Điều kiện về PCCC

Một phần của tài liệu Trần Thị Mai Hương_LKT4C_820350_đợt bảo vệ (8.20222) (Trang 39 - 41)

7. Kết cấu của luận văn:

2.1. Thực trạng pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT

2.1.2.3. Điều kiện về PCCC

Các CSKD có điều kiện về ANTT phải đảm bảo đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy. Tuy nhiên quy định của pháp luật hiện hành đang bộc lộ một số vướng mắc, cụ thể như: Tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ có quy định phải một trong các điều kiện chung đối với các ngành nghề kinh doanh có điều điện về ANTT là phải đáp ứng điều kiện về an toàn PCCC theo quy định của pháp luật PCCC.

Điều kiện này là cần thiết nhằm đảm bảo hạn chế các nguy cơ cháy, nổ, hỏa hoạn trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh, nhưng trên thực tế đang gây ra nhiều khó khăn, lúng túng cho các CSKD. Bởi cùng là lực lượng Công an nhưng đơn vị cấp phép về đủ điều kiện PCCC theo quy định lại do đơn vị thuộc lực lượng Cảnh sát PCCC cấp, sau đó DN mới đủ điều kiện để cấp GCN kinh doanh ngành nghề có điều kiện về ANTT. Điều này dẫn đến tình trạng “giấy phép trong

giấy phép”, làm cho các CSKD khó khăn trong q trình xin cấp Giấy chứng chứng nhận kinh

doanh ngành nghề có điều kiện về ANTT.

Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy, chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phịng cháy, chữa cháy đã có quy định về việc các DN, CSKD ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT phải có phương án PCCC độc lập và đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, cụ thể:

- Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phịng cháy và chữa cháy, thốt nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Cơng an;

- Có lực lượng phịng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức

sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định này;

- Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an tồn về phịng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Cơng an;

- Có hệ thống giao thơng, cấp nước, thơng tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thốt nạn, phương tiện phịng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người đảm bảo về số lượng, chất lượng, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Cơng an;

- Có GCN thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, cơng trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thơng cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an tồn phịng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phịng chế tạo hoặc hốn cải chun dùng cho hoạt động quân sự.

Mặc dù có những quy định cụ thể, rõ ràng về các biện pháp PCCC, tuy nhiên trên thực tế, rất nhiều CSKD các ngành nghề có điều kiện về ANTT khơng tn thủ các yêu cầu trên hoặc các biện pháp đưa ra chỉ mang tính đối phó khiến nhiều vụ hỏa hoạn đã xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và của. Theo khảo sát, tính đến ngày 15/12/2021 địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 450 CSKD dịch vụ giải trí như vũ trường, quán bar, karaoke. Đồng chí Thượng tá Trần Huy Nghị – Trưởng phịng Cảnh sát PCCC và CNCH Cơng an tỉnh Quảng Ninh cho biết (Công an tỉnh Quảng Ninh (2020), Báo cáo sơ

kết công tác Công an 06 tháng cuối năm 2020), vừa qua đơn vị đã tiến hành điều tra các cơ sở

những vi phạm nhiều nhất là diện tích chập hẹp (chiếm 220/450cơ sở). Hầu hết các cơ sở này đều chỉ có một lối thốt nạn. Trong khi đó, cơ sở biểu diễn nghệ thuật là nơi vui chơi giải trí, bn bán các loại hàng hóa là chất dễ cháy như cồn, rượu pha các loại… Mặt khác, khi hoạt động các cơ sở này sử dụng hệ thống âm thanh lớn, sử dụng nhiều vật dụng cách âm như cao su, mút, xốp…đều là vật liệu dễ cháy. Đồng thời, hệ thống dây điện, đèn chiếu sáng, đèn nháy sử dụng nhiều trong vũ trường, quán bar lại bố trí gần sát với trần, tường cách âm. Nếu xảy ra cháy, các vật liệu trên đều sản sinh ra khí độc, nồng độ khói đậm đặc, nếu khơng có lối ra thì chỉ khoảng 1 phút sau người hít phải sẽ bị ngạt khí.

Chính vì vậy, cần phải tăng cường quản lý hơn nữa đối với các điều kiện về PCCC tại các CSKD ngành nghề có điều kiện về ANTT.

Một phần của tài liệu Trần Thị Mai Hương_LKT4C_820350_đợt bảo vệ (8.20222) (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w