NIỆM BỐN OAI NGHI:

Một phần của tài liệu SO SÁNH KINH NIỆM xứ (số 10) TRONG TRUNG bộ KINH và KINH NIỆM xứ (số 98) TRONG TRUNG a hàm (Trang 35 - 38)

II. NỘI DUNG

2.2.2. NIỆM BỐN OAI NGHI:

*Chánh kinh.

+ Kinh Trung Bộ :

Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi, tuệ tri: "Tôi đi", hay đứng, tuệ tri: "Tôi đứng", hay ngồi, tuệ tri: "Tôi ngồi", hay nằm, tuệ tri: "Tôi nằm". Thân thể được sử dụng như thế nào, vị ấy tuệ tri thân như thế ấy.

Vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay vị ấy sống quán thân trên ngoại thân; hay vị ấy sống quán thân trên nội thân, ngoại thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay vị ấy sống quán tánh diệt tận trên thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như

vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, khơng chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.

+ Kinh Trung A - Hàm :

“Tỳ-kheo khi đi thì biết mình đi, đứng thì biết mình đứng, ngồi thì biết mình ngồi, nằm thì biết mình nằm, ngủ thì biết mình ngủ, thức thì biết mình thức, ngủ say thì biết mình ngủ say. Tỳ-kheo như vậy, quán nội thân như thân; quán ngoại thân như thân; lập niệm tại thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

* So sánh và Nhận xét .

Giống nhau :

Ở cả hai bài kinh Đức Phật đều dạy:

- Quán niệm, tuệ tri nơi bốn oai nghi đi đứng nằm ngồi. - Quán niệm mọi lúc mọi nơi, trong mọi hành động.

- Quán niệm ngay nơi nội thân, ngoại thân, lập niệm tại thân.

Khác nhau :

Kinh Trung Bộ Kinh Trung A - Hàm

- Thuộc bài tập quán niệm thứ hai trong 14 bài tập quán niệm về thân.

- Đức Phật dạy hành giả quán tánh sanh khởi, diệt tận, tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú

- Thuộc bài tập quán niệm thứ nhất trong 14 bài tập quán niệm về thân.

- Đức Phật không dạy hành giả quán tánh sanh khởi, diệt tận, tánh

chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời.

sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời mà chỉ dạy lập niệm tại thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt.

➢ Oai nghi là hình thức bề ngồi của người tu. Người xưa nói: “có oai khá sợ, có nghi khá kính”. Trong thiền mơn, rất chú trọng đến bốn oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi. Hành giả tu tập, đặc biệt với người xuất gia, ngồi việc hành trì giới luật nghiêm minh, cịn phải giữ gìn oai nghi tế hạnh. Đó là những phép tắc cao đẹp của người xuất gia, là những chuẩn mực đạo hạnh. “Tứ oai nghi” là 1 trong 14 đối tượng trong phần niệm thân. Tứ oai nghi gồm đi, đứng, ngồi, nằm, cả 4 oai nghi này đều là sắc pháp tồn thân, khơng phải một phần nào của thân, mà trong thân của mỗi người. Hành giả niệm thân một cách chánh niệm, trực nhận đúng ngay đối tượng oai nghi đi, trong mỗi bước chân đi, dáng đi, tư thế đi, toàn thân di chuyển bước đi từng bước, từng bước một cách tự nhiên; trực nhận đúng ngay đối tượng mỗi dáng đứng, mỗi tư thế đứng, toàn thân đứng yên không cử động trong đối tượng hiện tại ấy; trực nhận đúng đối tượng mỗi dáng ngồi, mỗi tư thế ngồi, tồn thân ngồi n khơng cử động trong đối tượng hiện tại ấy; trực nhận đúng ngay đối tượng mỗi dáng nằm, mỗi tư thế nằm, tồn thân nằm n khơng cử động trong đối tượng hiện tại ấy. khi nằm chúng ta rất dễ bị rơi vào tình trạng hơn trầm thụy miên cho nên trong lúc nằm chúng ta trú thiền thì trạng thái nằm đó phải nói đến vấn đề "Tỉnh Thức" và khi chúng ta nằm chúng ta có sự Tỉnh Thức thì lúc đó chúng ta duy trì được Chánh Niệm trong oai nghi nằm. Còn khi chúng ta nằm trong trạng thái ngủ thì chúng ta

khơng thể duy trì được Chánh Niệm. Hành giả thực hành thiền tuệ dùng tứ oai nghi làm đối tượng, đầu tiên là cần phải học hỏi, nghiên cứu rõ ràng về tứ oai nghi như thế nào cho đúng pháp. Sau đó quán sát xem những oai nghi của mình có đúng hay khơng, thơ hay tế, để kịp thời điều chỉnh, sửa đổi cho đúng. Hành giả giữ chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác trong mỗi lúc, mỗi nơi thấy rõ, biết rõ mỗi hành động của tứ oai nghi, khi nhận thấy oai nghi của mình thơ tháo, liền biết đó để sửa đổi, khép mình trong oai nghi tế hạnh đúng mực của người tu hành. Hành giả tinh tấn hành trì như vậy khơng thấy mỏi mệt, hành trì một cách miên mật để tâm trên các đối tượng, quán sát nó dần dần đưa tâm về

2.2.3. NIỆM TIỂU OAI NGHI : * Chánh kinh :

Một phần của tài liệu SO SÁNH KINH NIỆM xứ (số 10) TRONG TRUNG bộ KINH và KINH NIỆM xứ (số 98) TRONG TRUNG a hàm (Trang 35 - 38)