Một số chỉ tiêu hoạt động Vietinbank đạt được từ 2010 đến 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 42 - 61)

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2013 31/12/2012 31/12/2011 31/12/2010

Tổng tài sản 661.132 576.386 503.530 460.620 367.731

Tổng dư nợ cho vay 542.685 460.079 405.744 293.434 234.205 Tổng nguồn vốn huy động 595.094 511.670 460.082 420.212 339.699

Vốn chủ sở hữu 55.013 54.075 33.625 28.491 18.201

Trong đó: Vốn điều lệ 37.234 37.234 26.218 20.230 15.172

Lợi nhuận trước thuế 7.302 7.751 8.168 8.392 4.638

Lợi nhuận sau thuế 5.727 5.808 6.169 6.259 3.444

ROA 1,2% 1,4% 1,70% 2,03% 1,50%

Tỷ lệ nợ xấu 0,9% 0,82% 1,46% 0,75% 0,66%

Tỷ lệ an toàn vốn 10,4% 13,17% 10,33% 10,57% 8,02%

Tỷ lệ chi trả cổ tức 10% 10% 16% 20% 13,47%

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank 2014

Năm 2014, nền kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi so với các năm trước, với việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp của chính phủ và NHNN, kinh tế vĩ mô được ổn định, mặt bằng lãi suất được giữ ở mức thấp, lạm phát tăng 1,84%; tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 5,98%, tuy nhiên, tổng cầu và sức mua của nền kinh tế còn yếu, nhiều doanh nghiệp vẫn đang trong tình trạng khó khăn, nợ xấu của hệ thống ngân hàng còn ở mức cao. Trong bối cảnh đó, tồn hệ thống vietinBank vẫn tiếp tục triển khai các giải pháp kinh doanh và xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển ổn định trong tương lai.

Hoạt động kinh doanh trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức, nhưng với định hướng đúng đắn và giải pháp kinh doanh phù hợp, Vietinbank vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định, vững chắc, an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh: Năm 2014, tổng tài sản đạt 661.132 tỷ đồng, tăng trưởng 14,7% so với năm 2013; lợi nhuận trước thuế đạt 7.302 tỷ đồng, giảm 6% so với năm 2013 (đạt 100,3% so với chỉ tiêu Đại hội đồng cổ đông giao); tổng nguồn vốn huy động tăng 16,3%, dư nợ tín dụng tăng 18,0% so với năm 2013…Kết thúc năm tài chính 2014, VietinBank tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu ngành ngân hàng về các chỉ tiêu kinh doanh.

Năm 2014, thực hiện nhiều giải pháp huy động và cơ cấu nguồn vốn theo hướng tích cực, VietinBank tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ổn định. Số dư nguồn vốn đến 31/12/2014 là 559.094 tỷ đồng, tăng trưởng 16,3% so với năm 2013 và đạt 104% Kế hoạch ĐHĐCĐ. Trong đó, nguồn vốn huy động từ Tổ chức kinh tế tăng 13% và nguồn vốn huy động từ dân cư tăng 19% so với 2013. Điều này khẳng định vị thế không ngừng được nâng cao của thương hiệu VietinBank trên thị trường.

Hoạt động tín dụng: của Vietinbank tăng trưởng đáng kể với số dư nợ tín dụng đến 31/12/2014 là 542.685 tỷ đồng, đạt 104,5% Kế hoạch ĐHĐCĐ và tăng trưởng

18,0% so với năm 2013. Mặc dù sử dụng vốn cho vay khách hàng trong năm 2014 tăng hơn 82.606 tỷ đồng so với năm 2013, tuy nhiên lợi nhuận năm 2014 lại giảm nhẹ so với năm 2013, nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2014, Vietinbank đã bám sát chỉ đạo của chính phủ và NHNN thực hiện chủ trương chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp, ngay từ đầu năm 2014, VietinBank đã chủ động điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, đồng thời đưa ra các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi thấp để hỗ trợ các doanh nghiệp sớm khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh.

Tình hình nợ xấu, năm 2014, VietinBank tiếp tục thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, phân tán rủi ro, đa dạng hoá các danh mục đầu tư tín dụng, quy định các giới hạn phê duyệt cấp tín dụng nhằm phát triển sớm và ngăn chặn rủi ro tín dụng, giảm thiểu nợ xấu. Do đó tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng thực tế đến cuối năm 2014 là 0,9% tăng nhẹ so với năm 2013 nhưng thấp hơn nhiều so với các NHTM khác và so với tồn ngành.

Tóm lại, trong 5 năm (giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014) quy mô hoạt động kinh doanh của Vietinbank tăng trưởng vượt bậc. Tổng tài sản của Vietinbank tính đến cuối năm 2014 tăng 14,7% so với đầu năm và đạt 661.132 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm qua đạt 20%. Nguồn huy động và cho vay đều có sự tăng trưởng mạnh mẽ đi đơi với việc quản lý chất lượng hoạt động tín dụng nên hiện Vietinbank là một trong các TCTD có quy mơ lớn, hoạt động hiệu quả nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam.

2.2. Thực trạng chấm điểm tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam.

Từ năm 2005 trở về trước thì chưa có một quy định hay chuẩn mực chung nào cụ thể về chấm điểm và xếp hạng tín dụng. Thế nhưng đến ngày 16/9/2004 NHNN đã có cơng văn số 538/CV-CLPT về việc chấp thuận cho phép NHTM Cổ Phần Công Thương Việt Nam ban hành chính thức sổ tay tín dụng. Hội đồng quản trị NHTM Cổ Phần Cơng Thương Việt Nam đã có quyết định số 163/QĐ- NHCT về việc ban hành sổ tay tín dụng áp dụng cho toàn hệ thống NHTM Cổ Phần Công Thương Việt Nam,

trong đó có chương: “Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng”, là một trong những chương cơ bản đánh dấu điểm khởi đầu cho việc triển khai chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng tại NHTM Cổ Phần Công Thương Việt Nam.

Ngày 30/10/2006 sau nhiều lần khảo sát áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng trong thực tế, kếp hợp nghiên cứu lý thuyết, thực tiễn chấm điểm, xếp hạng trong nước và nước ngồi đã ra đời “Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng” mã QT.35.02 (áp dụng cho khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân). Từ đó nó đã trở thành chuẩn mực chung để cán bộ tín dụng dựa vào đó chấm điểm và xếp hạng khách hàng. Ngày 30/09/2014, tiếp tục ban hành “Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp” mã QT.09.08.I (áp dụng cho khách hàng là doanh nghiệp) thay thế các văn bản trước. Từ đó quy trình này đã trở thành chuẩn mực chung để cán bộ tín dụng NHTM Cổ Phần Công Thương Việt Nam chấm điểm và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp.

2.2.1 Quy trình chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam.

Theo quy định tại “Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp” mã QT.09.08.I (áp dụng cho khách hàng là doanh nghiệp) ban hành ngày 30/09/2014 của ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam, quy trình chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam gồm các bước sau:

- Bước 1: Thu thập thông tin

Người thực hiện: Cán bộ chấm điểm tín dụng

Sau khi nhận được hồ sơ thơng tin khách hàng, cán bộ chấm điểm tín dụng tiến hành điều tra, thu thập, xác minh và sàng lọc để tổng hợp thông tin về khách hàng.

- Bước 2: Chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng Người thực hiện: Cán bộ chấm điểm tín dụng

Trên cơ sở các thơng tin, hồ sơ khách hàng thu thập được, cán bộ chấm điểm tín dụng thực hiện khai báo thơng tin thẩm định khách hàng:

+ Xác định quy mô khách hàng

+ Thẩm định và điều chỉnh báo cáo tài chính năm do khách hàng cung cấp. Nhập liệu tự động báo cáo tài chính và thơng tin phi tài chính của khách hàng.

+ Căn cứ trên đánh giá khách hàng, cán bộ chấm điểm tín dụng thực hiện đánh giá xem xét và ghi rõ nội dung đề xuất hoặc cần chú ý, lưu và chuyển bản ghi chấm điểm cho lãnh đạo phịng thực hiện chấm điểm tín dụng.

- Bước 3: Kiểm sốt kết quả chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng Người thực hiện: Lãnh đạo phịng thực hiện chấm điểm tín dụng

+ Kiểm tra, rà soát nội dung chấm điểm, đề xuất điều chỉnh hạng (nếu có), đảm bảo thơng tin chính xác, tin cậy.

+ Trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Bước 4: Quyết định, phê duyệt kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng

Người thực hiện: Người có thẩm quyền tại chi nhánh

+ Trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt hạng khách hàng của chi nhánh: người có thẩm quyền tại chi nhánh xem xét thơng tin thẩm định khách hàng và kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng, yêu cầu cán bộ chấm điểm tín dụng giải trình, bổ sung, chỉnh sửa nếu thấy có nội dung chưa rõ. Đồng thời, thực hiện phê duyệt kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng.

+ Trường hợp vượt thẩm quyền phê duyệt hạng của lãnh đạo chi nhánh: Giám đốc/Phó giám đốc chi nhánh xem xét thơng tin thẩm định khách hàng và kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng, yêu cầu cán bộ chấm điểm tín dụng giải trình, bổ sung, chỉnh sửa nếu thấy có nội dung chưa rõ và chỉ đạo phịng thực hiện chấm điểm tín dụng chuyển tiếp hồ sơ chấm điểm XHTD cho Trụ sở chính phê duyệt kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng.

- Bước 5: Cập nhật dữ liệu lưu trữ hồ sơ Người thực hiện: Cán bộ chấm điểm tín dụng

Sau khi tờ trình được phê duyệt, tiến hành cập nhập kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp chính thức vào hệ thống thơng tin tín dụng của ngân hàng. Lưu trữ tồn bộ hồ sơ, giấy tờ liên quan đến việc chấm điểm vào hồ sơ tín dụng chung.

2.2.2 Phương pháp xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam.

Nguyên tắc chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp.

Theo quy định tại “Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp” mã QT.09.08.I (áp dụng cho khách hàng là doanh nghiệp) ban hành ngày 30/09/2014 của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, nguyên tắc chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam như sau:

+ Nguyên tắc chung: Việc chấm điểm và XHTD khách hàng phải được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, tin cậy và hợp lệ

Hệ thống xếp hạng tín dụng là cơng cụ quan trọng để tăng cường tính khách quan, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng. Mơ hình tính điểm tín dụng là phương pháp lượng hóa mức độ rủi ro thông qua đánh giá thang điểm, các chỉ tiêu đánh giá trong những mô hình chấm điểm được áp dụng khác nhau đối với từng loại khách hàng. Nguyên tắc trong chấm điểm XHTD của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam là tính điểm ban đầu của mỗi chỉ tiêu đánh giá theo điểm ứng với mức chỉ tiêu gần nhất mà thực tế khách hàng đạt được. Sử dụng các bảng tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số chấm điểm tín dụng trên theo nguyên tắc: đối với mỗi tiêu chí trên bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí, chỉ số thực tế gần với trị số nào nhất thì áp dụng cho loại xếp hạng đó, nếu nằm giữa hai trị số thì áp dụng thang điểm của trị số có thang điểm thấp hơn. Điểm dùng để tổng hợp XHTD là tích số giữa điểm ban đầu và trọng số của từng chỉ tiêu, trọng số của từng nhóm chỉ tiêu.

+ Các thông tin được sử dụng chấm điểm (bao gồm thơng tin tài chính, thơng tin phi tài chính) phải được thẩm định kỹ, đảm bảo độ tin cậy trước khi thực hiện chấm điểm XHTD.

Nguyên tắc sử dụng thông tin chấm điểm: chấm điểm cho pháp nhân nào thì sử dụng thơng tin tài chính, thơng tin phi tài chính của pháp nhân đó.

Báo cáo tài chính sử dụng là báo cáo tài chính năm gần nhất thu thập, đã được ngân hàng cấp tín dụng rà sốt và chỉnh sửa (khi báo cáo tài chính khơng đủ tin cậy). Cán bộ tín dụng lựa chọn báo cáo tài chính có độ tin cậy cao nhất mà doanh nghiệp có thể có, báo cáo tài chính đã được kiểm tốn được ưu tiên sử dụng.

Trong đó, độ tin cậy của báo cáo tài chính được đánh giá như sau: Loại báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính đã được kiểm tốn: có độ tin cậy cao hơn báo cáo tài chính chưa được kiểm tốn. Tuy nhiên độ tin cậy phụ thuộc và uy tín của tổ chức kiểm tốn, phạm vi kiểm toán, phương pháp kiểm toán và ý kiến kiểm toán.

Báo cáo quyết toán thuế: cơ quan thuế thường chỉ xem xét lại một số chỉ tiêu liên quan đến các khoản thuế được khấu trừ, thuế phải nộp. Các chỉ tiêu này thường có độ tin cậy cao hơn các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính do doanh nghiệp lập

Báo cáo tài chính đã được cấp trên phê duyệt (báo cáo tài chính của cơng ty con được cơng ty mẹ phê duyệt, báo cáo tài chình của cơng ty cổ phần được Đại hội cổ đơng thơng qua): có độ tin cậy cao hơn báo cáo tài chính chưa được phê duyệt Báo cáo tài chính do đơn vị tự lập

Báo cáo tài chính do cán bộ tín dụng lập qua tìm hiểu, kiểm tra khách hàng

Nguồn: Sổ tay tín dụng của NHTM Cổ Phần Cơng Thương Việt Nam, 2012 Độ

tin cậy tăng

Nội dung trong mơ hình chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam.

Theo quy định tại “Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp” mã QT.09.08.I (áp dụng cho khách hàng là doanh nghiệp) ban hành ngày 30/09/2014 của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, nội dung trong mơ hình chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam như sau:

- Thông tin cán bộ chấm điểm tín dụng sử dụng để chấm điểm và xếp hạng là thơng tin tài chính và phi tài chính cập nhật đến thời điểm lập báo cáo năm tài chính gần nhất và thơng tin phi tài chính cập nhật đến thời điểm chấm điểm và xếp hạng. Cán bộ chấm điểm tín dụng tổng hợp thông tin về khách hàng từ các nguồn sau:

+ Hồ sơ do khách hàng cung cấp: Giấy tờ pháp lý, các báo cáo tài chính và các tài liệu khác

+ Phỏng vấn trực tiếp khách hàng + Đi thẩm định thực tế khách hàng

+ Các đối tác kinh doanh của khách hàng

+ Các tổ chức tín dụng khác mà khách hàng có quan hệ (nếu có)

+ Cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý nhà nước/ cơ quan quản lý chuyên ngành.

+ Trung tâm thơng tin tín dụng của NHNN Việt Nam (CIC) + Báo chí và các phương tiện thơng tin đại chúng khác

+ Báo cáo nghiên cứu thị trường của các tổ chức chuyên nghiệp + Các nguồn khác

- Căn cứ vào ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính đăng trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và/ hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, xác định, phân loại ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo bảng phân loại ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (phụ lục 2)

Trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề thì ngành nghề nào đem lại trên 50% doanh thu hàng năm được xem là ngành sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Trường hợp khơng có ngành nghề nào đáp ứng được điều kiện trên, ngân hàng cho vay được lựa chọn ngành nghề có tiềm năng nhất theo kế hoạch và xu hướng phát triển của doanh nghiệp là ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính.

- Chấm điểm và xác định quy mơ của doanh nghiệp

Các tiêu chí sử dụng để chấm điểm và xác định quy mô doanh ngiệp gồm:

Nguồn vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần và giá trị nộp ngân sách nhà nước, trong đó:

+ Nguồn vốn kinh doanh: Là tổng giá trị vốn đầu tư của chủ sơ hữu, thặng dư vốn

cổ phần và vốn khác của chủ sở hữu.

+ Lao động của doanh nghiệp: là toàn bộ số lao động do doanh nghiệp quả lý, sử

dụng và có tên trên bảng lương của doanh nghiệp để trả lương, trả công. Lao động của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 42 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)