khảo mà người tham gia khảo sát dùng để tham khảo trước khi mua. Các giả thuyết nghiên cứu sẽ được kiểm tra dựa trên các dữ liệu được thu thập từ những người có sử dụng Facebook như một nguồn tham khảo. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy có khoảng 88,3% (n=492) người tham gia dùng các Bộ máy tìm kiếm (Google, Yahoo,...) để tham khảo thông tin sản phẩm; dùng website của công ty chiếm tỷ lệ khoảng 75,94% (n=423); bạn khác hoặc người thân có tỷ lệ khoảng 60,3% (n=336). Hình 4.16 thể hiện kết quả của mục hỏi này với một số khác biệt nhỏ giữa nam và nữ trong việc dùng các nguồn tham khảo, nhìn chung giữa nam và nữ có sự tương đồng trong chọn lựa các nguồn tham khảo.
Một kiểm định Chi bình phương được thực hiện để xác định sự khác biệt giữa giới tính trong vấn đề này. Kết quả của Chi bình phương cho thấy khơng có sự khác biệt đáng kể giữa nam và nữ trong việc chọn nguồn tham khảo là ‘bạn khác hoặc người thân’ và ‘bộ máy tìm kiếm’. Kết quả của việc dùng nguồn tham khảo ‘bạn khác hoặc người thân’ của nam và nữ là (X² = .101, df = 1, p=0.75 > .05) và ‘bộ máy tìm kiếm’ là (X² = 2.251, df = 1, p=0.134 > .05).
Phần lớn giới nữ trong nhóm khảo sát 65,58% (n=202) tìm kiếm những khuyến nghị sản phẩm từ ‘bạn khác và người thân’ trước khi mua, trong khi đó tỷ lệ này đối với nam là 62,93% (n=163). Cũng tương tự đối với nguồn tham khảo là ‘bộ máy tìm kiếm’ thì tỷ lệ nữ dùng nguồn này là 89,2% (n=275), tỷ lệ của nam là 83,3% (n=216). Website công ty là nguồn tham khảo phổ biến cao thứ hai sau bộ máy tìm kiếm đối với cả nam lẫn nữ, nam có tỷ lệ 69,8% (n=181), nữ có tỷ lệ 78,2% (n=241). Nguồn tham khảo có tỷ lệ thấp nhất đối với nam là ‘Truyền hình’ 9,2% (n=24) cịn đối với nữ thì nguồn thơng tin tham khảo ít nhất là ‘Báo, tạp chí’ 8,4% (n=26).
Kiểm định Chi bình phương khác cũng được thực thi để kiểm tra nam và nữ trong việc sử dụng nguồn tham khảo là ‘bạn bè Facebook’. Kết quả là (X² =1.727 , df = 1, p=.189 > .05) cho thấy khơng có sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc sử dụng nguồn tham khảo này (chi tiết kết quả kiểm định Chi bình phương được trình bày trong phụ lục 5).
Bảng 4.3 tóm tắt tỷ lệ của người tham gia khảo sát sử dụng các nguồn tham khảo dựa trên lĩnh vực chuyên môn. Hầu như những người tham gia trong các lĩnh vực đều sử dụng nguồn tham khảo là các bộ máy tìm kiếm. Kết quả cũng cho thấy nguồn ‘Truyền hình’, ‘Báo và tạp chí’ có tỷ lệ lựa chọn thấp nhất của người tham gia khảo sát của hầu hết các lĩnh vực. Ngồi ra, nhóm người thuộc lĩnh vực kinh tế có tỷ lệ tham khảo thơng tin sản phẩm từ bạn bè Facebook cao nhất, khoảng 14,2% (n=79).
Bảng 4.3: Nguồn thông tin tham khảo của người tham gia khảo sát (theo lĩnh vực chuyên môn)
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
Các khuyến nghị từ bạn bè Facebook tác động đến các quyết định mua (Hình 4.16), kết quả thu được của câu hỏi khảo sát 13 cho thấy có khoảng 85,5% (n=177) người tham gia khảo sát thường theo các khuyến nghị sản phẩm từ bạn bè trên Facebook (n=207) để mua sản phẩm dựa trên các khuyến nghị đó, cịn lại khoảng 14,5% (n=30) có phản hồi rằng họ khơng mua hàng theo các khuyến nghị đó. Điều này cho thấy các khuyến nghị sản phẩm của bạn bè Facebook có ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng – quyết định mua.
Ngoài ra, câu hỏi trên cũng đồng thời khảo sát được những sản phẩm được mua nhiều dựa trên các khuyến nghị từ bạn bè Facebook. Các sản phẩm phổ biến như điện thoại (28,9%), thiết bị máy tính (13.53%), sách điện tử (12,08%), quần áo (8,7%) và trò chơi (7,25%), đồng thời vé sự kiện chỉ có 4 trường hợp (1,93%).
Nguồn thông tin tham khảo trước khi mua sản phẩm
Bạn bè trên Facebook Bạn khác hoặc người thân Website của cơng ty Bộ máy tìm kiếm (Google / Yahoo...) Truyền hình Báo, tạp chí Báo quảng cáo Khác
Chun mơn Kinh tế
Giáo dục Y tế Du lịch Kỹ thuật Công nghệ Khoa học Xã hội Khác 14.2% 21.5% 25.1% 29.4% 3.9% 3.2% 5.6% .7% 2.0% 4.1% 4.3% 4.8% .9% .4% 1.3% .0% .7% .7% .7% .7% .0% .0% .0% .0% .7% 1.4% 1.6% 1.8% .0% .4% .2% .0% 9.2% 17.2% 17.4% 21.7% 2.7% 1.3% 4.5% .4% .9% 1.3% 1.4% 1.3% .0% .4% .4% .0% 8.1% 19.4% 25.3% 28.5% 4.1% 5.6% 7.7% .5%
Hình 4.17: Sản phẩm thường được mua theo khuyến nghị của bạn bè Facebook