CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI PHÚ YÊN
b. Về đầu tư phát triển
Hình 2.3: Tỷ trọng đầu tư/GDP tỉnh Phú Yên
60.00% 50.00% 40.00% 30.00% 20.00% 10.00% 0.00% 1990 1995 2000 2005 2010 2013
Nguồn số liệu: Tổng hợp từ Niên giám thống kê các năm
Năm 1991, tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 77.375 triệu đồng, chỉ chiếm khoảng 12,5% GDP, đến năm 2000, tỷ lệ này đạt 43,3%. Giai đoạn 2001- 2010, có tỷ lệ đầu tư/GDP cao nhất, bình quân giai đoạn này là 51,42%, trong đó năm 2008, 2009 tỷ lệ này lên đến 56,13% và 57,60%. Ba năm gần đây, tỷ lệ vốn đầu tư/GDP tương đối ổn định, chiếm khoảng 43% /GDP, giảm nhiều so với thời kỳ 2006-2010.
Vốn đầu tư tồn xã hội trên địa bàn tỉnh ln tăng trưởng với tốc độ trên 20%. Mặc dù đầu tư tăng nhanh nhưng hiệu quả đầu tư còn thấp. Hệ số ICOR giai đoạn 2001-2005 là 5,12, giai đoạn 2006-2010 là 4,88, ICOR giai đoạn 2011- 2013 là 4,02.
Bảng 2.1: Chỉ số ICOR
Giai đoạn 1991-1995 1996-2000 2001-2005 2006-2010 2011-2013
ICOR 1,97 5,61 5,12 4,88 4,02
Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính tốn Xét theo thành phần kinh tế, năm 2000, vốn đầu tư ngân sách nhà nước chiếm 62,17%, đến năm 2010 còn 37,81%, năm 2013 giảm còn 17,4%. Vốn đầu tư của khu vực nhà nước có khuynh hướng giảm mạnh trong khi cơ cấu vốn đầu tư khu vực ngồi nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi ngày càng tăng. Đến năm 2013, vốn đầu tư ngoài nhà nước chiếm 46,04% tổng vốn đầu tư xã hội và vốn đầu tư nước ngoài
đăng ký là 7.912,4 triệu USD, tuy nhiên, khác với con số đăng ký đầu tư, lũy kế vốn thực hiện là 612,5 triệu USD, chỉ đạt 7,74 % so với tổng vốn đăng ký. Nhiều dự án lớn “tỷ đô” dậm chân tại chỗ, đặc biệt là các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch.
Xét theo cơ cấu đầu tư theo các nhóm ngành kinh tế, vốn đầu tư đối với các khu vực không đều qua các năm. Nếu giai đoạn đầu 1991-1995, vốn đầu tư cho khu vực II bình quân khoảng 34,37%/năm thì giai đoạn sau đó, đầu tư cho khu vực này, bình quân lên đến 56,39%, lấn át cả 2 khu vực còn lại. Giai đoạn 2001-2005, vốn đầu tư tập trung nhiều vào khu vực II, bình quân chiếm 50,06% trong tổng vốn đầu tư. Những năm sau đó, việc phân bổ vốn ở khu vực II và khu vực III có sự đánh đổi lẫn nhau trong khi việc tăng giảm cơ cấu vốn đầu tư của khu vực I khá ít. Nhìn chung, nếu tính trung bình cho các giai đoạn thì vốn đầu tư cho khu vực III chiếm tỷ trọng lớn nhất (45,32%), tiếp đến là khu vực II (40,83%) và khu vực I (13,85%).
Hình 2.4: Cơ cấu vốn đầu tư các khu vực trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội
100% 75% 50% Khu vực 3 Khu vực 2 Khu vực 1 25% 0% 1990 1995 2000 2005 2010 2013
Nguồn số liệu: Tổng hợp từ Niên giám thống kê các năm
Vốn đầu tư thực hiện cịn ít hiệu quả đầu tư lại chưa cao, mơi trường đầu tư cịn nhiều hạn chế khiến nhiều nhà đầu tư e ngại khi chọn Phú Yên làm điểm đến cho hoạt động kinh doanh của mình hay nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp đăng ký dự án đầu tư trên địa bàn nhưng chỉ triển khai cầm chừng, chờ đợi cơ hội. Cũng có trường hợp doanh nghiệp muốn đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án nhưng lại gặp nhiều vướng mắc, khó khăn về thủ tục, mặt bằng… nên không triển khai thực hiện được. Điều này làm cho nền kinh tế Phú Yên thiếu một “cú huých” quyết định cho sự bức phá trong TTKT.