Đơn vị: triệu đồng/người/năm
Giai đoạn 1991-1995 1996-2000 2001-2005 2006-2010 2011-2013 Khu vực 1 1,68 1,89 2,12 2,54 3,47 Khu vực 2 7,16 7,73 15,57 25,80 27,68 Khu vực 3 7,84 8,24 11,21 17,93 18,67 Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính tốn 2.2CCKT theo ngành
Chuyển dịch CCKT thời gian qua diễn ra theo hướng, tỷ trọng khu vực I giảm tương đối, và hai khu vực còn lại tăng. Năm 1990, khu vực I chiếm hơn 53,08% tổng giá trị sản phẩm của địa phương, đến năm 2000, còn 41,04% và năm 2013 ước thực hiện 25,80%. Tốc độ giảm tỷ trọng khu vực I có xu hướng tăng, bình qn giai đoạn 1991-2000 là 1,41%, giai đoạn 2001-2010 là 4,01% , giai đoạn 2011-2013 là 4,06%.
Tỷ trọng khu vực III ngày càng tăng trong tổng CCKT, từ năm 2006 đến nay, đây là khu vực chiếm tỷ trọng lớn nhất (38,00%, năm 2013). Dù tốc độ dịch chuyển tỷ trọng khu vực III giảm nhẹ trong giai đoạn 1991-2000 nhưng tăng ở các giai đoạn tiếp theo, giai đoạn 2001-2010 là 0,93% và 2011-2013 là 1,48%. Tỷ trọng khu vực II tăng nhanh nhất nhưng có xu hướng giảm dần, bình quân giai đoạn 1991-2000 tăng với tốc độ 7,72%, giai đoạn 2001-2010 là 4,30%, giai đoạn 2011-2013 là 1,73%.
Nhìn chung, thời gian qua, chưa có yếu tố gì đột phá để có thể thúc đẩy CCKT Phú Yên chuyển dịch mạnh mẽ.
Khu vực 1990 1995 2000 2005 2010 2013
Khu vực I 53,08 50,73 41,04 36,59 29,24 25,80
Khu vực II 11,35 12,32 24,44 29,29 34,38 36,20
Khu vực III 35,57 36,95 34,52 34,12 36,37 38,00
a. Khu vực I
Khu vực I gồm ngành nông, lâm và ngư nghiệp tuy phát triển khá nhưng thiếu bền vững, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, năng suất thấp. Cơ cấu nhóm ngành thuộc khu vực I có sự chuyển biến theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành thủy sản.
Đối với cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Trồng trọt chiếm tỷ trọng cao, năm 2012, giá trị sản xuất ngành trồng trọt là 7.941,9 tỷ đồng, chiếm 89,64% và chăn nuôi chiếm tỷ trọng thấp, giá trị sản xuất là 904,87 tỷ đồng, chiếm 10,21% và dịch vụ nông nghiệp thấp nhất, chiếm 0,15%, có xu hướng tăng dần. Một số dịch vụ trong nông nghiệp như: dịch vụ làm đất, dịch vụ thu hoạch, bảo vệ thực vật, phân bón xuất hiện ngày càng nhiều và hoạt động khá hiệu quả tuy nhiên các hoạt động dịch vụ trong nơng nghiệp cịn ít so với quy mơ sản xuất của ngành nông nghiệp. Xét riêng về trồng trọt, cơ cấu các loại cây trồng trong trồng trọt đã có sự thay đổi theo hướng giảm diện tích và giá trị sản xuất cây lương thực. Điều rõ thấy nhất trong bức tranh trồng trọt là đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với nhà máy chế biến đường, tinh bột sắn. Tuy nhiên, việc áp dụng cơ giới hoá nơng nghiệp cịn chậm, khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Đối với chăn nuôi, giá trị sản xuất năm
2012 (theo giá hiện hành) là 2.005,9 tỷ đồng trong đó trâu bị là 681,4 tỷ đồng, chiếm 34%, lợn là 641,2 tỷ đồng, chiếm 32% và gia cầm là 559,8 tỷ đồng, chiếm 27,9%.
Nhìn chung, sản lượng và năng suất ngành nơng nghiệp cịn khá thấp. Nơng dân gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm và phải chịu giá thấp. Đầu vào có chất lượng chưa cao như thiếu giống tốt, thiếu sự hướng dẫn kỹ thuật canh tác, giá cả vật tư không ổn định, khả năng đề phòng và xử lý dịch bệnh còn kém, hoạt động sản xuất diễn ra manh mún, tự phát, không phù hợp với yêu cầu của sản xuất hàng hóa lớn tập trung để áp dụng cơ giới hóa nơng nghiệp và các quy trình kỹ thuật sản xuất tiên tiến.
Đối với lâm nghiệp, chủ yếu tập trung vào hoạt động khai thác gỗ và lâm sản. Hoạt động khai thác gỗ và lâm sản hiện nay giảm nhiều, chủ yếu tập trung vào việc trồng rừng sản xuất của một số doanh nghiệp tư nhân. Việc bảo vệ rừng, nuôi rừng ngày càng được đề cao. Thu hút được người dân tham gia sản xuất trồng trừng, bảo vệ rừng.
Với thủy sản, năm 2012, giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 4.383,6 tỷ đồng, trong đó ni trồng là 1.941,1 tỷ đồng ( chiếm 44,3%), khai thác thủy sản là 2.442,5 tỷ đồng (chiếm 55,7%). Cơ cấu ngành thủy sản trong khu vực I ngành càng tăng, khẳng định vai trị ngày càng lớn, hiệu quả ni trồng, đánh bắt thủy hải sản cũng tăng lên đáng kể. Sản lượng khai thác thủy sản chủ yếu là cá, trong khi đó ni trồng chủ yếu tập trung vào tơm. Đã có sự chuyển dịch trong các đối tượng ni, mở rộng một số đối tượng nuôi mới, phù hợp và có giá trị kinh tế cao như tơm thẻ chân trắng, tu hài, cá bớp, cá mú, rong sụn, rong nho. Tuy nhiên, việc đánh bắt còn diễn ra tràn lan, tận diệt bằng nhiều công cụ, phương tiện đã ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy hải sản. Việc đánh bắt xa bờ còn hạn chế do kỹ thuật phương tiện chưa đáp ứng được một số tiêu chuẩn sản phẩm, đặc biệt là cá ngừ đại dương. Nuôi trồng thủy hải sản vẫn còn diễn ra manh mún, hạ tầng ni cịn kém, chưa chủ động trong cơng tác phịng bệnh dịch, chưa có những phương án xử lý nước thải và bảo vệ môi trường vùng nuôi, khiến dịch bệnh lây lan nhanh, gây ra những tổn thất nghiêm trọng.
Nhìn chung, năng lực sản xuất khu vực I còn nhiều hạn chế, phát triển manh mún và tự phát, chưa tập trung thành những khu sản xuất đạt những yêu cầu về chất lượng, năng suất đáp ứng cho thị trường. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nơng nghiệp cịn nhiều hạn chế.
b. Khu vực II
Giá trị sản xuất công nghiệp liên tục tăng với tốc độ cao, giai đoạn 2001 – 2005 tăng 18,5%/năm giai đoạn 2006-2010 tăng 18,2%. Tốc độ tăng trưởng cao góp phần thúc đẩy quy mơ giá trị sản xuất công nghiệp ngày càng lớn. Năm 2013 ước đạt 6.997 tỷ đồng, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là 6.446 tỷ đồng, chiếm 92,14%, tiếp đến là 2 ngành cơng nghiệp khai khống (1,49%) và ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước (6,37%).
Trong nội bộ ngành công nghiệp, giá trị sản xuất của ngành khai thác có xu hướng giảm trong những năm gần đây, trong ngành này chủ yếu là chế biến thô nên giá trị không cao. Ngành công nghiệp chế biến giữ ổn định ở mức cao có tỷ trọng giá trị sản xuất chiếm trên 90%, ngành cung cấp nước và hoạt động xử lý chất thải chiếm tỷ trọng thấp mới đáp ứng được bước đầu yêu cầu PTKT xã hội của tỉnh.
Công nghiệp chế biến là ngành công nghiệp quan trọng nhất của tỉnh, sản phẩm công nghiệp được tiêu thụ trên thị trường trong và ngồi nước. Sản phẩm cơng nghiệp chế biến của tỉnh đã được xuất khẩu sang Úc, Nhật, Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Hà Lan, Nga,... một số thương hiệu đã được biết đến là thuốc chữa bệnh Pymepharco, thuốc Tiffy, thủy sản Trang Thủy, đường Varella, đường Tusuco, tinh bột Fococev,...
Ngành công nghiệp của Phú Yên thời gian qua đã chú trọng phát triển sản xuất gắn với các vùng nguyên liệu tập trung. Một số nhà máy chế biến như các nhà máy sản xuất đường, nhà máy chế biến tinh bột sắn, nhà máy lắp ráp ơ tơ, nhà máy phân bón và một số nhà máy, phân xưởng chế biến các sản phẩm thủy hải sản, may mặc, đồ gỗ, bia-nước giải khát, đá ốp lát; chuẩn bị khởi công xây dựng nhà máy lọc dầu Vũng Rô. Tuy nhiên, các ngành, sản phẩm được cho là lợi thế của Phú Yên chưa đạt được năng suất so với trung bình của cả nước, nhiều cơ sở thiếu vốn, thiết bị công nghệ lạc hậu, giá thành cao, chưa chú trọng xây dựng thương hiệu nên sức cạnh tranh thấp, chưa làm chủ được thị trường cộng thêm hệ thống dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất cơng nghiệp thiếu và yếu.
Hình 2.6: Bản đồ Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến năm 2020
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Yên
c.Khu vực III
Tốc độ giá trị sản xuất khu vực III giai đoạn 2006-2010 là 14,33%. Năm 2013, giá trị sản xuất của khu vực 3 là 12.908 tỷ đồng, tăng 17,58% so với năm trước.
Các ngành dịch vụ truyền thống như thương nghiệp, vận tải, bưu chính viễn thơng, khách sạn, nhà hàng phát triển khá. Cơ cấu các lĩnh vực dịch vụ trong giá trị tăng thêm của ngành dịch vụ đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của các ngành dịch vụ có chất lượng cao.
Hoạt động thương mại tiếp tục phát triển, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ bình qn trong giai đoạn 2006-2010 đạt 23,9%. Năm 2013, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ là 17.865 tăng 22% so với năm trước. Đã hình thành hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại từ đô thị tới nông thôn, và miền núi. Tuy nhiên thương mại chủ yếu là các cơ sở nhỏ thuộc khu vực kinh tế tư nhân mới đóng vai trị lưu thơng hàng hóa, chưa có doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực này.
Dịch vụ vận tải phát triển khá đóng vai trị là giúp thúc đẩy PTKT, vừa đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Đưa vào sử dụng cảng Vũng Rô, đưa vào khai thác các tuyến xe khách chất lượng cao gắn với hình thành một số thương hiệu vận tải mạnh, hệ thống vận tải công cộng bằng xe buýt phát triển, cơ bản đã nối đến các thị trấn và các điểm dân cư tập trung, đường không nối Phú Yên với TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội giúp đi lại thuận tiện.
Dịch vụ viễn thông phát triển, chất lượng dịch vụ bưu chính được cải thiện. Dịch vụ ngân hàng tiếp tục phát triển, đã thu hút được một số ngân hàng thương mại cổ phần mở chi nhánh tại Phú Yên như Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV, Sacombank, Đông Á, Kiên Long, tuy nhiên so với sự phát triển sơi động của dịch vụ tài chính tín dụng thì thị trường này tại Phú n cịn khá tẻ nhạt, tiềm năng phát triển còn rất lớn.
Một trong những lợi thế gắn liền với điều kiện tự nhiên đó là dịch vụ du lịch. Với nhiều cảnh đẹp tự nhiên, tuy nhiên đến nay, nhiều nơi chưa được khai thác hoặc nằm trong các dự án treo. Nhiều khu du lịch, khách sạn tiêu chuẩn 4-5 sao nằm trong tình trạng ế ẩm. Du lịch Phú Yên vẫn là cái tên lạ lẫm trên bản đồ du lịch của cả nước.
Nhìn chung việc phát triển các dịch vụ của tỉnh còn khá kém. Một số ngành chưa phát triển đúng tiềm năng như dịch vụ du lịch và dịch vụ từ cảng biển, dịch vụ từ các trung tâm thương mại, trung tâm logistics,...
2.3Năng lực cạnh tranh của địa phương
2.3.1Nông sản, thủy sản
Đối với cây sắn, nhu cầu về tinh bột sắn đã tăng lên đáng kể từ các ngành công
nghiệp chế biến như giấy, thực phẩm, dược phẩm và gần đây là ngành công nghiệp chế biến nhiên liệu sinh học. Điều này đã dẫn đến sự tăng mạnh trong giá của sắn củ tươi và tinh bột sắn. Sự phát triển của thị trường thế giới về các sản phẩm sắn trong những năm gần đây là dấu hiệu cho thấy tiềm năng lớn của cây sắn trong tương lai. Do đầu ra
được các nhà máy sắn trên địa bàn thu mua và kỹ thuật trồng trọt canh tác dễ dàng, nên người dân đổ xô đi trồng sắn. Diện tích trồng sẵn hiện nay phát triển tự phát, vượt qua khỏi quy hoạch diện tích trồng sắn. Theo quy hoạch phát triển cây sắn của tỉnh Phú Yên, đến năm 2015 chỉ ổn định diện tích trong khoảng 14.000 ha. Tuy nhiên mới đến năm 2011, diện tích sắn của tỉnh đã tăng nhanh lên đến 18.000-20.000 ha.
Đối với cây mía, đã hình thành mối liên kết giữa các doanh nghiệp mía đường
và nơng dân trồng mía. Doanh nghiệp hỗ trợ người dân về giống mía, kỹ thuật và giải quyết hoàn toàn đầu ra khi thu hoạch. Đặc biệt, chính sách thu mua với giá cả ổn định theo hợp đồng, không phụ thuộc vào sự lên xuống của giá cả thị trường nên thu nhập người dân rất ổn định. Các mục tiêu về năng suất mía, trữ lượng đường trong cây mía là vấn đề đặt ra khơng chỉ chính quyền địa phương mà các cơng ty cũng bắt tay vào nghiên cứu thực hiện. Cây mía khơng cịn là một cây nông nghiệp cải thiện những nhu cầu thiết yếu của nông dân vùng cao mà thực sự trở thành một công cụ làm giàu.
Đối với thủy hải sản, với lợi thế đa dạng các loại đầm vịnh, vũng, có bờ biển
dãi, có cả hệ sinh thái nước mặn, nước lợ và nước ngọt, đa dạng về chủng loại. Theo thống kê, có hơn 159 loài, 105 họ, 58 giống (có 5 lồi được ghi vào sách Đỏ Việt Nam), có 53 đã xác định, bộ Giáp xác chân chèo (Copepoda) có 49 lồi (chiếm 92,5% tổng số lồi), bộ Monogononta có 4 lồi, có 53 lồi thân mềm (Mollusca), có cuống (Appendicularia) và giáp xác (Crustacea), 5 loài loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế cao. Năm 2013, sản lượng đánh bắt là 50.438 tấn, trong đó cá ngừ đại dương là 4.200 tấn. Sản lượng nuôi trồng thủy sản 9.670 tấn trong đó sản lượng tơm là 7.886 tấn, chiếm 81,55%. Thủy hải sản thực sự là một lợi thế của tỉnh nếu việc quản lý hoạt động nuôi trồng đánh bắt chặt chẽ kết hợp với bảo vệ môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái. Đây là nguồn đầu vào quan trọng cho ngành chế biến thủy hải sản xuất khẩu, có giá trị kinh tế cao.
2.3.2Cơng nghiệp chế biến
Trong khu vực II, công nghiệp chế biến được xác định là động lực đóng góp cho tăng trưởng, dưới đây là một số phân tích các ngành được cho là thế mạnh của tỉnh và có đóng góp quan trọng cho nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh và giải quyết việc làm.
Đối với ngành chế biến thủy hải sản, đây là ngành Phú Yên có các lợi thế về vùng nuôi trồng với mặt bằng sản xuất rộng. Hiện đã có một số doanh nghiệp đi vào
hoạt động ổn đinh và ban đầu xây dựng thương hiệu, hướng đến xuất khẩu. Tuy nhiên, nhìn qua các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản trên địa bàn có thể thấy các doanh nghiệp nhỏ và vừa có những khó khăn về vốn để đầu tư về dây chuyên kỹ thuật, đào tạo nhân công cũng như mở rộng quy mô. Một sự hỗ trợ đặc biệt cho lĩnh vực này là cần thiết để tạo ra một cú bức phá lớn trong sản lượng xuất khẩu, nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm.
Đối với ngành sản xuất mía đường, số lượng 3 doanh nghiệp nhưng quy mô doanh nghiệp khá lớn, thuận lợi về nguồn nguyên liệu, thổ nhưỡng và nhân công. Đây hiện đã và đang là một điểm sáng trong nền kinh tế địa phương. Việc tiếp tục duy trì và phát triển nguồn nguyên liệu chất lượng sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các doanh nghiệp và đưa ngành sản xuất mía đường địa phương phát triển. Tương tự mía đường, chế biến tinh bột sắn thực sự là một ngành hấp dẫn đối với cả doanh nghiệp và nông dân trồng sắn. Vấn đề đặt ra là làm sao sắp xếp và quy hoạch tập trung, nâng cao năng suất và ổn định giá cả cho đầu ra lẫn đầu vào.
Một ngành chế biến truyền thống ở tỉnh chính là ngành cơng nghiệp sản xuất rượu bia và nước giải khát. Bên cạnh một số doanh nghiệp nhỏ và vừa ở địa phương, cịn có sự tham gia của một số cơng ty lớn như Công ty sản xuất bia và nước giải khát Sài Gịn Sabeco, Cơng ty TNHH Thai Nakorn Patana (Thái Lan),... thì hiện nay có sự