So sánh tình hình huy động vốn và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp value risk trong quản lý đồng tiền tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông sài gòn (Trang 56)

Đvt: tỷ đồng 2010 2011 2012 Tăng trưởng TT Chỉ tiêu Thực hiện Tăng trưởng Thực hiện Tăng trưởng Thực hiện Tăng trưởng 1 Huy động vốn 2.018 20% 2.261 12% 2.882 27% 20% 2 Cho vay 1.184 13% 1.196 1% 1.347 13% 9%

3 Tỷ lệ cho vay/huy động vốn (LDR)

0,59 -6% 0,53 -10% 0,47 -11% -9%

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010-2012 của BIDV Đơng Sài Gịn

Biểu đồ 2.5: Huy động vốn và sử dụng vốn

ĐVT: tỷ đồng

Bảng 2.5: LDR của BIDV Đơng Sài Gịn so với BIDV

Ngân hàng LDR

Năm 2011 Năm 2012

BIDV Đơng Sài Gịn 0,53 0,47

BIDV 0,97 0,89

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2011- 2012 của BIDV, BIDV Đơng Sài Gịn và tác giả tự tính tốn.

Huy động vốn của chi nhánh qua các năm đạt kết quả tốt, tăng liên tục với mức tăng bình qn gần 20%/năm, trong khi đó hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh lại rất thấp, thêm vào đó cịn giảm liên tục qua các năm với tỷ lệ cho vay/huy động vốn đạt 0,59 năm 2010, 0,53 năm 2011 và 0,47 năm 2012, mức bình quân 0,53. So với hệ thống, mức sử dụng vốn này thấp hơn rất nhiều (mức sử dụng vốn bình qn tồn hệ thống là 93%), điều này cho thấy hoạt động kinh doanh vốn của chi nhánh trong những năm 2010-2012 chưa hiệu quả.

b) Theo đối tượng khách hàng

Bảng 2.6: Huy động và cho vay phân theo đối tượng khách hàng

ĐVT: tỷ đồng, %

TT Khoản mục SốNăm 2010 Năm 2011 Năm 2012

trọngTỷ Số trọngTỷ Số trọngTỷ I Huy động phân theo khách hàng 2.018 100% 2.261 100% 2.882 100% + TCKT 918 45% 811 36% 922 32% + Dân cư 1.100 55% 1.450 64% 1.960 68%

II Cho vay phân

theo khách hàng 1.184 100% 1.196 100% 1.347 100%

+ Cá nhân 130 11% 178 15% 244 18%

+ Doanh nghiệp 1.054 89% 1.018 85% 1.103 82%

2500 Huy động TCKT Huy động dân cư Cho vay cá nhân Cho vay doanh nghiệp

1.960 2000 1.450 1500 1.100 1.054 1.018 1.103 922 918 1000 811 500 244 178 130 0

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Biểu đồ 2.6: Huy động vốn và cho vay phân theo đối tượng khách hàng

ĐVT: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010-2012 của BIDV Đơng Sài Gịn

Huy động vốn dân cư chiếm tỷ trọng ngày càng tăng qua các năm, từ 55% năm 2010 đã lên đến 68% năm 2012 và đạt mức 1.960 tỷ đồng vào cuối năm. Nguồn huy động này là nguồn vốn huy động mang tính chất bền vững, ổn định. Điều này cho thấy hoạt động huy động vốn của BIDV Đơng Sài Gịn trong những năm qua tốt cả về mặt số lượng lẫn chất lượng.

Ngược lại, hoạt động cho vay thì cho vay doanh nghiệp chiếm phần lớn trong cơ cấu cho vay và thu từ cho vay doanh nghiệp cũng là nguồn thu chủ yếu của hoạt động cho vay. Cho vay doanh nghiệp hàng năm chiếm trên 80% trong tổng dư nợ. Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp đang có xu hướng giảm dần qua các năm, cịn tỷ trọng cho vay cá nhân có xu hướng tăng qua các năm. Thế nhưng, khách hàng cá nhân thường số lượng lớn, món vay nhỏ nên sẽ tốn chi phí lớn hơn so với việc thẩm định, giám sát một doanh nghiệp lớn.

4500 Cho vay trung dài hạn Cho vay ngắn hạn Huy động trung dài hạn

Huy động ngắn hạn 4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 c) Theo kỳ hạn

Bảng 2.7: Huy động và cho vay phân theo kỳ hạn

ĐVT: tỷ đồng, %

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

TT Khoản mục

Số dư trọngTỷ Số dư trọngTỷ Số dư trọngTỷ

I Huy động phân theo kỳ hạn 2.018 100% 2.261 100% 2.882 100%

- Ngắn hạn 1.88 93,6 2.19 97,1 2.45 85,1

+ Không kỳ hạn 622 30,8% 540 23,9% 542 18,8%

+ Dưới 12 tháng 1.267 62,8% 1.656 73,2% 1.911 66,3%

- Trung dài hạn 129 6,4% 65 2,9% 429 14,9%

+ Từ 12 tháng trở lên 129 6,4% 65 2,9% 429 14,9%

II Cho vay phân theo kỳ hạn 1.184 100% 1.196 100% 1.347 100%

- Ngắn hạn 694 58,7% 698 58,3% 872 64,7%

- Trung dài hạn 489 41,3% 498 41,7% 475 35,2%

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010-2012 của BIDV Đơng Sài Gịn

Biểu đồ 2.7: Huy động vốn và cho vay phân theo kỳ hạn

ĐVT: tỷ đồng

Không chỉ đạt quy mô tăng trưởng huy động vốn cao, cơ cấu huy động vốn đã chuyển biến tích cực về kỳ hạn với tỷ trọng tiền gửi trung dài hạn tăng mạnh: năm 2011 chỉ chiếm gần 3%/tổng nguồn vốn huy động, sang năm 2012 tăng gấp 5,6 lần so với năm 2011 và tăng lên chiếm gần 15%/tổng nguồn vốn huy động. Có sự chuyển biến tích cực này là do BIDV đã liên tục cho ra đời hàng loạt sản phẩm tiền gửi kỳ hạn dài lãi suất hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Hoạt động cho vay cũng có chuyển biến tích cực khi tỷ trọng cho vay trung dài hạn giảm: từ 41,7% năm 2011 giảm xuống còn 35,2% vào năm 2012. Cho vay trung dài hạn tuy lãi suất cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn nhưng rủi ro tín dụng phải gánh chịu đồng thời cũng cao hơn. Điều đó, cho thấy việc giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn có thể xem như một tín hiệu cho thấy rủi ro trong cho vay phần nào được hạn chế.

d) Theo loại tiền

Bảng 2.8: Huy động và cho vay phân theo loại tiền

ĐVT: tỷ đồng, %

TT Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng

I Huy động phân

theo loại tiền 2.018 100,0% 2.261 100,0% 2.882 100,0%

+ VND 1.820 90,2% 2.064 91,3% 2.635 91,4%

+ Ngoại tệ 198 9,8% 197 8,7% 247 8,6%

II Cho vay phân

theo loại tiền 1.184 100,0% 1.196 100,0% 1.347 100,0%

+ VND 1.014 85,7% 954 79,8% 1.185 88,0%

+ Ngoại tệ 170 14,3% 242 20,2% 162 12,0%

ĐVT: %

Biểu đồ 2.8: Huy động phân theo loại tiền

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010-2012 của BIDV Đơng Sài Gịn

Biểu đồ 2.9: Cho vay phân theo loại tiền tiền

ĐVT: %

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010-2012 của BIDV Đơng Sài Gịn

Nguồn tiền huy động VND cũng như cho vay VND qua các năm 2010-2012 luôn chiếm tỷ trọng lớn, ngược lại huy động ngoại tệ và cho vay ngoại tệ chiếm tỷ trọng thấp.

Huy động VND qua các năm 2010-2012 chiếm tỷ trọng bình quân trên 90%/tổng nguồn vốn huy động. Năm 2012, huy động VND đạt 2.635 tỷ đồng, chiếm hơn 91%/tổng nguồn vốn huy động và tăng mạnh hơn 570 tỷ đồng so với năm 2011 và hơn 810 tỷ đồng so với năm 2010; huy động USD năm 2012 đạt 247 tỷ đồng, chỉ chiếm 8,6%/tổng nguồn vốn huy động, tăng nhẹ 50 tỷ đồng so với năm 2011, 2010.

Cho vay VND qua các năm 2010-2012 chiếm tỷ trọng bình quân trên 84%/tổng dư nợ cho vay. Năm 2012, cho vay VND đạt 1.185 tỷ đồng, chiếm

80 70 60 50 40 30 20 Nợ xấu Nợ quá hạn 71,6 52,3 28,7 29,3 10 0 3 0,19

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

88%/tổng dư nợ cho vay, tăng hơn 230 tỷ đồng so với năm 2011 và hơn 170 tỷ so với năm 2010; cho vay USD đạt 162 tỷ đồng, chỉ chiếm 12%/tổng dư nợ cho vay, giảm 80 tỷ đồng so với năm 2011 và 8 tỷ đồng so với năm 2010.

e) Chất lượng tín dụng:

Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá

hạn ĐVT: tỷ đồng, %

TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số dư Tỷ lệ Số dư Tỷ lệ Số dư Tỷ lệ

1 Nợ xấu 0,19 0,02 29,3 2,45 28,7 2,13

2 Nợ quá hạn 3 0,25 71,8 5,99 52,3 3,88

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010-2012 của BIDV Đơng Sài Gịn

Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá

hạn ĐVT: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010-2012 của BIDV Đơng Sài Gịn

Tỷ lệ nợ xấu năm 2010 chỉ ở mức rất thấp là 0,02%, nhưng lại tăng lên rất cao đến 2,45% vào năm 2011 và đạt 29,3 tỷ đồng vào cuối kỳ. Tình hình tăng đột biến này xảy ra do sự nhảy vọt của giá trị nợ xấu trong khi tăng trưởng tín dụng chỉ đạt ở mức thấp 1%. Năm 2012, nợ xấu giảm đi 2% cịn 28,7 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng lại tăng trưởng 12,6% làm cho tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ cịn 2,13% trên tổng dư nợ.

Tình hình nợ q hạn cũng có những biến động tương tự như nợ xấu. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2010 rất thấp 0,25%, nhưng sau đó lại tăng vọt rất cao đến gần 6% vào năm 2011. Năm 2012, tỷ lệ nợ quá hạn đã được cải thiện giảm xuống đáng kể xuống còn chiếm 3,88%.

Như vậy, tuy xuất hiện những biến động lớn về nợ xấu, nợ quá hạn vào năm 2011 nhưng tình hình nợ xấu, nợ q hạn của BIDV Đơng Sài Gòn đã phần nào ổn định và đang trên xu hướng đi vào vịng kiểm sốt.

Ngun nhân, nợ xấu và nợ quá hạn biến động tăng cao năm 2011-2012 do chịu ảnh hưởng khách quan của những diễn biến khó khăn của kinh tế thời gian qua, thị trường bất động sản đóng băng dẫn đến hoạt động kinh doanh doanh nghiệp trì trệ, thua lỗ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ Ngân hàng. Các khoản nợ xấu, nợ quá hạn phát sinh tăng cao năm 2011-2012 tại chi nhánh đó là các khoản nợ của các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

2.3.2.2 Hiệu quả sử dụng tiền mặt

a) Tiền mặt tại quỹ

Tại chi nhánh, công tác quản lý hạn mức tồn quỹ tiền mặt ln được kiểm sốt tốt, rất ít khi để vượt hạn mức tồn quỹ tiền mặt mà Trụ sở chính đã giao, cụ thể qua các năm:

Bảng 2.10: Hạn mức tồn quỹ tiền mặt cuối ngày và số ngày vượt hạn mức tồn quỹ

ĐVT: tỷ đồng, lần

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm2012 6 tháng đầunăm 2013

Hạn mức tồn quỹ tiền mặt cuối ngày 33 tỷ đồng 41 tỷ đồng 50 tỷ đồng 50 tỷ đồng Hạn mức tồn quỹ tiền mặt Trụ sở chính giao trong năm 35->40 tỷ đồng 35->55 tỷ đồng 55 tỷ đồng 47- 50 tỷ đồng Số ngày vượt hạn mức tồn

quỹ cuối ngày chưa kịp trình xin Trụ sở chính trước

4 lần 5 lần 7 lần 4 lần

Như vậy, theo số liệu qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013, hạn mức tồn quỹ tiền mặt cuối ngày mà Trụ sở chính đã giao hàng năm, chi nhánh đã sử dụng hết hạn mức tồn quỹ tiền mặt. Hàng năm chi nhánh vẫn cịn để tình trạng vượt hạn mức tồn quỹ chưa kịp trình Trụ sở chính chấp thuận trước từ 4-7 lần/năm. (Những ngày vượt hạn mức tồn quỹ được giao nếu chi nhánh có báo cáo trình Trụ sở chính trước ngun nhân ngày hơm sau vượt hạn mức thì chi nhánh sẽ khơng bị lên lỗi và bị phạt vượt hạn mức tồn quỹ trong năm).

b) Tiền mặt tại máy ATM

Là một trong các chi nhánh của BIDV nằm trên địa bàn hoạt động rất có lợi thế trong kinh doanh mảng dịch vụ thẻ (địa bàn tập trung các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao và các trường đại học: Khu chế xuất Linh Trung 1, Khu chế xuất Linh Trung 2, Khu cơng nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật, Trường Đại học Nông Lâm, Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên....) nên hoạt động kinh doanh thẻ của chi nhánh phát triển tốt qua các năm:

Bảng 2.11: Số liệu hoạt động kinh doanh thẻ

ĐVT: triệu đồng, thẻ, %

Chỉ tiêu 2010 Thực hiện2011 2012 2011/2010 2012/2011Tăng trưởng

Thu ròng dịch vụ thẻ 754 1.156 1.756 53,3% 51,9%

Tỷ lệ thu dịch vụ thẻ/tổng thu

dịch vụ ròng chi nhánh 6,4% 9,4% 12,8%

Số lượng thẻ ghi nợ nội địa 32.529 67.226 107.330 106,7% 59,7%

Số lượng thẻ tín dụng quốc tế 702 909 1.087 29,5% 19,6%

Số lượng máy ATM 25 32 33 28,0% 3,1%

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010-2012 của BIDV Đơng Sài Gịn

Số lượng thẻ của BIDV Đơng Sài Gịn phát hành tăng dần qua các năm về mặt số lượng: Thẻ ghi nợ nội địa tăng mạnh từ 32.529 thẻ năm 2010 tăng lên 107.330 thẻ năm 2012 với mức tăng bình quân cao 83,2% trong 3 năm 2010 - 2012; thẻ tín dụng quốc tế tăng từ 702 thẻ năm 2010 tăng lên 1.087 thẻ năm 2012 với mức tăng bình qn 24,6%. Thẻ tín dụng quốc tế phát hành cịn rất khiêm tốn và tăng chậm

do BIDV Đơng Sài Gịn mới chính thức triển khai từ tháng 10/2009 sau 6 tháng so BIDV triển khai (tháng 3/2009), muộn so với các NHTM khác trên địa bàn.

Thu dịch vụ ròng thẻ tăng qua các năm và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu dịch vụ ròng chi nhánh: Thu dịch vụ ròng qua các năm 2010 - 2012 đạt lần lượt 754 triệu đồng, 1.156 triệu đồng và 1.756 triệu đồng, chiếm tương ứng 6,4%, 9,4% và 12,8%/tổng thu dịch vụ ròng.

Với lượng thẻ phát hành lớn và tăng qua các năm đã kéo theo số lượng máy ATM của chi nhánh nhiều và tăng qua các năm, công tác tiếp quỹ tiền mặt ATM của chi nhánh ngày một nhiều, tần suất tiếp quỹ ngày một tăng:

Bảng 2.12: Tổng số tiền tiếp quỹ, cơ cấu tiếp quỹ và tổng số lần tiếp quỹ

ĐVT: tỷ đồng, triệu đồng/máy/lần

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng số tiền tiếp quỹ (tỷ đồng) 1.786 2.078 2.662

Cơ cấu tiếp quỹ (triệu đồng/máy/lần) 852 852 852

Tổng số lần tiếp quỹ (lần) 2.096 2.439 3.124

Nguồn: BIDV Đơng Sài Gịn, tổng số tiền tiếp quỹ, cơ cấu tiếp quỹ và tổng số lần tiếp quỹ

Số lượng cán bộ tiếp quỹ của chi nhánh lại khơng tăng qua các năm, mức duy trì bình quân rất thấp từ 4-5 người. Tình trạng hoạt động của các máy ATM tốt với tỷ lệ thời gian phục vụ cao (từ 80% đến trên 90% trong tháng).

Số lượng cán bộ tiếp quỹ của chi nhánh ít, thêm vào đó số lượng xe chuyên dùng (xe dùng để áp tải tiền) của chi nhánh cũng cịn rất ít (bốn xe, trong đó một xe chuyên dùng to dùng riêng để áp tải tiền nạp máy ATM), do đó để làm tốt cơng tác tiếp quỹ trong thời quan qua và sắp tới đang là một áp lực công việc rất lớn đối với bộ phận tiếp quỹ.

2.4 Đánh giá hoạt động quản lý dòng tiền tại BIDV Đơng Sài Gịn

2.4.1Những kết quả đạt được

Công tác quản lý dòng tiền huy động vốn của Chi nhánh rất tốt. Với nhiều chương trình khuyến mãi và dự thưởng hấp dẫn cùng với các chính sách linh hoạt đã góp phần giúp cho Chi nhánh ngày càng được nhiều khách hàng biết đến và tin tưởng. Quy mơ nguồn vốn tiền gửi nói chung và nguồn vốn tiền gửi dân cư tăng dần qua các năm với tốc độ tăng trưởng khá cao: mức tăng trưởng huy động vốn năm 2011: 12%, năm 2012: 27,5%, mức tăng bình quân đạt tới 19,7%; cơ cấu huy động vốn được cải thiện theo hướng tích cực: tăng mạnh tỷ trọng tiền gửi trung dài hạn và tiền gửi dân cư. Nguồn vốn huy động đáp ứng dư thừa cho nhu cầu cho vay của Chi nhánh.

Cơng tác quản lý dịng tiền cho vay của chi nhánh có tăng qua các năm nhưng mức tăng không cao, cơ cấu cho vay cũng có chuyển biến tích cực với tỷ trọng cho vay trung dài hạn giảm dần và tăng cho vay ngắn hạn, tỷ trọng cho vay bán lẻ có xu hướng tăng dần và đồng thời chất lượng tín dụng nợ xấu và nợ quá hạn của Chi nhánh luôn được kiểm sốt tốt.

Cơng tác quản lý dịng tiền mặt tại quỹ nhìn chung khá tốt. Hạn mức tồn quỹ

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp value risk trong quản lý đồng tiền tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông sài gòn (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w