2.2.1Đánh giá chung về môi trường kinh tế vĩ mô
Hoạt động của ngành ngân hàng nói chung và của BIDV Đơng Sài Gịn nói riêng trong các năm 2010 – 2012 diễn ra trong bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước có những biến động khơn lường với nhiều tác động bất lợi.
Năm 2010, nền kinh tế trong nước vẫn tiếp tục đà phục hồi của năm 2009 sau ảnh hưởng gián tiếp khủng hoảng của hệ thống tài chính ngân hàng Mỹ lan rộng và những biến động phức tạp khó lường của nền kinh tế thế giới. NHNN đã phải thực thi các chính sách tiền tệ giảm dần mức độ nới lỏng, chính sách tài khố chưa được thắt lại tương ứng, nhằm phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2009. Kết quả là, dù tốc độ tăng trưởng GDP đạt ở mức 6,78%, nhưng lạm phát lại tăng tới 11,75% (cao gần gấp 2 lần so với năm 2009). Kinh tế thế giới vẫn rơi vào tình trạng trì trệ, quá trình phục hồi diễn ra khá phức tạp.
Bước sang năm 2011, đà phục hồi của nền kinh tế trong năm 2010 bị gián đoạn. Với mục tiêu kìm giữ lạm phát được đặt ra ban đầu là dưới 7%, thấp hơn nhiều so với mức lạm phát bình qn của 3 năm liền trước đó (12,73%), NHNN đã buộc phải cắt giảm cung tiền và tăng trưởng tín dụng một cách đột ngột, gây ra những hệ quả không mong muốn như lãi suất cho vay và nợ xấu tăng cao, thanh khoản căng thẳng, thị trường chứng khốn suy kiệt, bất động sản đóng băng. Kết quả, lạm phát năm 2011 tăng vọt lên 18,13%, tăng trưởng GDP là 5,89% thấp hơn mức 6,78% của năm 2010. Trong khi đó tình hình kinh tế thế giới tiếp diễn thêm với nhiều bất ổn như: Khủng hoảng nợ công ở Châu Âu lan rộng; Nợ công Mỹ tiếp tục gia tăng; Bất ổn chính trị ở Trung Đơng – Bắc Phi đưa giá dầu thô vượt múc 100 USD/thùng, ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát của các nước đang phát triển; Động đất, sóng thần khiến kinh tế Nhật Bản chịu thiệt hại nặng nề; kinh tế thế giới năm 2011 chỉ đạt mức tăng trưởng 4%, thấp hơn so với 5,1% của năm 2010.
Năm 2012, kinh tế trong nước tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ cơng ở Châu Âu chưa được giải quyết. Trong bối cảnh đó, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt cùng với chính sách tài khố được điều chỉnh linh hoạt nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kích cầu đầu tư để kích thích tăng trưởng và đã đạt được một số thành tựu: kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức 6,81%, chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp so với năm 2011, cán cân thanh toán quốc tế cải thiện, lãi suất giảm mạnh, thanh khoản của hệ thống ngân hàng được đảm bảo, kim ngạch xuất khẩu tăng đáng kể so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tỷ giá ổn định, dữ trữ ngoại hối tăng. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế chậm, sản xuất kinh doanh đình trệ liên tục đặt ra những thách thức cho kinh tế Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng GDP của năm đạt ở mức rất thấp (5,03%) và thấp hơn cả năm 2011 và theo thống kê có khoảng 50.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể trong năm. Ngồi ra, có thể xem năm 2012 là một năm khá sóng gió đối với ngành ngân hàng Việt Nam với hàng loạt các vụ bắt bớ, kiện tụng, tăng trưởng tín dụng thấp kỷ lục, tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh…Kinh tế thế giới vẫn đang còn tiếp tục diễn biến phức tạp, khủng hoảng nợ công tại Châu Âu tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế cả nước nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng.
Nhìn chung, năm 2010-2012 là những năm khó khăn với đầy thách thức cho kinh tế và cả ngành ngân hàng Việt Nam. Sự phục hồi chậm chạp của nền kinh tế tồn cầu, bất ổn kinh tế vĩ mơ trong nước đã ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng, ảnh hưởng nổi bật là gia tăng nợ xấu và suy giảm hiệu quả hoạt động.
2.2.2 Đánh giá khái qt tình hình hoạt động kinh doanh
Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới cũng như trong nước, hoạt động của BIDV nói chung và BIDV Đơng Sài Gịn nói riêng cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với định hướng phát triển, khả năng quản trị điều hành linh hoạt của Ban giám đốc, cùng với sự nỗ lực và phấn đấu không ngừng của tồn thể cán bộ cơng nhân viên trong chi nhánh đã đạt được những kết quả kinh
doanh đáng khích lệ, góp phần quan trọng vào cơng cuộc phát triển kinh tế đất nước và đảm bảo an sinh xã hội.
Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Đơng Sài Gịn trong 3 năm gần đây đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao, ln hồn thành tốt kế hoạch kinh doanh mà Trụ sở chính giao. Những kết quả đạt được cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động chủ yếu từ năm 2010 đến 2012
ĐVT: tỷ đồng, %
TT Nội dung Năm 2010 Năm2011 Năm2012
1 Chỉ tiêu quy mô (tỷ đồng)
Tổng tài sản 2.177 2.393 3.000
Huy động vốn cuối kỳ 2.018 2.261 2.882
Huy động vốn bình quân 1.667 1.878 2.309
Dư nợ cuối kỳ 1.184 1.196 1.347
Dư nợ bình quân 1.035 1.122 1.175
2 Chỉ tiêu kết quả kinh doanh (tỷ đồng)
Chênh lệch thu chi
(trước trích DPRR và thu nợ ngoại bảng ) 60 81 74
Trong đó, thu dịch vụ rịng 11,8 12,3 13,7
Trích DPRR 11,8 17,8 23,5
Thu nợ hạch tốn ngoại bảng
Lợi nhuận trước thuế 47 63 58
3 Chỉ tiêu cơ cấu, chất lượng (%)
Tỷ lệ dư nợ /Huy động vốn 59 53 47
Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn/Tổng dư nợ 41,3 41,7 35,2
Tỷ lệ nợ xấu 0,02 2,45 2,13
Tỷ lệ dư nợ nhóm 2/ Tổng dư nợ 10,23 11,82 6,43 Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng 15,5 16,8 19,8
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010-2012 của BIDV Đơng Sài Gịn.
+ Tổng tài sản: Tổng tài sản tăng bình quân trên 17,6%, đến 31/12/2012 đạt
3.000 tỷ đồng, tăng gần 1,4 lần so với 2010. Trong đó, năm 2011 tăng nhẹ gần 10% và năm 2012 tăng mạnh gần 25,4%.
Tổng tài sản 3,500 3,000 2,500 2,000 1,500 1,000 500 0 3.000 2.393 2.177 2010 2011 2012 Huy động vốn cuối kỳ 3,500 3,000 2.882 2.261 2,500 2,000 1,500 1,000 500 0 2.018 2010 2011 2012
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tổng tài sản năm 2010 - 2012
Đvt: tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010-2012 của BIDV Đơng Sài Gịn
+ Huy động vốn: Huy động vốn cũng tăng liên tục qua các năm với mức tăng
bình quân 17,8% (năm 2011 tăng 12% và năm 2012 tăng 27,5%), đến 31/12/2012 đạt 2.882 tỷ đồng gấp hơn 1,4 lần so với năm 2010.
Biểu đồ 2.2: Huy động vốn năm 2010-2012
ĐVT: tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010-2012 của BIDV Đơng Sài Gịn
+ Lợi nhuận trước thuế: Lợi nhuận trước thuế không ổn định qua các năm,
tuy nhiên luôn đạt ở mức cao cho thấy được hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Lợi nhuận trước thuế lần lượt qua các năm 2010-2012 là 47 tỷ, 63 tỷ và 58 tỷ. Như vậy,
Lợi nhuận trước thuế 70 60 50 40 30 20 10 0 63 58 47 2010 2011 2012 Tỷ lệ nợ xấu % Linear (Tỷ lệ nợ xấu %) Tỷ lệ nợ xấu 3.00% 2.50% 2.00% 1.50% 1.00% 0.50% 0.00% 2,45% 2,13% 0,02% 2010 2011 2012
năm 2011 lợi nhuận trước thuế tăng mạnh 34% so với năm 2010. Tuy nhiên sang năm 2012, lợi nhuận trước thuế lại giảm và giảm gần 8% so với năm 2011.
Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận trước thuế năm 2010-2012
ĐVT: tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010-2012 của BIDV Đơng Sài Gịn
+ Tỷ lệ nợ xấu: Tỷ lệ nợ xấu năm 2011 tăng quá mạnh từ 0,02% năm 2010 lên
đạt 2,45%. Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu có giảm 13% so với năm 2011 và đạt 2,13%.
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ xấu năm 2010-2012
ĐVT: %
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010-2012 của BIDV Đơng Sài Gịn
Tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm 2013:
Kinh tế tồn cầu có những dấu hiệu tích cực, tuy nhiên nhìn chung phục hồi chậm hơn mức kỳ vọng do suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ. Châu
Âu thoát khỏi suy thoái dài nhất trong lịch sử với việc khu vực đồng Euro trong quý 2/2013 lần đầu tiên tăng trưởng dương kể từ quý 4/2011, nhưng cũng chỉ ở mức 0,3% so quý trước, thấp hơn mức trung bình 0,35% kể từ quý 3/2007. Kinh tế Mỹ vẫn trên đà phục hồi nhưng chưa thực sự bền vững, tăng trưởng duy trì trên dưới 2% kể từ quý 1/2010 và lạm phát đạt mức 2% trong tháng 7/2013, tạo cơ sở để Fed (Cục dữ trữ Liên bang Mỹ) dự kiến giảm gói kích thích kinh tế (QE-Quantitative Easting) vào q 4 năm nay và ngừng hẳn vào quý 2/2014. Nhật Bản tăng trưởng tiếp tục cải thiện với mức tăng trưởng (so với cùng kỳ năm trước) tăng dần từ quý 3/2012. Trong khi đó, Trung Quốc nhiều khả năng tăng trưởng thấp hơn kế hoạch 7,5% trong năm 2013 do phải đối mặt với vấn đề nợ xấu ngân hàng và nợ công địa phương, Ấn độ do những yếu kém về cơ sở hạ tầng và thủ tục hành chính đang phải đối mặt với làn sóng rút vốn ra và tăng trưởng suy giảm liên tục từ 2010 (giảm từ 9,4% quý 1/2010 xuống 4,8% quý 1/2013).
Kinh tế trong nước về cơ bản tiếp tục được duy trì ổn định, tăng trưởng GDP được duy trì bằng mức cùng kỳ năm ngoái (ở mức 4,9%, cùng kỳ năm 2012 là 4,93%). Sự phục hồi tăng trưởng chưa thực sự chắc chắn do cầu nội địa cịn yếu và chi phí sản xuất cao, trong khi khả năng cân đối ngân sách nhà nước năm 2013 rất khó khăn. Lạm phát thấp do tổng cầu yếu và xu hướng giảm giá hàng hoá thế giới, tạo dư địa cho điều chỉnh giá cơ bản trong 6 tháng cuối năm và tiếp tục các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng. Lãi suất ngân hàng giảm nhiều so với cuối năm 2012, cùng với đó, thanh khoản của hệ thống được cải thiện tốt hơn nhiều so với giai đoạn trưởng (hệ số LDR - hệ số sử dụng vốn - cho vay/tiền gửi tiếp tục giảm), tỷ giá tuy có biến động trong một thời gian ngắn sau khi NHNN điều chỉnh tỷ giá chính thức nhưng chủ yếu là do yếu tố tâm lý. Bên cạnh đó, tình hình phát triển doanh nghiệp đã bước đầu có những cải thiện. Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đã bắt đầu tăng so với cùng kỳ những tháng gần đây, số lượng doanh nghiệp tạm dừng hoạt động quay trở lại hoạt động cũng tăng dần qua từng tháng. Tăng trưởng kinh tế có một số dấu hiệu chuyển biến nhưng vẫn ở mức thấp và đối mặt nhiều khó khăn để có thể đạt mục tiêu cả năm là 5,5%.
Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô trong và ngồi nước vẫn khơng thuận lợi, nhưng kết quả kinh doanh của BIDV Đơng Sài Gịn 6 tháng đầu năm 2013 vẫn tương đối ổn định: Các chỉ tiêu quy mơ tăng trưởng nhẹ so với đầu năm, trong đó đáng chú ý chỉ tiêu dư nợ tín dụng tăng trưởng tốt hơn cả; các chỉ tiêu hiệu quả có mức tăng trưởng ổn định, thu dịch vụ ròng đạt tương đương so với cùng kỳ; các chỉ tiêu cơ cấu, chất lượng được cải thiện hơn. Tuy nhiên nhiều chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh thực hiện còn ở mức khá thấp. Các kết quả cụ thể như sau:
- Tính đến ngày 30/6/2013, Tổng tài sản đã đạt 3.093 tỷ đồng, tăng 3% (tương đương 93 tỷ đồng) so với đầu năm, tuy nhiên thấp hơn mức tăng trưởng cùng kỳ năm 2012
- Dư nợ tín dụng đạt 1.497 tỷ đồng, tăng 11,1% (tương đương 150 tỷ) so với năm 2012. Chất lượng tín dụng mặc dù có chuyển biến tích cực với tỷ lệ nợ xấu 2,03%, giảm 0,1% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ nhóm 2 trên tổng dư nợ ở mức 5,21%, thấp hơn 1,22% so với đầu năm.
- Huy động vốn đạt 3.007 tỷ đồng, tăng 4,3% (tương đương 125 tỷ đồng) so với đầu năm, thực hiện 54,8% (125/228) kế hoạch năm 2013.
- Lợi nhuận trước thuế đạt gần 34,8 tỷ đồng, tăng 15% so với 30/06/2012, hoàn thành 102% kế hoạch quý II và 51% kế hoạch năm. Thu dịch vụ ròng đạt gần 7 tỷ đồng, hoàn thành 99% kế hoạch quý II và 43% kế hoạch năm 2013.
2.3 Thực trạng hoạt động quản lý dịng tiền tại BIDV Đơng Sài Gịn 2.3.1 Cơng tác quản lý vốn và tiền mặt
2.3.1.1 Quản lý vốn
BIDV Đơng Sài Gịn là một phần trong tổng thể của BIDV, hoạt động không tách rời với BIDV. Công tác quản lý vốn tại Chi nhánh thực hiện theo cơ chế quản lý vốn tập trung hay gọi là cơ chế FTP (Fund Transfer Pricing). Đây là cơ chế quản lý vốn từ Trung tâm vốn đặt tại Trụ sở chính và đã được BIDV triển khai thành công từ năm 2007 với mục đích quản lý vốn tập trung nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong công tác điều hành vốn nội bộ; tạo cơ chế kinh doanh có tính nhất
qn và bình đẳng chung cho tất cả các chi nhánh, các đơn vị trực thuộc (các đơn vị kinh doanh); phân bổ chi phí, thu nhập vốn một cách khách quan, công bằng để đánh giá đúng đóng góp của các đơn vị kinh doanh vào thu nhập chung của toàn hệ thống trên cơ sở phát huy tính năng động sáng tạo trong khai thác tiềm năng thế mạnh trên từng địa bàn. Đồng thời, quản lý vốn tập trung nhằm cân đối một cách hiệu quả nhất cho các mục tiêu sử dụng vốn theo định hướng và kế hoạch kinh doanh, đảm bảo các giới hạn an tồn theo quy định, kiểm sốt rủi ro, đạt được các chỉ tiêu tài chính tốt nhất của ngân hàng.
Thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung, Chi nhánh trở thành đơn vị kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận từ các dịch vụ cung cấp cho khách hàng, thực hiện mua bán vốn với Trụ sở chính (thơng qua Trung tâm vốn). Trụ sở chính sẽ mua tồn bộ tài sản Nợ của chi nhánh và bán vốn để chi nhánh sử dụng cho tài sản Có. Theo đó, chi nhánh phải trả lãi cho hoạt động “mua” vốn (tương ứng với Tài sản Có) và nhận được lãi khi “bán” vốn cho Trụ sở chính (tương ứng với Tài sản Nợ). Lãi, hay giá của hoạt động “mua – bán” vốn (giá chuyển vốn – FTP) trong từng thời điểm do Trụ sở chính (Trung tâm vốn) xác định và thơng báo tới chi nhánh. Từ đó, thu nhập hay chi phí của chi nhánh được xác định thơng qua chênh lệch mua bán vốn với Trụ sở chính. Chính nhờ cơ chế này, sự dư thừa hay thiếu hụt về tính thanh khoản của chi nhánh sẽ bù đắp qua lại cho sự thiếu hụt hay dư thừa thanh khoản của những chi nhánh khác trong hệ thống. Và vì vậy việc thực hiện cơ chế này đã chuyển các rủi ro trong công tác quản trị vốn như rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản tập trung về Trụ sở chính.
Thị trường
Bán tồn bộ vốn cho CN 1 Mua tồn bộ vốn của CN 2
Trung Tâm vốn
Mua toàn bộ vốn của CN 1 Bán tồn bộ vốn cho CN 2
Hình 2.6: Luân chuyển vốn giữa các chi nhánh. Trụ sở chính thực hiện điều hồ vốn giữa các chi nhánh thông qua cơ chế mua – bán vốn.
Chi nhánh 1 (CN 1): Thiếu vốn Chi nhánh 2 (CN 2): Thừa vốn
Nguồn: BIDV, Cơ chế quản lý vốn tập trung
2.3.1.2 Quản lý tiền mặt
Để tiền mặt dư thừa sẽ không sinh lợi cho Ngân hàng, ngồi ra nó cịn gây rủi ro ngân quỹ làm mất an tồn tài sản cho hệ thống. Vì vậy, tất cả các ngân hàng đều luôn chú trọng quan tâm hạn chế tối đa nguồn tiền mặt dư thừa tồn quỹ khơng sinh lợi nhằm đảm bảo an tồn tài sản cho hệ thống, bên cạnh đó cịn giúp tăng vốn khả dụng của tồn hệ thống, qua đó nâng cao hiệu quả trong sử dụng vốn của hệ thống. Và BIDV cũng không ngoại lệ, đã khơng ngừng cải tiến các hình thức khác nhau