Kết hợp quy hoạch kế thừa với các kế hoạch khác

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ lãnh đạo kế thừa chiến lược trong doanh nghiệp công nghệ phần mềm tại TPHCM – trường hợp công ty logigear việt nam (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Quy hoạch kế thừa

2.1.8 Kết hợp quy hoạch kế thừa với các kế hoạch khác

Có những kế hoạch gắn liền chặt chẽ với quy hoạch kế thừa, phần này sẽ trình bày quy hoạch kế thừa gắn liền với quy hoạch chiến lược, phát triển lãnh đạo, phát triển nghề nghiệp, kế hoạch tuyển dụng và giữ chân nhân tài.

Quy hoạch kế thừa là một công cụ thực hiện quy hoạch chiến lược để đạt được mục tiêu của tổ chức, để đảm bảo rằng có được đúng người, đúng lúc, đúng việc. Kế hoạch kế thừa tiếp cận tinh vi hơn, có chiến thuật hơn đảm bảo sự phát triển của nhân viên cho vị trí chủ chốt (Singer và Griffith, 2010)

Trong những năm gần đây, kế hoạch kế nhiệm đã trở thành một thành phần quan trọng của quá trình lập kế hoạch chiến lược và tương lai nhiều tổ chức '. Kế hoạch kế nhiệm khơng cịn tập trung vào chỉ đơn thuần là thay thế chỗ trống khi chúng phát sinh. Hôm nay, kế hoạch kế nhiệm là một cách tiếp cận tinh vi hơn, đảm bảo sự phát triển liên tục của nhân viên để điền vào vai trò chủ chốt. Các tổ chức hiện nay đang chuyển và nâng cấp hệ thống quản lý kế của họ từ một cơ chế thay thế cho một cơ chế chiến thuật hơn mà có một liên kết mạnh mẽ giữa tài năng và chiến lược tổ chức (Fegley, 2006)

Việc quy hoạch kế thừa là tập trung vào nhu cầu hiện tại, nhu cầu tương lai để đáp ứng yêu cầu của tổ chức trong thời gian dài, để tổ chức đạt được mục tiêu, tầm nhìn, sứ mạng chứ không phải đơn giản chỉ để cải cách hiện tại.(US Tổng cục Thống kê, 2003)

Quy hoạch kế thừa và phát triển lãnh đạo:

Một trong những thành phần quan trọng của quy hoạch kế thừa là phát triển lãnh đạo (Fegley, 2006), phát triển đáp ứng nhu cầu của công việc vì khơng một cá nhân hay tổ chức nào mong muốn sẽ đứng yên mà không phát triển. Phát triển đem lại lợi ích cho cá nhân và cho cả công ty (Mathis và Jackson, 2012)

Đánh giá tài năng, xem xét tài năng, xác định các tài năng kế thừa là những hành động của phát triển lãnh đạo. Sự phát triển của kế thừa là phần quan trọng của quản lý nhân tài và phát triển lãnh đạo của tổ chức. (Sims và Gay, 2006)

Quy hoạch kế thừa và kế hoạch tuyển dụng:

Tuyển dụng được hiểu là quá trình tim kiếm nguồn cung ứng đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu việc làm của tổ chức, tuyển dụng nội bộ là tuyển từ trong tổ chức, tuyển dụng bên ngồi là tìm các ứng viên bên ngồi tổ chức. (Rothwell, 2010a)

Quy hoạch kế thừa sẽ hiệu quả hơn khi tích hợp với kế hoạch tuyển dụng nội bộ và bên ngồi. Nó thực hiện dựa trên việc xác định mục tiêu chiến lược toàn diện, số lượng và chất lượng ứng viên cần đạt được. (Rothwell, 2010a)

Tuy nhiên, nhiều tổ chức khuyến khích tuyển dụng từ bên trong thông qua việc thăng chức do nó sẽ nâng cao tinh thần cho nhân viên. Đầu tiên, các tổ chức khuyến khích từ bên trong có thể kiểm tra các hồ sơ theo dõi của nhân viên hiện dễ dàng hơn họ có thể kiểm tra các tài liệu tham khảo và nhận được thông tin đáng tin cậy về thuê từ bên ngoài. Thứ hai, chi phí của việc thúc đẩy từ bên trong thường thấp hơn giá thuê từ bên ngồi vì sử dụng lao động giúp tiết kiệm các chi phí liên quan đến phỏng vấn, định hướng và đào tạo. Lượng thời gian và công việc bị mất trong khi các ứng viên bên ngoài đang được xem xét cũng được giảm xuống, và trong nội bộ thường biết văn hóa cơng ty, khách hàng, và thậm chí cả chính trị nội bộ tốt hơn so với các ứng viên làm bên ngoài (Rothwell, 2010a).

Quy hoạch kế thừa và giữ chân nhân viên:

Giữ chân nhân viên là một phần quan trọng của chiến lược phát triển công ty cũng như chiến lược phát triển tài năng. Khơng có tổ chức nào muốn đầu tư tiền bạc, công sức, phát triển nhân viên để rồi họ bị lôi kéo bởi các công ty đối thủ. Giữ chân nhân viên đôi khi được xem là trọng tâm của việc quản lý và xây dựng kế hoạch kế nhiệm.

Giữ chân nhân viên là quan trọng bởi vì nó sẽ giúp tổ chức giảm rất nhiều chi phí với những lý do sau: (Rothwell, 2010a)

Các chi phí gián tiếp và trực tiếp khi một người nghỉ việc Chi phí tuyển dụng thay thế

Chi phí đào tạo thay thế

Chi phí sản xuất, kinh doanh do nhân viên thay thế đang được đào tạo Chi phí trực tiếp và gián tiếp cho một nhân viên mới

Quy hoạch kế thừa và phát triển nghề nghiệp:

Đây là sự kết hợp mạnh mẽ để làm giảm điểm yếu của cá nhân và tăng cường năng lực cho họ. (Rothwell, 2010b)

Quy trình kế thừa nhấn mạnh đến các sáng kiến phát triển cá nhân, tạo cho họ môi trường để thực tập học hỏi ở vị trí mới. Khơng những vậy, con đường phát triển cá nhân còn được gắn liền với con đường phát triển tổ chức thơng qua quy hoạch kế thừa, nó sẽ tạo được cho nhân viên có cơ hội làm những việc ở vị trí cao hơn mà họ chưa bao giờ làm đến (Tổng cục thống kê Hoa Kỳ, 2003). Quy hoạch kế thừa sẽ giúp cho tổ chức trang bị các tài năng cần thiết để phát triển và thành công, mặt khác, kế hoạch phát triển nghề nghiệp giúp cho cá nhân xác định được vị trí của mình, hiểu rõ thế mạnh của mình, từ đó thiết lập mục tiêu nghề nghiệp, chuẩn bị cho những yêu cầu của tổ chức. Khi mà quy hoạch kế thừa gắn liền với phát triển nghề nghiệp, thì cá nhân được trang bị đầy đủ thơng tin về yêu cầu công việc, các chức năng khác nhau ở các thời điểm khác nhau, từ đó họ tự xây dựng, tìm kiếm các chương trình đào tạo, các năng lực cá nhân còn thiếu, các kinh nghiệm còn thiếu để phát triển trong môi trường đầy sự thay đổi như hiện nay. (Rothwell et al., 2005)

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ lãnh đạo kế thừa chiến lược trong doanh nghiệp công nghệ phần mềm tại TPHCM – trường hợp công ty logigear việt nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)