NIỆM TIỂU OAI NGHI:

Một phần của tài liệu SO SÁNH KINH NIỆM xứ (số 10) TRONG TRUNG bộ KINH và KINH NIỆM xứ (số 98) TRONG TRUNG a hàm (Trang 38 - 41)

II. NỘI DUNG

2.2.3. NIỆM TIỂU OAI NGHI:

+ Kinh Trung Bộ :

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, khi bước tới bước lui, biết rõ việc mình đang làm; khi ngó tới ngó lui, biết rõ việc mình đang làm; khi co tay, khi duỗi tay, biết rõ việc mình đang làm; khi mang áo Sanghati (Tăng già lê), mang bát, mang y, biết rõ việc mình đang làm; khi ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình đang làm; khi đại tiện, tiểu tiện, biết rõ việc mình đang làm; khi đi, đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng, biết rõ việc mình đang làm.

Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống khơng nương tựa, khơng chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.

+ Kinh Trung A - Hàm:

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo biết rõ chính xác khi vào lúc ra, khi co lúc duỗi, khi cúi lúc ngẩng, nghi dung chững chạc, khéo khoác tăng-già-lê và cầm bát; đi, đứng, ngồi, nằm, ngủ, thức, nói năng, im lặng đều biết rõ chính xác. Tỳ-kheo như vậy, quán nội thân như thân; quán ngoại thân như thân; lập niệm tại thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ- kheo quán thân như thân.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo khi sanh niệm ác bất thiện, liền niệm điều thiện để đối trị, đoạn trừ, tiêu diệt, tĩnh chỉ. Như người thợ mộc hoặc học trò thợ mộc, kéo thẳng dây mực, búng lên thân cây rồi dùng búa bén mà đẽo cho thẳng. Cũng vậy, Tỳ-kheo khi sanh niệm ác bất thiện liền niệm điều thiện để đối trị, đoạn trừ. Tỳ-kheo như vậy, quán nội thân như thân; quán ngoại thân như thân; lập niệm tại thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo răng ngậm khít lại, lưỡi ấn lên khẩu cái, dùng tâm trị tâm, đối trị, đoạn trừ, tiêu diệt, tĩnh chỉ. Như hai lực sĩ bắt một người yếu mang đi khắp nơi, tự do đánh đập. Cũng vậy, Tỳ-kheo răng ngậm khít lại, lưỡi ấn lên khẩu cái, dùng tâm trị tâm, đối trị, đoạn trừ, tiêu diệt, tĩnh chỉ.

* So sánh và Nhận xét.

Giống nhau :

- Đức Phật đều dạy quán các tiểu oai nghi, tỉnh giác chánh niệm trong từng hành động. Hành giả ý thức rất rõ tư thế động tác của thân thể mình: đi tới đi lui, ngó qua ngó lại, co duỗi tay chân, cúi xuống ngẩn lên, mặc áo đắp y,5 cầm

bát khất thực, ăn uống nhai nếm, đại tiện tiểu tiện, nói năng im lặng, ngay cả thức ngủ.

- Đức Phật dạy quán các tiểu oai nghi ở mọi lúc mọi lúc, mọi nơi. Quán ngay nơi thân mình, trên nội thân, ngoại thân, cả nội thân ngoại thân, lập niệm tại thân. Thông qua phương pháp chánh niệm tỉnh giác trong mọi hành động cử chỉ lời nói này mà tâm trí hành giả khơng vọng đọng, trở nên sáng suốt tỉnh lặng, không vướng mắc.

Khác nhau :

Kinh Trung Bộ Kinh Trung A - Hàm

- Thuộc bài tập quán niệm thứ 3 trong 14 bài tập quán niệm về thân.

- Đức Phật dạy hành giả quán tánh sanh khởi, diệt tận, tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời.

- Đức Phật khơng chỉ ra những tâm niệm ác bất thiện khởi lên trong quá trình tu tập cũng như không dạy cách đối trị các niệm ác bất thiện khỏi lên trong quá trình hành thiền tu quán

- Thuộc bài tập quán niệm thứ 2

trong 14 bài tập quán niệm về thân. - Đức Phật không dạy hành giả quán tánh sanh khởi, diệt tận, tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời mà chỉ dạy lập niệm tại thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt.

- Sau khi dạy quán niệm về các tiểu oai nghi, Đức Phật dạy cách đối trị các niệm ác bất thiện khỏi lên trong quá trình hành thiền tu quán Tứ Niệm Xứ.

Tứ Niệm Xứ.

- Đức Phật không đưa ra ví dụ nào trong bài tập quán niệm này.

- Đức Phật dùng 2 ví dụ : như người thợ mộc hoặc học trò thợ mộc

và Như hai lực sĩ bắt một người yếu

mang đi khắp nơi, tự do đánh đập để

hướng dẫn hành giả phương pháp đối trị.

➢ Chánh niệm tỉnh giác trong các tiểu oai nghi là 1 trong 14 đối tượng trong phần niệm thân. Chánh niệm là một trong tám chi phần quan trọng của Bát chánh đạo, là sự tỉnh giác, không quên niệm, biết rõ các pháp một cách trọn vẹn, biết rõ những gì phát sanh ngay trong mỗi giây phút của hiện tại, bây giờ và ở đây. Đối với người tu tập thì oai nghi đi đứng nằm ngồi với lục căn thanh tịnh, tâm an lành. Tâm phải luôn giữ ở trạng thái an tịnh bằng cách thực hành thiền. Vì vậy, đối với hành giả tu tập thì phải giữ gìn oai nghi tế hạnh thật cẩn thận. Đó là vừa khắc phục chính mình mà cũng vừa cảm hóa kẻ khác. Từ cách đi, đứng, nằm, ngồi, trong mọi cử chỉ, trong lúc ăn uống, nói năng, làm việc v.v… tất cả đều phải giữ gìn đúng theo phong thái nghiêm trang, nhẹ nhàng của một hành giả tu tập. Khép mình trong từng nhứt cử, nhứt động. Những cử chỉ, hành vi thô tháo phải khắc phục sửa đổi lại. Khi tâm vọng động, ác niệm khởi lên hành giả liền dùng các phương pháp tu hành để đối trị dẹp bỏ nó. Thực hành giữ chánh niệm một cách tinh tấn miên mật như vậy trong từng sát na, khơng mỏi mệt. Có thế, thì việc tu hành của chúng ta mới được lợi lạc.

Một phần của tài liệu SO SÁNH KINH NIỆM xứ (số 10) TRONG TRUNG bộ KINH và KINH NIỆM xứ (số 98) TRONG TRUNG a hàm (Trang 38 - 41)