.2 Tổng kết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ lãnh đạo kế thừa chiến lược trong doanh nghiệp công nghệ phần mềm tại TPHCM – trường hợp công ty logigear việt nam (Trang 45 - 60)

TT YẾU TỐ TÁC GIẢ

1 Chiến lược công ty Avanesh (2011), Jarbou (2013)

2 Tầm nhìn Mehrabani1& Mohamad (2011)

3 Đào tạo Avanesh (2011)

4 Phát triển nghề nghiệp Avanesh (2011), Mehrabani1& Mohamad

(2011)

5 Văn hóa doanh nghiệp Jarbou (2013)

6 Truyền thông Mehrabani1& Mohamad (2011), Avanesh

(2011)

7 Hỗ trợ quản lý Jarbou (2013), Mehrabani1& Mohamad

(2011)

Tổng kết chương

Chương này đã giới thiệu về các cơ sở lý thuyết về chính sách quy hoạch kế thừa, đồng thời cũng liệt kê các nghiên cứu trước đây về chủ đề nghiên cứu, làm tiền đề để thực hiện nghiên cứu tiếp theo.

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 3 tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu để đánh giá và kiểm định các thang đo khái niệm cùng với các giả thuyết đề ra. Chương này bao gồm 05 phần chính: (1) trình bày quy trình nghiên cứu; (2) trình bày về các phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu này; (3) trình bày các phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu; (4) thiết lập mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu.

3.1 Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Mơ hình và thang đo chính thức Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Mơ hình và thang đo ban đầu

Nghiên cứu sơ bộ: đính tính: phỏng vấn chuyên gia

Nghiên cứu chính thức: định lượng: phỏng vấn thơng qua

bảng câu hỏi

EFA: kiểm tra tính đơn hướng của thang đo

Cronbach alpha: Kiểm tra tương quan biến tổng:

Kiểm tra Cronbach alpha

EFA: Kiểm tra độ thích hợp của mơ hình, hệ số tải, độ tin cậy tổng hợp, phương sai trích

Mơ hình và thang đo hồn chỉnh

Phân tích hồi quy: Kiểm định mơ hình, kiểm định giả thuyết

Thảo luận kết quả và đề xuất

3.2 Nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính được áp dụng cho việc nghiên cứu sơ bộ với kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia. Thông qua phương pháp này để khám phá, điều chỉnh, bổ sung các thang đo khái niệm và đề xuất mơ hình nghiên cứu đo lường quy hoạch kế thừa tại công ty LogiGear Việt Nam.

Phỏng vấn chuyên gia: dựa vào những nghiên cứu trước đó để tham vấn ý kiến của các chuyên gia. Cuộc thảo luận được thực hiện dựa trên dàn bài thảo luận sẵn có với các câu hỏi trực tiếp, gián tiếp, giả định hay hoàn cảnh. Thành viên tham gia phỏng vấn gồm 1 giám đốc nhân sự, 1 quản lý tuyển dụng, một giám đốc công ty, 2 giám đốc chức năng.

Kết quả phỏng vấn chuyên gia:

Hầu hết các chuyên gia đồng tình với nhóm hỗ trợ quản lý cần đưa thêm việc trao quyền và ủy quyền phù hợp với năng lực nhân viên vì nếu nhân viên không được trao quyền và ủy quyền thích hợp thì việc đào tạo và phát triển nhân viên không được trọn vẹn.

Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng cũng nên đưa khái niệm môi trường bên ngồi vào trong mơ hình, vì nếu chính sách quy hoạch kế thừa trong cơng ty có tốt đi chăng nữa, nhưng môi trường bên ngồi tác động khơng lành mạnh, các cơng ty đối thủ thực hiện chiến lược lấy người khơng cơng bằng thì chính sách quy hoạch kế thừa trong nội bộ cũng bị phá sản theo.

Lược sơ các khái niệm nghiên cứu, tất cả các chuyên gia đều đồng tình với các biến cịn lại của mơ hình.

Như vậy, qua kết quả phỏng vấn chuyên gia bao gồm 11 thang đo, 39 biến quan sát và thang đo quy hoạch kế thừa bao gồm 3 biến quan sát.

3.3 Nghiên cứu định lượng:

Phương pháp nghiên cứu định lượng được áp dụng cho nghiên cứu chính thức với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi được gửi đến các vị trí quản lý của cơng ty TNHH LogiGear Việt Nam để thu thập dữ liệu, hình thức là gửi

trực tiếp. Bảng câu hỏi được thiết kế theo thang đo Likert 5 mức độ ảnh hưởng (1: hồn tồn khơng đồng ý  5: hoàn toàn đồng ý) Bảng câu hỏi gồm 2 phần chính:

Phần I của bảng câu hỏi là các thông tin phân loại đối tượng phỏng vấn như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, vị trí cơng việc, thâm niên, số năm kinh nghiệm ngồi cơng ty .

Phần II của bảng câu hỏi được thiết kế để thu thập đánh giá của quản lý về các yếu tố ảnh hưởng chính sách quy hoạch kế thừa tại cơng ty LogiGear Việt Nam.

Kích thước mẫu: 168 bảng khảo sát, bao gồm tất cả các quản lý của công ty. Phương pháp chọn mẫu định lượng: không ngẫu nhiên.

3.4 Phương pháp xử lý dữ liệu:

Sử dụng phần mềm SPSS 20.0

3.4.1 Phân tích độ tin cậy (hệ số Cronbach’s anpha)

Hệ số Cronbach’s alpha được sử dụng để loại các biến khơng phù hợp. Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 xem như là chưa đạt yêu cầu và bị loại khỏi mơ hình. Hệ số Cronbach’s alpha có giá trị từ 0.6 – 0.7 cũng có thể chấp nhận được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới. Thơng thường, thang đo có hệ số Cronbach’s alpha từ 07. – 0.8 là sử dụng được. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0.6 (Thọ & Trang, 2007)

3.4.2 Phân tích nhân tố khám phá

Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha và loại các biến không đảm bảo độ tin cậy. Phân tích nhân tố khám phá EFA là phương pháp nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Phương pháp này rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và được sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau.

Các thang đo được đánh giá bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá như sau:

Sử dụng phương pháp trích yếu tố principal components với phép xoay varimax.

Quan tâm đến tiêu chuẩn: các biến có hệ số tải (factor loadings) nhỏ hơn 0.4 trong EFA sẽ bị loại tiếp tục (Gerbing & Anderson, 1988).

Tổng phương sai trích ≥ 50% (Gerbing & Anderson, 1988). Điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue = 1

Trị số KMO (Kaiser – Meryer – Olkin) dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích EFA, 0.5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích này thích hợp.

Kiểm định Barlett có ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05)

3.4.3 Phân tích hồi quy

Sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính bội với phương pháp đưa vào một lượt (Enter) cho biến phụ thuộc là chính sách quy hoạch kế thừa và các biến độc lập.

Hệ số xác định R2 hiệu chỉnh: là thước đo phù hợp của mơ hình. R2 hiệu chỉnh càng gần 1 thì mơ hình đã xây dựng càng phù hợp.

Kiểm định F (F-Test) kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính tổng thể.

Kiểm định T (T-Test) kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy.

3.4.4 Kiểm định ANOVA

Kỹ thuật phân tích phương sai một yếu tố (One-Way ANOVA) được áp dụng trong nghiên cứu này để tìm ra ý nghĩa thống kê của những khác biệt trung bình giữa các thang đo về chính sách quy hoạch kế thừa và các yếu tố đặc điểm cá nhân: giới tính, độ tuổi, vị trí cơng việc, trình độ học vấn, thâm niên, kinh nghiệm ngồi công ty, số lần được thăng chức. để thực hiện kiểm nghiệm ANOVA, dữ liệu đòi hỏi một số giả thuyết sau:

Các mẫu kiểm nghiệm độc lập.

Các mẫu sử dụng trong kiểm nghiệm phải có phân phối chuẩn hoặc kích thích mẫu đủ lớn để được xem là có phân phối chuẩn.

Phương sai của các mẫu phải đồng nhất (có thể kiểm định điều này bằng phép kiểm Leneve)

H0: µ1 = µ2 = … = µn, nghĩa là khơng có sự khác biệt giữa các trung bình của các nhóm được phân loại theo biến định tính.

Trong đó: µ1 = µ2 = … = µn: là trung bình thực của các tổng thể nhóm.

3.5 Thiết lập nghiên cứu

3.5.1 Các tiêu chí xác định chính sách quy hoạch kế thừa:

Căn cứ vào mơ hình đề xuất ở trên và tổng hợp các nghiên cứu trước đó tác giả đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách quy hoạch kế thừa

3.5.2 Thang đo về kế hoạch hoạt động và chiến lược:

Thang đo về kế hoạch hoạt động và chiến lược công ty đo lường được thiết kế để đo lường về mức độ hiểu của quản lý về mục tiêu, chiến lược, tầm nhìn của cơng ty. Thang đo có 3 biến quan sát:

KH1: Hiểu được mục tiêu, chiến lược, tầm nhìn của cơng ty.

KH2: Có chính sách quy hoạch kế thừa song song với chính sách phát triển cơng ty.

KH3: Có chiến lược sử dụng phần mềm quản lý quy hoạch kế thừa.

3.5.3 Môi trường bên trong Văn hóa: Văn hóa:

Thang đo văn hóa doanh nghiệp bao gồm các biến quan sát sau: VH1: Xây dựng các giá trị cá nhân phù hợp với văn hóa tổ chức VH2: Tạo mơi trường làm việc khuyến khích sáng tạo.

VH3: Cung cấp các cơ hội công bằng cho sự phát triển của nhân viên.

Truyền thông:

Thang đo truyền thông thể hiện được luồng thông tin giao tiếp giữa công ty, nhân viên và các cấp quản lý với nhau, được thể hiện qua 3 biến quan sát:

TRT1.Chia sẻ chính sách,thủ tục hiệu quả từ cơng ty đến nhân viên. TRT2. Khuyến khích nhân viên trao đổi thơng tin, giao lưu

TRT3. Mọi thành viên tin tưởng lẫn nhau

3.5.4 Hỗ trợ

Hỗ trợ của quản lý:

Thang đo hỗ trợ của quản lý phản ánh được mức độ hỗ trợ của quản lý đối với các nhân viên và đối với thực thi chính sách quy hoạch kế thừa. Thang đo hỗ trợ của quản lý bao gồm 4 quan sát:

HTQL1: Sẵn sàng truyền đạt kinh nghiệm cho nhân viên dưới quyền. HTQL2: Huấn luyện nhân viên hồn thành mục tiêu cơng việc. HTQL3: Trao quyền và ủy quyền phù hợp với năng lực nhân viên. HTQL4: Hỗ trợ nhân sự đề ra chính sách phát triển nhân viên.

Hỗ trợ của nhân viên:

Một chính sách quy hoạch kế thừa được thực hiện tốt không nằm ở sự hỗ trợ của nhà quản lý mà còn ở sự nỗ lực và hỗ trợ của chính những người nằm trong kế hoạch đó, nhân viên tiềm năng phải ý thức được trách nhiệm tự phát triển của mình và thực hiện các cam kết khi tham gia vào chương trình phát triển của công ty. Thang đo bao gồm 4 biến quan sát:

HTNV1: Tinh thần trách nhiệm và chủ động cao trong công việc.

HTNV2: Đặt mục tiêu phát triển bản thân, giám sát và đánh giá quá trình thực hiện

HTNV3: Áp dụng các cải tiến vào thực tế công việc.

HTNV4: Cam kết thực hiện các chương trình phát triển cá nhân do cơng ty đề ra

3.5.5 Chính sách

Chính sách để hỗ trợ chính sách quy hoạch kế thừa bao gồm 4 chính sách, có tất cả 4 thang đo và 15 biến quan sát như sau:

Chính sách đào tạo:

Dựa vào đặc thù riêng của đơn vị, chính sách đào tạo được thiết kế gồm 3 biến quan sát:

DT1: Nhân viên được đào tạo nhiều kỹ năng khác ngoài kỹ năng phục vụ chun mơn

DT3: Chương trình đào tạo phù hợp với kỹ năng của nhân viên.

Chính sách tuyển dụng:

Để tạo được một nguồn nhân lực dồi dào và có chất lượng cho chính sách quy hoạch kế thừa, địi hỏi chính sách tuyển dụng cũng phải được xác lập cẩn thận, rõ ràng, tìm được đúng người, đúng việc, đúng nhu cầu. Thang đo về chính sách tuyển dụng được thiết lập có 3 biến quan sát:

TD1:Hiểu rõ chính sách tuyển dụng của cơng ty

TD2: Chính sách tuyển dụng hỗ trợ tìm được đúng người để bổ sung cho các vị trí trống

TD3: Nhân viên nội bộ được ứng tuyển các vị trí trống trong cơng ty

Chính sách phát triển nghề nghiệp:

Muốn thực hiện một chính sách quy hoạch kế thừa tốt cần phải có chính sách phát triển nghề nghiệp kèm theo. Chính sách phát triển nghề nghiệp được xây dựng gồm 4 biến quan sát:

PTNN1.Hệ thống đánh giá năng lực và kỹ năng của nhân viên phù hợp. PTNN2.Có nhiều cơ hội thăng tiến

PTNN3.Thăng chức cho nhân viên dựa vào năng lực

PTNN4. Có kế hoạch phát triển nhân viên để giảm khoảng cách giữa công việc hiện tại và yêu cầu công việc tương lai.

Chính sách lương thưởng phúc lợi:

Theo tháp nhu cầu của Maslow, con người phải được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản trước khi đạt các nhu cầu cao cấp hơn. Nhu cầu về các chế độ lương thưởng phúc lợi để duy trì cuộc sống hằng ngày là điều tất yếu thế nên chính sách quy hoạch kế thừa cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu chính sách lương thưởng phúc lợi khơng được thực hiện công bằng và xứng đáng. Có 4 biến quan sát chính sách lương thưởng phúc lợi:

LTPL1: Chính sách lương thưởng của cơng ty cạnh tranh.

LTPL2: Có hệ thống khen thưởng xứng đáng cho chất lượng công việc LTPL3: Nhiều phúc lợi hơn các tổ chức khác

LTPL4: Chính sách lương thưởng phúc lợi ln được điều chỉnh để phù hợp thị trường.

3.5.6 Công việc

Việc sắp xếp công việc cũng thể hiện được chính sách quy hoạch kế thừa hiện tại, được thể hiện qua 3 biến quan sát:

CV1: Nhân viên chủ chốt được đề nghị làm nhiều công việc khác nhau CV2: Nhân viên chủ chốt được giao công việc nhiều thách thức

CV3: Công việc được giao phù hợp với năng lực và kỹ năng

3.5.7 Mơi trường bên ngồi

Thang đo môi trường bên ngoài đánh giá việc nhà quản lý đánh giá, nhận thức về nguồn lao động bên ngồi, các chính sách của cơng ty đối thủ và khả năng di chuyển nguồn nhân lực giữa các cơng ty. Thang đo mơi trường bên ngồi có 3 biến quan sát:

MT1: Nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin dồi dào. MT2: Cơng ty đối thủ có chiến lược cạnh tranh cơng bằng

MT3: Việc di chuyển nguồn nhân lực giữa các công ty là không dễ dàng.

3.5.8 Thang đo quy hoạch kế thừa

Thang đo quy hoạch kế thừa phản ánh được mức độ đánh giá của các cấp quản lý về hiện tại tại công ty. Thang đo bao gồm 3 biến quan sát:

TT1: Vị trí chủ chốt của cơng ty được bổ nhiệm đúng thời gian, đúng người. TT2: Các vị trí chủ chốt được chọn từ nguồn quy hoạch kế thừa.

TT3: Năng lực và kỹ năng cần thiết được xác định đúng cho vị trí chủ chốt. Tóm lại, từ những nghiên cứu trước đó, từ việc tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn và các chuyên gia, tác giả đúc kết và xây dựng mơ hình xác định chính sách quy hoạch kế thừa gồm 11 thang đo và 40 biến quan sát, cụ thể 1 thang đo kế hoạch và chiến lược có 3 biến quan sát, nhóm thang đo mơi trường bên trong với 2 thang đo có 6 biến quan sát, nhóm thang đo về hỗ trợ là 2 thang đo với 8 biến quan sát, nhóm thang đo về chính sách là 4 thang đo với 14 biến quan sát, thang đo

về công việc với 3 biến quan sát, thang đo về mơi trường bên ngồi với 3 biến quan sát, thang đo chính sách quy hoạch kế thừa với 3 biến quan sát.

3.5.9 Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết

Từ cơ sở lý thuyết đã trình bày ở trên, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu chính sách quy hoạch kế thừa tại cơng ty LogiGear Việt Nam như sau:

Hình 3.2 Mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng chính sách quy hoạch kế thừa tại công ty LogiGear Việt Nam.

Các giả thuyết nghiên cứu:

Kế hoạch hoạt động và chiến lược công ty:

Giả thuyết H1+: có mối quan hệ dương giữa kế hoạch hoạt động và chiến lược

Kế hoạch và chiến lược

Văn hóa

Truyền thơng

Hỗ trợ của quản lý

Hỗ trợ của nhân viên

Chính sách đào tạo

Chính sách tuyển dụng

Chính sách phát triển nhân viên

Chính sách lương thưởng, phúc lợi

Phù hợp công việc

Mơi trường bên ngồi

Chính sách quy hoạch kế

Văn hóa doanh nghiệp:

Giả thuyết H2+: có mối quan hệ dương giữa văn hóa doanh nghiệp và chiến

lược cơng ty với chính sách quy hoạch kế thừa.

Truyền thơng:

Giả thuyết H3+: có mối quan hệ dương giữa truyền thơng và chiến lược cơng

ty với chính sách quy hoạch kế thừa.

Hỗ trợ của quản lý:

Giả thuyết H4+: có mối quan hệ dương giữa hỗ trợ của quản lý với chính sách

quy hoạch kế thừa.

Hỗ trợ của nhân viên:

Giả thuyết H5+: có mối quan hệ dương giữa hỗ trợ của nhân viên với chính

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ lãnh đạo kế thừa chiến lược trong doanh nghiệp công nghệ phần mềm tại TPHCM – trường hợp công ty logigear việt nam (Trang 45 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)