Rủi ro có thể chấp nhận

Một phần của tài liệu Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng nâng cao năng lực quản trị rủi ro đối với các doanh nghiệp dịch vụ trên địa bàn TP HCM luận văn thạc sĩ (Trang 45 - 46)

Nội dung %

Có quy định rủi ro có thể chấp nhận đối với từng mục tiêu cụ thể. 18/50 36%

Có quy định rủi ro có thể chấp nhận đối với từng kế hoạch cụ thể. 18/50 36%

Có quy định rủi ro có thể chấp nhận đối với từng chu trình hoạt động cụ thể. 5/50 10%

Có quy định rủi ro có thể chấp nhận đối với sai sót do yếu tố máy móc, thiết bị, cơng nghệ.

11/50 22%

Có quy định rủi ro có thể chấp nhận đối với sai sót do yếu tố con người. 9/50 18%

Các hợp đồng kinh tế có được xem xét và đánh giá bởi một nhóm chun nghiệp, hiểu rõ về nội dung hợp đồng khơng?

36/50 72%

Kiến thức và kinh ngiệm của người quản lý chủ chốt có phù hợp với trách nhiệm của họ khơng?

32/50 64%

Cơ cấu tổ chức hiện tại có đảm bảo các thủ tục kiểm sốt phát huy được tác dụng?

18/50 36%

Nhân viên trong doanh nghiệp có tự kiểm tra và giám sát lẫn nhau trong các chức năng thực hiện khác nhau không?

26/50 52%

Qua khảo sát ta thấy được là nhà quản lý quan tâm đến quản trị rủi ro nhưng lại chưa quy định cụ thể rủi ro có thể chấp nhận đối với từng mục tiêu cụ thể, từng kế hoạch cụ thể, từng chu trình hoạt động cụ thể cũng như đối với sai sót do yếu tố máy móc, thiết bị, cơng nghệ, con người. Điều này đưa ra giả thiết rằng có thể nhà quản lý có xác định các loại rủi ro này nhưng hiệu quả của công tác phổ biến cho tồn thể nhân viên thực hiện khơng tốt.

Theo khảo sát có 72% các hợp đồng kinh tế được xem xét và đánh giá bởi một nhóm chuyên nghiệp, hiểu rõ về nội dung hợp đồng. Thực tế cho thấy đã có nhiều trường hợp các bên giao kết hợp đồng với nhau và tiến hành các hoạt động kinh doanh, nhưng rồi khi một tranh chấp nhỏ xảy ra, một trong hai bên đối tác lại lợi dụng sự thiếu chặt chẽ trong hợp đồng để thu lợi riêng cho mình. Nếu một hợp đồng được soạn thảo không chặt chẽ sẽ làm nảy sinh nhiều nguy cơ rủi ro mà hậu quả khơng lường trước được. Bởi vì chi phí để giải quyết tranh chấp bằng con đường tịa án thì rất tốn kém. Không chỉ thiệt hại về kinh tế mà cả uy tín kinh doanh cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hợp đồng kinh tế càng đơn giản, sơ sài khi xảy ra tranh chấp càng khó giải quyết. Sự dày dạn kinh nghiệm trong thương thảo hợp đồng nói lên bản lĩnh của doanh nghiệp, của nhà quản lý. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp dịch vụ, quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp rất khó bền chặt thì vai trị của hợp đồng càng quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp phịng tránh rủi ro hiệu quả thơng qua hình thức pháp lý.

Kết quả khảo sát cho thấy có 64% nhận xét kiến thức và kinh ngiệm của người quản lý chủ chốt phù hợp với trách nhiệm của họ.

Cơ cấu tổ chức ít đảm bảo các thủ tục kiểm soát phát huy được tác dụng, chỉ 36% khảo sát là có hiệu quả. Tuy nhiên nhân viên trong doanh nghiệp có thể tự kiểm tra và giám sát lẫn nhau trong các chức năng thực hiện khác nhau, chỉ số này chiếm 52%. Điều này cũng thể hiện đặc điểm của các doanh nghiệp dịch vụ là yếu tố con người đóng vị trí quan trọng trong mọi hoạt động của công ty. Hoạt động của các doanh nghiệp dịch vụ là một chuỗi những mắc xích của những hoạt động liên kết với nhau. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp dịch vụ có chi nhánh, hoạt động trải khắp nhiều tỉnh miền khác nhau thì hiệu quả của các thủ tục kiểm sốt rất khó phát huy tác dụng.

Chỉ có 52% khảo sát là nhân viên trong doanh nghiệp có tự kiểm tra và giám sát lẫn nhau trong các chức năng thực hiện khác nhau. Tỷ lệ này khá thấp và cũng cho thấy việc tự phòng ngừa rủi ro trong nội bộ doanh nghiệp yếu kém, khó phát hiện được các gian lận sai sót.

Một phần của tài liệu Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng nâng cao năng lực quản trị rủi ro đối với các doanh nghiệp dịch vụ trên địa bàn TP HCM luận văn thạc sĩ (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w