Quan điểm, chiến lược phát triển thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu ĐOÀN MAI NGA_LKT_820356_(8.2022) (Trang 81 - 83)

Thứ nhất, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất cũng bộc lộ những tồn tại, yếu kém trong quản lý nhà nước về đất đai của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sự thiếu dân chủ, thiếu công bằng, thiên vị, tham nhũng, tiêu cực v.v... trong việc áp dụng các quy định về bồi thường, hỗ trợ. Để góp phần khắc phục những yếu kém này, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ phải xây dựng các quy định cụ thể, dự liệu và đưa ra những phương án phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, thiếu dân chủ và không công bằng v.v... trong thực thi pháp luật của các cơ quan công quyền. Hơn nữa, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ cần phải xây dựng các chế tài pháp lý nghiêm minh, đủ sức răn đe đối với những hành vi vi phạm pháp luật về bồi thường, hỗ trợ. Xem xét các yêu cầu này vào các quy định hiện hành cho thấy pháp luật về bồi thường, hỗ trợ dường như chưa xác lập được một cơ chế pháp lý hữu hiệu để ngăn ngừa và xử lý có hiệu quả các hành vi tham nhũng, tiêu cực v.v. trong bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Đây cũng là một lý do lý giải cho việc tiếp tục hoàn thiện lĩnh vực pháp luật này.

Thứ hai, Đảng ta xác định giữ vững ổn định chính trị là tiền đề để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân. Bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là vấn đề nhạy cảm do "đụng chạm" trực tiếp đến lợi ích của người bị thu hồi đất. Do vậy vấn đề này thường tiềm ẩn nguy cơ trở thành điểm nóng, gây mất ổn định chính trị nếu khơng giải quyết cơng bằng và ổn thỏa các xung đột về lợi ích giữa Nhà nước, người bị thu hồi đất và chủ đầu tư. Việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện dựa trên các quy định của pháp luật. Do vậy hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là rất cần thiết góp phần vào việc duy trì ổn định về chính trị và chống lại những luận điệu xuyên tạc, kích động, chống phá của các thế lực thù địch.

72

Thứ ba, trong thời kỳ tiếp tục đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chúng ta phải thực hiện việc thu hồi một diện tích đất khơng nhỏ (trong đó phần lớn là đất nơng nghiệp) để triển khai các dự án đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng; khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới v.v... Điều này đặt ra việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ cho hàng vạn hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất. Việc giải quyết tốt vấn đề này khơng chỉ có ý nghĩa về mặt chính trị góp phần duy trì sự ổn định chính trị mà cịn tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện triển khai các dự án đầu tư đúng tiến độ, đúng thời gian và nâng cao tính hấp dẫn của mơi trường đầu tư ở nước ta. Với ý nghĩa đó, tiếp tục hồn thiện các quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc làm cần thiết.

Thứ tư, xét về bản chất Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước do nhân dân lao động thiết lập nên đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Nhà nước ta không ngừng quan tâm và chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Vì vậy khi người sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích chung thì Nhà nước phải thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ cho họ trên cơ sở quy định của pháp luật. Việc hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là một minh chứng sinh động và cụ thể nhằm thể hiện bản chất nhân dân của Nhà nước ta.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải phóng mặt bằng

- Pháp luật cần bổ sung quy định về xác định giá bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất. Theo đó, pháp luật vẫn để cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền quyết định mức bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất. Xong, pháp luật cần bổ sung thêm nguyên tắc phù hợp với giá thị trường do một tổ chức thẩm định độc lập thực hiện. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ sử dụng giá thị trường mang tính chất tham khảo chứ khơng quyết định theo giá đó. Quy định như vậy vừa đảm bảo quyền quản lý đất đai của cơ quan nhà nước vừa bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất.

Bên cạnh đó, để giải quyết trường hợp có sự khác nhau về giá bồi thường đất ở các địa phương có cùng điều kiện kinh tế - xã hội thì nhà nước cần thiết hướng dẫn các địa phương về các tiêu chí đánh giá mức bồi thường. Bộ tiêu chí cần được xây

73

dựng chi tiết, cụ thể sẽ giúp các địa phương xác định chính xác hơn giá bồi thường khi nhà nước thu hồi đất.

- Pháp luật cần quy định rõ về trường hợp hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất để đảm bảo những hỗ trợ đó có tính khả thi và đạt được mục tiêu quản lý kinh tế - xã hội toàn diện của nhà nước. Tác giả xin đề xuất một số nội dung như sau:

(1) Đối với trường hợp hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm. Pháp luật cần quy định rõ, nếu đất sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp mà người nông dân vẫn đang sử dụng và không có phương án cụ thể về hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề thì khơng được phép thu hồi.

(2) Pháp luật quy định, cơ quan nhà nước phải tham khảo ý kiến của nhân dân về các ngành nghề được đào tạo khi nhà nước thu hồi đất. Trong các phương án lựa chọn phải để đa dạng các ngành nghề.

- Pháp luật cần quy định rõ ràng về thời hạn mà các chủ dự án phải triển khai giải phóng mặt bằng và giải phóng mặt bằng xong. Việc tính tốn thời hạn giải phóng mặt bằng cần dự trên nhiều tiêu chí khác nhau như: Địa bàn của dự án, quy mô của dự án, điều kiện kinh tế - xã hội, tầm quan trọng, ý nghĩa của dự án… Nếu q thời hạn đó thì dự án bị thu hồi. Quy định như vậy để tránh tình trạng “dự án treo” gây lãng phí đất đai và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nhân dân.

Một phần của tài liệu ĐOÀN MAI NGA_LKT_820356_(8.2022) (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)