QUÁN TỨ ĐẠ I:

Một phần của tài liệu SO SÁNH KINH NIỆM xứ (số 10) TRONG TRUNG bộ KINH và KINH NIỆM xứ (số 98) TRONG TRUNG a hàm (Trang 45 - 80)

II. NỘI DUNG

2.2.5. QUÁN TỨ ĐẠ I:

* Chánh kinh. + Kinh Trung Bộ :

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này về các vị trí các giới và sự sắp đặt các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại". Này các Tỷ-kheo, như một người đồ tể thiện xảo, hay đệ tử của một người đổ tể giết một con bò, ngồi cắt chia từng thân phần tại ngã tư đường. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này về vị trí các giới và về sự sắp đặt các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại".

Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.

+ Kinh Trung A - Hàm :

Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo quán sát giới trong thân rằng: ‘Trong thân này của ta có địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới’. Như gã đồ tể mổ bò, lột hết bộ da, trải lên mặt đất, phân thành sáu đoạn; cũng vậy, Tỳ-kheo quán các giới trong thân rằng ‘Trong thân này của ta có địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới’. Tỳ- kheo khéo giữ tướng trạng tu quán, khéo nhớ điều niệm, cũng giống như vậy. Tỳ-kheo như vậy, quán nội thân như thân; quán ngoại thân như thân; lập niệm tại thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

* So sánh và Nhận xét.

Giống nhau :

- Nội dung hai bài kinh đều dạy về :

- Quán tứ đại : địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại.

- Hành giả quán bản chất của đất là những chất rắn, nước là những chất

lỏng, lửa là những nhiệt lượng, gió là những sự vận chuyển của khơng khí, như bốn yếu tố hình thành sắc thân của con người và động vật. Cũng giống như cách đồ tể khéo tay cắt từng chi phần của con bò lớn tại ngã tư đường, ai cũng thấy rõ.

- Hành giả quán tứ đại ở mọi lúc mọi nơi, trên nội thân, ngoại thân, hay trên nội thân ngoại thân, lập niệm tại thân, để thấy rõ bản chất thật của thân. Khi thực tập như vậy hành giả xả bỏ chấp trước, không vướng mắc, thân tâm định tĩnh, trí tuệ sáng suốt.

Khác nhau :

Kinh Trung Bộ Kinh Trung A - Hàm

- Đức Phật dạy hành giả quán tánh sanh khởi, diệt tận, tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời.

- Đức Phật không dạy hành giả quán tánh sanh khởi, diệt tận, tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống khơng nương tựa, khơng chấp trước một vật gì trên đời mà chỉ dạy lập niệm tại thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt.

➢ Qua hai đoạn trích dẫn trên ta thấy, về nội dung quán niệm của cả hai bài kinh đều tương đương nhau, Đức Phật đều chỉ ra lộ trình tu tâp quán tứ đại. Trong quan điểm truyền thống của Phật giáo, thân con người là do tứ đại hợp thành, tức bốn yếu tố: đất, nước, gió, lửa, hay cịn gọi là bốn giới: địa giới là chất rắn (xương, thịt), thủy giới là chất lỏng (máu, mủ...), hỏa giới là sức nóng (nhiệt độ), phong giới là sức động (hơi thở). Các yếu tố của tứ đại bên trong và bên ngoài thân thể, như hơi thở từ ngoài vào, hơi thở từ trong ra, sức nóng trong thân thể, nhịp đập của con tim, mồ hôi, phân, nước tiểu... Tất cả chỉ là đất nước lửa gió tạm bợ hịa hợp trong một xác thân vô thường. Các yếu tố này sinh khởi từ thân thể và bị thải bỏ ra ngồi thân thể, như hơi thở vơ ra, nước mắt, nước tiểu, mồ hôi... Tất cả là sự biểu hiện của một hợp thể vô thường sinh diệt ngay trong một xác thân tạm bợ vô thường này. Với sự nhìn nhận và quán niệm như thế giúp hành giả phát khởi được ý thức về bốn yếu tố cấu thành thân thể, để quán chiếu về sự vô thường của tứ đại.

Do bởi hành trì tinh chun pháp qn tứ đại, ta có thể trực nghiệm được bản chất không và yếu tố vô ngã của tự thân. Do bởi quán chiếu như vậy, ta sẽ khơng cịn q đắm mê thân xác và sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về bản chất thật của tất cả mọi sự vật hiện hữu trong cuộc đời.

2.2.6. QUÁN TỬ THI : * Chánh kinh.

+ Kinh Trung Bộ :

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa một ngày, hai ngày, ba ngày, thi thể ấy trương phồng lên, xanh đen

lại, nát thối ra. Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy".

Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, bị các loài quạ ăn, hay bị các loài diều hâu ăn, hay bị các chim kên ăn, hay bị các lồi chó ăn, hay bị các lồi giả can ăn, hay bị các lồi cơn trùng ăn. Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản chất là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy".

Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.

Này các Tỷ-kheo, lại nữa, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, với các bộ xương còn liên kết với nhau, cịn dính thịt và máu, cịn được các đường gân cột lại... với các bộ xương cịn liên kết với nhau, khơng cịn dính thịt nhưng cịn dính máu, cịn được các đường gân cột lại... với các bộ xương khơng cịn dính thịt, dính máu, cịn được các đường gân cột lại, chỉ

cịn có xương khơng dính lại với nhau, rải rác chỗ này chỗ kia. Ở đây là xương tay, ở đây là xương chân, ở đây là xương ống, ở đây là xương bắp vế, ở đây là xương mông, ở đây là xương sống, ở đây là xương đầu. Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy".

Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay vị ấy sống quán tánh diệt tận trên thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống khơng nương tựa, khơng chấp trước một vật gì ở trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.

Lại nữa này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, chỉ cịn tồn xương trắng màu vỏ ốc... chỉ còn một đống xương lâu hơn ba năm... chỉ còn là xương thối trở thành bột. Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy".

Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.

Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo quán xác chết, mới chết từ một hai ngày đến sáu bảy ngày, đang bị quạ diều bươi mổ, sài lang cấu xé, hoặc đã được hỏa thiêu, hay đã được chôn lấp, đang bị rửa nát hư hoại. Quán rồi tự so sánh: ‘Thân ta cũng thế, đều có những trường hợp này, khơng sao tránh khỏi’. Tỳ-kheo khéo giữ tướng trạng tu quán, khéo nhớ điều niệm, cũng giống như vậy. Tỳ-kheo như vậy, quán nội thân như thân; quán ngoại thân như thân; lập niệm tại thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo như từng thấy trong nghĩa địa, hài cốt xám xanh, rữa nát gần hết, xương vải khắp đất. Quán rồi tự so sánh: ‘Thân ta cũng thế, đều có những trường hợp này, không sao tránh khỏi,’ Tỳ- kheo khéo giữ tướng trạng tu quán, khéo nhớ điều niệm, cũng giống như vậy. Tỳ-kheo như vậy, quán nội thân như thân; quán ngoại thân như thân; lập niệm tại thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo như từng thấy trong nghĩa địa, da, thịt, máu, huyết tiêu cả, chỉ cịn xương dính gân. Quán rồi tự so sánh: ‘Thân ta cũng thế, đều có trường hợp này, khơng sao tránh khỏi’. Tỳ-kheo khéo giữ tướng trạng tu quán, khéo nhớ điều niệm, cũng giống như vậy. Tỳ-kheo như vậy, quán nội thân như thân; quán ngoại thân như thân; lập niệm tại thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo như từng trong nghĩa địa thấy xương rời từng đốt, tản mác khắp nơi, xương chân, xương đùi, xương đầu gối, xương bắp vế, xương sống, xương vai, xương cổ, xương sọ, mỗi thứ một nơi. Quán rồi tự so sánh: ‘Thân ta cũng thế, đều có những trường hợp này, khơng sao tránh khỏi’. Tỳ-kheo khéo giữ tướng trạng tu quán, khéo nhớ điều

niệm, cũng giống như vậy. Tỳ-kheo như vậy, quán nội thân như thân; quán ngoại thân như thân; lập niệm tại thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân. “Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo như từng thấy trong nghĩa địa, xương trắng như vỏ ốc, xanh như lông chim bồ câu, đỏ như màu máu, mục nát bể vụn. Quán rồi tự so sánh: ‘Thân ta rồi cũng thế, đều có những trường hợp này, khơng sao tránh khỏi’. Tỳ-kheo khéo giữ tướng trạng tu quán, khéo nhớ điều niệm, cũng giống như vậy. Tỳ- kheo như vậy, quán nội thân như thân; quán ngoại thân như thân; lập niệm tại thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

* So sánh và Nhận xét.

Giống nhau :

Đức Phật đều dạy về

- Chín pháp quán tử thi ở nghĩa địa, từ khi chết cho đến khi phân hủy hoàn toàn: Quan sát tử thi bị quăng trong nghĩa địa qua 9 giai đoạn:

1. Tử thi bị bỏ ở nghĩa địa 1,2,3 ngày ,

2. Tử thi bỏ ở nghĩa địa bị quạ, diều, chó rừng…cắn xé, ăn thịt , 3. Tử thi chỉ cịn một bộ xương dính dính gân, cịn thịt và máu, 4. Tử thi chỉ cịn xương dính gân, máu thịt rã rời,

5. Chỉ cịn bộ xương khơ dính gân, khơng cịn máu và thịt nữa , 6. Chỉ còn bộ xương rời rã, rãi rác mọi nơi ,

7. Chỉ còn bộ xương màu trắng, 8. Chỉ còn một đống xương , 9. Chỉ còn là bột xương trắng.

- Hành giả quán sát thi thể người chết nằm trong nghĩa địa từ khi mới chết đến vài ba ngày. Thi thể trương xình, xanh rồi tím bầm, dần dần thối rữa. Cái

thi thể ấy có thể sẽ bị quạ hay diều hâu, kên kên, chó sói, hay lồi giả can hoặc

các cơn trùng ăn và cấu xé v.v. . . Cũng có tình huống thi thể còn nguyên,

xương thịt gân da vẫn cịn dính nhau. Cũng có trường hợp, chỉ cịn bộ xương,

thịt gân và máu đều đã rời rã, xương tay, xương chân, xương ống, xương chậu,

xương sống xương sọ và xương bắp vế. Cũng có trường hợp, thi thể thành xương, trắng như võ ốc, hoặc tan thành bột, do để lâu năm. Hành giả thấy rõ bản chất thân này vốn là như vậy, như một quy luật, khơng thể khác hơn. Đó là cách thức hành giả thực tập quán thân là thân ở trong ở ngoài, vừa trong vừa ngoài. Hoặc quán hiện tượng sinh khởi của thân. Hay quán hiện tượng hoại diệt của thân. Hay quán hiện tượng vừa sinh vừa diệt của thân thể này. Có thân thể này, hành giả an trú chánh niệm tỉnh thức, hướng về chánh trí, khơng hề chấp thủ vật gì trên đời.

- Hành giả quán tử thi ở mọi lúc mọi nơi, trên nội thân, ngoại thân, hay trên nội thân ngoại thân, lập niệm tại thân, để thấy rõ bản chất thật của thân. Khi thực tập như vậy hành giả xả bỏ chấp trước, không vướng mắc, thân tâm định tĩnh, trí tuệ sáng suốt.

Khác nhau :

Kinh Trung Bộ Kinh Trung A - Hàm

- Đức Phật giảng bài tập quán tử thi bằng 9 phương pháp quán chi tiết.

- Đức Phật dạy hành giả quán tánh sanh khởi, diệt tận, tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng

- Đức Phật giảng bài tập quán tử thi bằng 9 phương pháp quán một cách tổng quát.

- Đức Phật không dạy hành giả quán tánh sanh khởi, diệt tận, tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy

hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời.

vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời mà chỉ dạy lập niệm tại thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt.

➢ Với 9 phép quán tử thi như trên, hành giả trình tự quán chiếu qua từng giai đoạn, từng mỗi giai đoạn ta trở lại quán chiếu về xác thân của chính ta, da thịt xương cốt thận gan tim phổi… bên trong cũng như bên ngoài, tất cả và tất cả rồi cũng sẽ sình trương, cũng sẽ thối rữa, cũng sẽ hoại tàn tro bụi. Thân thể ta được sinh ra từ tinh cha huyết mẹ mà thành hình, song khi đã có sinh thì sẽ ắt sẽ có tử. Thân xác đây cũng sẽ hư hoại.

Đời người, ai rồi cũng sẽ chết. Khi sự mạng sống đã tận, ta không thể nào trốn thoát và rồi thân cát bụi lại trả về cát bụi. Khơng có bất cứ gì gọi là riêng

Một phần của tài liệu SO SÁNH KINH NIỆM xứ (số 10) TRONG TRUNG bộ KINH và KINH NIỆM xứ (số 98) TRONG TRUNG a hàm (Trang 45 - 80)