QUÁN BẤT TỊNH:

Một phần của tài liệu SO SÁNH KINH NIỆM xứ (số 10) TRONG TRUNG bộ KINH và KINH NIỆM xứ (số 98) TRONG TRUNG a hàm (Trang 41 - 45)

II. NỘI DUNG

2.2.4. QUÁN BẤT TỊNH:

* Chánh kinh.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: "Ðây là tóc, lơng, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hồnh cách mơ, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu". Này các Tỷ-kheo, cũng như một bao đồ, hai đầu trống đựng đầy các loại hột như gạo, lúa, đậu xanh, đậu lớn, mè, gạo đã xay rồi. Một người có mắt, đổ các hột ấy ra và quán sát: "Ðây là hột gạo, đây là hột lúa, đây là đậu xanh, đây là đậu lớn, đây là mè, đây là hột lúa đã xay rồi". Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: "Ðây là tóc, lơng, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hồnh cách mơ, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu".

Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân, hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, khơng chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo

sống quán thân trên thân.

+ Kinh Trung A - Hàm :

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo tùy theo những chỗ trong thân, tùy theo tính chất tốt xấu từ đầu đến chân quán thấy thảy đều đầy dẫy bất tịnh, ‘trong thân này của ta có tóc, lơng, móng, răng, da dày, da non, thịt, gân,

xương, tim, thận, gan, phổi, ruột già, ruột non, lá lách, dạ dày, phân, não và não căn, nước mắt, mồ hôi, nước mũi, nước miếng, mủ, máu, mỡ, tủy, đờm dãi, nước tiểu’. Như một cái bồn chứa đủ hạt giống, ai có mắt sáng thì thấy rõ ràng, ‘đây là hạt lúa, hạt gạo, kia là hạt cải, cỏ, rau’; cũng vậy, Tỳ-kheo tùy theo những chỗ trong thân, tùy theo tính chất tốt xấu, từ đầu đến chân, quán thấy thảy đều đầy dẫy bất tịnh: ‘Trong thân này của ta có tóc, lơng, móng, răng, da dày, da non, thịt, gân, xương, tim, thận, gan, phổi, ruột già ruột non, lá lách, dạ dày, phân, não và não căn, nước mắt, mồ hôi, nước mũi, nước miếng, mủ, máu, mỡ, tủy, đờm dãi, nước tiểu’. Tỳ-kheo khéo giữ tướng trạng tu quán, khéo nhớ điều niệm, cũng giống như vậy. Tỳ-kheo như vậy, quán nội thân như thân; quán ngoại thân như thân; lập niệm tại thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

* So sánh và Nhận xét.

Giống nhau :

Cả hai bài kinh đều dạy về

- Bài tập quán 32 thể trược

- Hành giả quán sát thân này, từ bàn chân lên cho đến đỉnh tóc, bao bọc bởi da, chứa đầy nhơ nhớp. Trong thân này có: tóc, lơng, móng, răng; da, thịt, gân, xương; thận, tủy, tim, gan; hồnh mơ, lá lách; phổi, ruột, màng ruột; bụng, phân, mật, đàm; mủ, máu, mồ hôi; mỡ thịt, mỡ da; nước mắt, nước miếng; nước mủ, nước tiểu; và nước khớp xương. Phải quan sát rõ như người mắt sáng mở bao ngũ cốc, thấy rõ các loại: lúa gạo, mè, bột, đậu xanh đậu đen, hạt lớn hạt nhỏ.

- Hành giả quán thân bất tịnh ở mọi lúc mọi nơi, trên nội thân, ngoại thân, hay trên nội thân ngoại thân, lập niệm tại thân, để thấy rõ bản chất thật của thân. Khi thực tập như vậy hành giả xả bỏ chấp trước, không vướng mắc, thân tâm

định tĩnh, trí tuệ sáng suốt.

Khác nhau :

Kinh Trung Bộ Kinh Trung A - Hàm

- Đức Phật lấy ví dụ thân này như một bao đồ, hai đầu trống đựng đầy các loại hột như gạo lúa đậu xanh, đậu lớn, mè, gạo đã xay rồi…

- Đức Phật dạy hành giả quán tánh sanh khởi, diệt tận, tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, khơng chấp trước một vật gì trên đời.

- Đức Phật lấy ví dụ thân này như một cái bồn chứa đủ hạt giống, ai có mắt sáng thì thấy rõ ràng, ‘đây là hạt lúa, hạt gạo, kia là hạt cải, cỏ, rau…

- Đức Phật không dạy hành giả quán tánh sanh khởi, diệt tận, tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời mà chỉ dạy lập niệm tại thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt.

➢ Bình thường chúng ta ít khi để ý đến thân thể của mình một cách chi tiết mà chỉ quan tâm nó về những nhu cầu như ăn uống, ngủ nghỉ... làm thế nào cho khỏe mạnh, đẹp xinh. Chúng ta trân q thân mình, vì dưới con mắt mọi người ta có được một thân thể đẹp đẽ, nhan sắc... Ta nâng niu, nuôi dưỡng và bảo vệ nó tối đa. Ngược lại ta thật khổ đau và hổ thẹn khi ta có một khuyết tật nào đó trên thân như mắt lé, mũi tẹt... ta cảm thấy khổ tâm khi đối diện với mọi người.

Nhưng chúng ta không quan tâm đến việc cấu tạo nên con người mình là những thứ gì. Thân con người là hỗn hợp, sự kết hợp của 32 thể trược. Về chất cứng như xương, tóc, lơng, móng tay. Chất lỏng như máu, nước miếng, nước mắt. Chất sệt như mỡ, óc, tủy. Trong các chất ấy, dù cứng, hay lỏng cũng chẳng có thứ nào là trong sạch cả. Như răng tóc của chúng ta, ai cũng q nó hết vì nó được xem là “ góc con người”. Nhưng nếu ta khơng tắm rửa gội đầu thường xun hoặc chải chuốt chăm sóc hằng ngày thì lâu ngày nó trở nên hơi dơ bẩn thỉu, không một ai dám đứng gần. Chỉ một ngày khơng đánh răng thì hơi khơng ai chịu được. Trong các chất lỏng, nước miếng được xem là sạch nhất, vì nó được ở trong miệng là nơi hằng ngày được lau chùi súc rửa nhiều nhất. Thế mà lúc ra khỏi miệng, dù là của kẻ khác hay của chính mình, rủi bị dính vào mặt, vào áo, thì ta liền có thái độ và những cử chỉ tỏ rõ sự nhờm gớm ngay.

Hay như não là phần quan trọng và được ở trong đầu óc là nơi cao quý nhất. Nhưng thử tưởng tượng, khi chúng ta thấy ai đó bị bể đầu, não trắng như đậu hũ tung tóe vào mặt mày chúng ta, thì chắc chắn những người thiếu bình tĩnh sẽ chết giấc vì ghê tởm…..

Quán thân bất tịnh nhằm giúp hành giả thấy rõ về sự thật của thân này là không sạch, vô thường, hư giả, nhờ đây mà hành giả vượt khỏi những vướng mắc, quỵ luỵ, đau khổ, chấp trước vào thân này. Quán như vậy nhằm để đối trị lịng tham muốn sắc dục. Vì thế, thiền qn bất tịnh được xem như pháp mơn căn bản, khơng thể thiếu trong lộ trình tu tập.

Tuy nhiên, quán thân là bất tịnh, là vơ thường khơng có nghĩa ta bi quan về nó, bỏ rơi hay huỷ diệt nó. Đức Phật khơng cho phép chúng ta bi quan về bất cứ điều gì trong cuộc sống. Nếu chúng ta thấy được mặt trái của thân mà bi quan, tức chúng ta huỷ hoại thân mình. Đó là đi ngược lại lý tưởng cao đẹp của Thế Tôn.

Một phần của tài liệu SO SÁNH KINH NIỆM xứ (số 10) TRONG TRUNG bộ KINH và KINH NIỆM xứ (số 98) TRONG TRUNG a hàm (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)