CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI PHÚ YÊN
c. Khu vực III
2.3 Năng lực cạnh tranh của địa phương
2.3.1Nông sản, thủy sản
Đối với cây sắn, nhu cầu về tinh bột sắn đã tăng lên đáng kể từ các ngành công
nghiệp chế biến như giấy, thực phẩm, dược phẩm và gần đây là ngành công nghiệp chế biến nhiên liệu sinh học. Điều này đã dẫn đến sự tăng mạnh trong giá của sắn củ tươi và tinh bột sắn. Sự phát triển của thị trường thế giới về các sản phẩm sắn trong những năm gần đây là dấu hiệu cho thấy tiềm năng lớn của cây sắn trong tương lai. Do đầu ra
được các nhà máy sắn trên địa bàn thu mua và kỹ thuật trồng trọt canh tác dễ dàng, nên người dân đổ xô đi trồng sắn. Diện tích trồng sẵn hiện nay phát triển tự phát, vượt qua khỏi quy hoạch diện tích trồng sắn. Theo quy hoạch phát triển cây sắn của tỉnh Phú Yên, đến năm 2015 chỉ ổn định diện tích trong khoảng 14.000 ha. Tuy nhiên mới đến năm 2011, diện tích sắn của tỉnh đã tăng nhanh lên đến 18.000-20.000 ha.
Đối với cây mía, đã hình thành mối liên kết giữa các doanh nghiệp mía đường
và nơng dân trồng mía. Doanh nghiệp hỗ trợ người dân về giống mía, kỹ thuật và giải quyết hoàn toàn đầu ra khi thu hoạch. Đặc biệt, chính sách thu mua với giá cả ổn định theo hợp đồng, không phụ thuộc vào sự lên xuống của giá cả thị trường nên thu nhập người dân rất ổn định. Các mục tiêu về năng suất mía, trữ lượng đường trong cây mía là vấn đề đặt ra khơng chỉ chính quyền địa phương mà các cơng ty cũng bắt tay vào nghiên cứu thực hiện. Cây mía khơng cịn là một cây nông nghiệp cải thiện những nhu cầu thiết yếu của nông dân vùng cao mà thực sự trở thành một công cụ làm giàu.
Đối với thủy hải sản, với lợi thế đa dạng các loại đầm vịnh, vũng, có bờ biển
dãi, có cả hệ sinh thái nước mặn, nước lợ và nước ngọt, đa dạng về chủng loại. Theo thống kê, có hơn 159 loài, 105 họ, 58 giống (có 5 lồi được ghi vào sách Đỏ Việt Nam), có 53 đã xác định, bộ Giáp xác chân chèo (Copepoda) có 49 lồi (chiếm 92,5% tổng số lồi), bộ Monogononta có 4 lồi, có 53 lồi thân mềm (Mollusca), có cuống (Appendicularia) và giáp xác (Crustacea), 5 loài loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế cao. Năm 2013, sản lượng đánh bắt là 50.438 tấn, trong đó cá ngừ đại dương là 4.200 tấn. Sản lượng nuôi trồng thủy sản 9.670 tấn trong đó sản lượng tơm là 7.886 tấn, chiếm 81,55%. Thủy hải sản thực sự là một lợi thế của tỉnh nếu việc quản lý hoạt động nuôi trồng đánh bắt chặt chẽ kết hợp với bảo vệ môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái. Đây là nguồn đầu vào quan trọng cho ngành chế biến thủy hải sản xuất khẩu, có giá trị kinh tế cao.
2.3.2Cơng nghiệp chế biến
Trong khu vực II, công nghiệp chế biến được xác định là động lực đóng góp cho tăng trưởng, dưới đây là một số phân tích các ngành được cho là thế mạnh của tỉnh và có đóng góp quan trọng cho nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh và giải quyết việc làm.
Đối với ngành chế biến thủy hải sản, đây là ngành Phú Yên có các lợi thế về vùng ni trồng với mặt bằng sản xuất rộng. Hiện đã có một số doanh nghiệp đi vào
hoạt động ổn đinh và ban đầu xây dựng thương hiệu, hướng đến xuất khẩu. Tuy nhiên, nhìn qua các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản trên địa bàn có thể thấy các doanh nghiệp nhỏ và vừa có những khó khăn về vốn để đầu tư về dây chuyên kỹ thuật, đào tạo nhân công cũng như mở rộng quy mô. Một sự hỗ trợ đặc biệt cho lĩnh vực này là cần thiết để tạo ra một cú bức phá lớn trong sản lượng xuất khẩu, nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm.
Đối với ngành sản xuất mía đường, số lượng 3 doanh nghiệp nhưng quy mô doanh nghiệp khá lớn, thuận lợi về nguồn nguyên liệu, thổ nhưỡng và nhân công. Đây hiện đã và đang là một điểm sáng trong nền kinh tế địa phương. Việc tiếp tục duy trì và phát triển nguồn nguyên liệu chất lượng sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các doanh nghiệp và đưa ngành sản xuất mía đường địa phương phát triển. Tương tự mía đường, chế biến tinh bột sắn thực sự là một ngành hấp dẫn đối với cả doanh nghiệp và nông dân trồng sắn. Vấn đề đặt ra là làm sao sắp xếp và quy hoạch tập trung, nâng cao năng suất và ổn định giá cả cho đầu ra lẫn đầu vào.
Một ngành chế biến truyền thống ở tỉnh chính là ngành cơng nghiệp sản xuất rượu bia và nước giải khát. Bên cạnh một số doanh nghiệp nhỏ và vừa ở địa phương, cịn có sự tham gia của một số cơng ty lớn như Công ty sản xuất bia và nước giải khát Sài Gịn Sabeco, Cơng ty TNHH Thai Nakorn Patana (Thái Lan),... thì hiện nay có sự hiện diện của “người khổng lồ” Masan với dây chuyền sản xuất khoảng 300 triệu USD. Qua đó cho thấy, triển vọng phát triển ngành chế biến sản phẩm bia và nước giải khát ở địa bàn tỉnh là rất lớn.
2.3.3 Du lịch, khách sạn, nhà hàng
Với bờ biển dài, có nhiều vịnh đẹp Phú Yên có lợi thế trong phát triển du lịch, tuy nhiên trên địa bàn tỉnh hơn 30 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, kinh doanh với quy mô nhỏ. Rõ ràng với tiềm năng về lợi thế tự nhiên to lớn để phát triển du lịch khi Phú Yên có một hệ thống cảnh quan thiên nhiên đa dạng, có núi, đồng bằng, sơng, hồ, đầm, vịnh, đảo,... cùng với một số danh thắng tiêu biểu tại Phú Yên có thể kể đến: Gành Đá Dĩa, Đầm Ô Loan, núi Đá Bia, vịnh Xuân Đài, bãi Môn- mũi Điện,...chưa được khai thác hiệu quả, thì ngành du lịch Phú Yên cần phải tìm cách đầu tư hơn nữa cả về con người và vật chất để đưa ngành này phát triển đóng góp vào sự PTKT của Phú Yên.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hay PCI (viết tắt của Provincial
Competitiveness Index) là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quy ề n các t ỉ nh, thành của
Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghi ệ p, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bảng 2.4: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Chỉ số 60,44 54,93 57,87 51,24 54,77 58,18 55,15 53,36
Thứ hạng 13 21 23 39 49 31 50 52
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Yên
Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Phú Yên năm 2005 đạt thứ hạng 13/42 tỉnh, thành, nhưng những năm sau này bị tụt hạng, năm 2011 chỉ đứng ở vị trí 50, năm 2012 là 52. Điều này cũng được thể hiện trong thực tiễn những vấn đề liên quan đến sự yếu kém của công tác quản lý và tạo dựng môi trường đầu tư.
Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, do vậy một sự hỗ trợ trên nhiều phương diện từ chính quyền sẽ rất cần thiết cho hoạt động của khu vực kinh tế này. Hiện tại, sản phẩm khơng có thương hiệu, khả năng cạnh tranh kém, chủ yếu xuất bán ở dạng thô hoặc sơ chế, giá trị mang lại thấp. Do vậy, cải thiện chỉ số doanh nghiệp cạnh tranh mà cụ thể là cải cách mơi trường đầu tư thơng thống và hỗ trợ doanh nghiệp địa phương là những vấn đề cấp thiết cần giải quyết để phát huy nội lực, tận dụng các nguồn ngoại lực phục vụ cho tăng trưởng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 tập trung mô tả thực trạng của nền kinh tế địa phương. Mặc dù có tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định nhưng xuất phát điểm thấp nên nền kinh tế có quy mơ cịn nhỏ. CCKT chuyển dịch theo hướng tăng tương đối tỷ trong khu vực II, III và giảm tương đối tỷ trọng khu vực I nhưng quá trình này dịch chuyển chậm và chuyển dịch trong nội bộ các ngành chưa bền vững.
Vốn đầu tư ít và sử dụng chưa thật sự hiệu quả. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và môi trường đầu tư và kinh doanh còn kém, thị trường còn rất nghèo nàn. Trình độ lao động làm việc tại địa phương cịn kém, có sự di chuyển lớn luồng lao động trí thức và có tay nghề từ địa phương đi các thành phố lớn sinh sống và làm việc. Nhiều ngành địa phương có thế mạnh và cịn nhiều tiềm năng phát triển nhưng chưa được đánh giá và đầu tư đúng mức, còn nhiều đầu tư dàn trải và chưa thật sự cần thiết.
Nhìn chung, quy mơ kinh tế cịn nhỏ, mức sống người dân còn thấp, và bản chất Phú Yên vẫn là một tỉnh thuần nơng, nghèo. Tích lũy thấp, đầu tư thấp, thu hút vốn đầu tư bên ngoài chưa hiệu quả khiến địa phương này nằm trong cái “vòng lẩn quẩn của nghèo đói”, chưa thể “cất cánh” như một số địa phương lân cận mặc dù về nguồn lợi tài ngun, địa hình, khí hậu tương đối giống nhau. Bài toán sử dụng nguồn lực hiện có như thế nào cho hiệu quả hay chờ đợi một “cú huých” từ bên ngoài là những lựa chọn mà địa phương đang “trăn trở”.