Hệ thống ký hiệu xếp hạng công cụ nợ dài hạn của Moody’s

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 33 - 37)

Xếp hạng Tình trạng

Aaa Chất lượng cao nhất

Đầu tư Aa1 Chất lượng cao Aa2 Aa3 A1

Chất lượng vừa, khả năng thanh toán tốt A2

A3 Baa1

Chất lượng vừa, đủ khả năng thanh toán Baa2

Baa3

Ba2 Ba3 B1

Rủi ro đầu tư cao B2 B3 Caa1 Chất lượng kém Khả năng phá sản Caa2 Caa3

Ca Đầu cơ có rủi ro cao

Phá sản hoàn toàn C Chất lượng kém nhất

Nguồn: (Moody's, 2008)

Moody ‘s Investor Service (Moody’s) và Standard & Poor’s (S&P) là hai tổ chức đánh giá tín nhiệm có uy tín và lâu đời tại Mỹ và cũng là những tổ chức tiên phong trong lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm trên thế giới. Các kết quả xếp hạng, đánh giá của họ được đánh giá rất cao và có ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính thế giới. Ngày nay, các tổ chức tín nhiệm này hoạt động trên các thị trường tài chính lớn và mới nổi trên tồn thế giới.

Phương pháp xếp hạng tín nhiệm của Moody’s tập trung vào bốn lĩnh vực chính là đánh giá mơi trường ngành, đánh giá tình hình tài chính, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá khả năng quản trị doanh nghiệp chú trọng vào quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ. Đối với Moody’s xếp hạng chất lượng công cụ nợ dài hạn của doanh nghiệp cao nhất từ Aaa sau đó thấp dần đến C được thể hiện trong Bảng 1.1. (Moody's, 2008).

So với Moody’s thì hệ thống ký hiệu xếp hạng cơng cụ nợ dài hạn của S&P có thêm ký hiệu r, nếu ký hiệu xếp hạng doanh nghiệp có kèm thêm ký hiệu này có nghĩa cần chú ý những rủi ro phi tín dụng có liên quan.

Phương pháp xếp hạng của S&P bao gồm cả phân tích định tính và định lượng. S&P tập trung nhiều vào phân tích dịng tiền và khả năng thanh toán trong quá khứ.

Trong quy trình xếp hạng, S&P khơng phân loại theo tính chất của dữ liệu mà phân loại theo rủi ro là rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. (Standard & Poor's, 2006)

- Rủi ro kinh doanh bao gồm rủi ro ngành, khả năng cạnh tranh/ vị thế doanh nghiệp trong ngành/ lợi thế kinh tế, khả năng sinh lợi trong sự so sánh với các doanh nghiệp khác trong nhóm tương đồng. S&P nhấn mạnh nhân tố chính trong rủi ro kinh doanh là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. (Standard & Poor's, 2006)

- Rủi ro tài chính gồm phân tích chính sách tài chính, chính sách và thơng tin kế toán, khả năng đáp ứng của dòng tiền, cấu trúc vốn, khả năng thanh toán ngắn hạn. (Standard & Poor's, 2006)

1.4.2 Hệ thống xếp hạng tín dụng của Cơng ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (E&Y).

Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (E&Y) là tổ chức kiểm tốn có xây dựng hệ thống XHTD riêng phục vụ cho việc đánh giá xếp hạng khách hàng được kiểm toán, đồng thời E&Y cũng được một số ngân hàng thương mại tin cậy sử dụng dịch vụ tư vấn tài chính.

Các chỉ tiêu tài chính sử dụng trong đánh giá xếp hạng doanh nghiệp của E&Y gồm mười một chỉ tiêu đánh giá có sửa đổi so với hướng dẫn của NHNN dùng để xếp loại khả năng tài chính theo năm mức tố, tương đối tốt, trung bình, dưới trung bình và xấu.

Các chỉ tiêu chấm điểm tài chính doanh nghiệp của E&Y Chỉ tiêu thanh khoản Khả năng thanh toán hiện hành

Khả năng thanh toán nhanh Chỉ tiêu hoạt động

Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay các khoản phải thu Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Chỉ tiêu cân nợ Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản

Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu thu nhập

Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân EBIT/Lãi vay phải trả

Các chỉ tiêu phi tài chính gồm năm nhóm (Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, trình độ quản lý và mơi trường nội bộ, quan hệ với ngân hàng, các nhân tố bên ngoài, và các đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp) sử dụng để đánh giá tình hình trả nợ ngân hàng theo ba mức tốt, trung bình, xấu. Cách tính điểm các chỉ tiêu phi tài chính của E&Y rất phức tạp, thang điểm và các mức đánh giá từng chỉ tiêu không đồng nhất với nhau. Doanh nghiệp được xếp hạng theo năm nhóm phân loại nợ tại Điều 7 của quyết định 493/2005/QĐ-NHNN như sau:

Bảng 1.5: Ma trận XHTD kết hợp giữa tình hình thanh tốn nợ và tình hình tài chính của E&Y

Tình hình thanh tốn nợ Tốt Trung bình Xấu Tình hình tài chính Tốt Nợ đủ tiêu chuẩn Nợ cần chú ý Nợ dưới tiêu chuẩn Tương đối tốt Nợ cần chú ý Nợ dưới tiêu

chuẩn

Nợ dưới tiêu chuẩn

Trung bình Nợ dưới tiêu

chuẩn

Nợ dưới tiêu

chuẩn Nợ nghi ngờ Dưới trung bình Nợ dưới tiêu

chuẩn Nợ nghi ngờ Nợ có khả năng mất vốn Xấu Nợ nghi ngờ Nợ có khả năng mất vốn Nợ có khả năng mất vốn

1.4.3 Hệ thống xếp hạng tín dụng của Trung tâm thơng tin tín dụng của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (CIC).

CIC là một trong những tổ chức đầu tiên tiến hành việc XHTD cho các doanh nghiệp. Sau vài năm tiến hành phân tích XHTD và thí điểm thực hiện, CIC đã có điều kiện tiếp xúc và hợp tác với các tổ chức XHTD của các nước. Do đặc thù hoạt động nên CIC đã thu thập được lượng lớn thông tin doanh nghiệp được lưu trữ qua nhiều năm, và gần đây CIC đã đưa ra sản phẩm XHTD đối với khách hàng thể nhân nhằm đa

dạng hóa sản phẩm và cung cấp thêm thông tin cho các khách hàng của CIC. Quy trình XHTD tại CIC như sau:

Bước 1: Thu thập thông tin, dữ liệu cần thiết

Các thông tin cần thiết như: các báo cáo tài chính, tình hình quan hệ tín dụng với các TCTD, lịch sử trả nợ và các thông tin doanh nghiệp cần phải được thu thập để tiến hành các bước tiếp theo.

Bước 2: Xác định ngành kinh tế, quy mô doanh nghiệp

Các doanh nghiệp được phân theo các ngành kinh tế theo phân loại của CIC và phân loại doanh nghiệp theo quy mơ: lớn, trung bình và nhỏ

Bước 3: Phân tích các chỉ tiêu cơ bản:

Phân tích các chỉ tiêu tài chính cơ bản như: thanh khoản, khả năng hoạt động và đòn cân nợ.

Bước 4: Xác định và tổng hợp kết quả tính điểm

Căn cứ các phân tích để đưa ra kết quả tính điểm cho doanh nghiệp.

Bước 5: Phân loại kết quả XHTD

Căn cứ kết quả tổng hợp tính điểm để đưa ra kết quả XHTD cho doanh nghiệp như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 33 - 37)