Trình độ học vấn theo loại hình tái định cư

Một phần của tài liệu Đánh giá sinh kế của hộ gia đình sau tái định cư thuộc dự án kênh tham lương bến cát rạch nước lên, quận bình tân, TPHCM (Trang 61)

Nguồn: Điều tra mẫu, 2012

4.1.3Qui mô hộ

Thông qua dữ liệu điều tra cho thấy quy mơ các hộ gia đình ở nền nhà lớn hơn so với các hộ chung cư (94,4% số hộ nền nhà có quy mơ từ 3 người trở lên so với 78,3% các hộ chung cư tương ứng). Phần lớn các hộ được điều tra là có quy mơ từ 3 đến 4 người, điều đó cho thấy kết cấu hộ gia đình trong khơng gian nghiên cứu đa phần là các gia đình một thế hệ, là các gia đình trẻ do đó sẽ có tính biến động nhiều và dễ hịa nhập vào mơi trường mới cũng như khả năng cải thiện thu nhập sẽ cao hơn (Hình 4.4).

Hình 4.4: Quy mơ hộ gia đình Nguồn: Điều tra mẫu, 2012

4.1.4 Tình hình lao động của hộ

Nhìn chung, với đa số các hộ gia đình là các gia đình trẻ, một thế hệ thì số lao động của hộ thường là 2 lao động và số lao động nữ là 1. Theo số liệu điều tra thì số lao động cao nhất của một hộ là 6 và số lao động nữ nhiều nhất là 4 (Bảng 4.2), Như vậy, với quy mơ gia đình nhỏ và tỷ lệ lao động khá cân bằng, các hộ gia đình trong khơng gian nghiên cứu đủ khả năng đảm bảo được cuộc sống.

Bảng 4.2: Thông tin chung về lao động trong hộ

Các giá trị Quy mô hộ Nữ giới Số lao động Lao động nữ

Trung vị 4,0 2,0 2,0 1,0

Mode 3,0 2,0 2,0 1,0

Độ lệch chuẩn 1,8 1,19 1,1 0,7

Tối thiểu 1,0 0,0 0,0 0,0

Tối đa 12,0 7,0 6,0 4,0

4.1.5Mục đích sử dụng tiền đền bù:

Với dữ liệu điều tra cho thấy phần lớn các hộ gia đình sử dụng tiền đền bù vào 3 mục đích chính là xây dựng hay sửa chữa nhà, mua sắm các vật dụng cho gia đình và gởi ngân hàng. Trong đó, các mục đích sử dụng tiền đền bù để xây dựng, sửa chữa nhà là 27,9% và mua sắm vật dụng gia đình là 23% (Bảng 4.3). Những chi tiêu như vậy là cần thiết khi các hộ phải chuyển sang một chỗ ở mới. Đồng thời, với một số tiền lớn được đền bù sẽ giúp các hộ gia đình có một khoản tiền thừa đáng kể và phương án gởi ngân hàng là một phương án tốt để bảo tồn phần giá trị này.

Bảng 4.3: Mục đích sử dụng tiền đền bù

Mục đích sử dụng Số hộ Tỷ lệ %

Mua xe sử dụng cá nhân 1 0,40

Xây nhà trọ 7 2,90

Mua xe cho kinh doanh 8 3,30

Cho người thân 20 8,20

Mua đất 29 11,90

Gửi ngân hàng 55 22,50

Mua sắm vật dụng gia đình 56 23,00

Xây dựng, sửa chữa nhà 68 27,90

Tổng số ý kiến trả lời 244 100

Nguồn: Điều tra mẫu, 2012

Tuy vậy, vẫn có sự khác biệt rõ ràng về cách sử dụng tiền đền bù giữa các nhóm hộ có thu nhập khác nhau. Các hộ nghèo phải sử dụng tiền đền bù cho nhiều khoản chi khác nhau điều này tạo ra gánh nặng phải chia sẻ đối với số tiền đền bù nhận được, ngoài việc chi cho việc xây dựng sửa chữa nhà cửa thì các hộ này cịn chi trung bình thêm 5 khoản khác. Do đó, số tiền cịn lại để gởi ngân hàng hay kinh doanh khác sẽ bị giảm đáng kể.

Trong khi đó, chi tiêu của các hộ trung bình khi có tiền đền bù tuy cũng bị phân mảnh nhiều như các hộ nghèo nhưng tỷ lệ khá cân đối không quá chênh lệch

trong các khoản chi như các hộ nghèo. Và các hộ khá là nhóm hộ chi tiêu khoảng tiền đền bù cân đối nhất với chỉ có 4 khoảng chi mang tính thiết yếu là xây dựng và sửa chữa nhà (Hình 4.5)

Hình 4.5: Mục đích sử dụng tiền đền bù theo nhóm thu nhậpNguồn: Điều tra mẫu, 2012 Nguồn: Điều tra mẫu, 2012

Cùng các tác động do di chuyển sang nơi ở mới thì việc sử dụng tiền đền bù sẽ đóng vai trị đáng kể đến thu nhập và chi tiêu của các hộ. Nhìn chung, đối với các hộ có thu nhập khơng đổi so với trước thì phần lớn gởi tiền vào ngân hàng (Hình 4.6). Đây là một cách tốt để giữ tiền sinh lợi với mức đạt yêu cầu khi mà các kênh đầu tư khác hiện đang tràn ngập các rủi ro do khó khăn chung của nền kinh tế.

Một điểm đáng chú ý trong biến động thu nhập giảm của các hộ gia đình cho thấy thu nhập của các hộ giảm đi khi sử dụng tiền đền bù tập trung vào mua nhà đất, điều này có thể do thị trường địa ốc hiện nay đang đóng băng và xu hướng giảm liên tục do đó đầu tư vào thị trường này sẽ bị găm vốn và lỗ là điều dễ xảy ra. Trong khi đó, các hộ có thu nhập tăng cơ cấu chi tiêu đầu tư khá giống với các hộ giảm, điều này cho thấy việc đứng trước rủi ro trong mơi trường kinh doanh thì việc đầu tư thành công sẽ mang lại lợi nhuận lớn và ngược lại sẽ làm giảm thu nhập đáng kể so với trước.

Hình 4.6: Mục đích sử dụng tiền đền bù theo biến động thu nhập sau tái định cưNguồn: Điều tra mẫu, 2012 Nguồn: Điều tra mẫu, 2012

Qua phân tích về thơng tin chung của hộ, cho thấy phần lớn quy mơ hộ gia đình được điều tra có từ 3 đến 4 người điều đó cho thấy kết cấu hộ gia đình trong khơng gian nghiên cứu đa phần là các gia đình một thế hệ, cơ cấu dân số tương đối trẻ và đây chính là điều kiện thuận lợi cho q trình hịa nhập vào mơi trường sống mới cũng như thích ứng tốt hơn với những thay đổi do quá trình tái định cư tạo ra. Trình độ lao động các chủ hộ là nam giới đã qua đào tạo chiếm khoảng 74% trong tổng số hộ nhưng một phần lớn chủ yếu là lao động đã qua đào tạo nhưng khơng có chứng chỉ hoặc chỉ là sơ cấp nghề, tỷ lệ lao động được đào tạo cũng như có trình độ chun mơn của các hộ ở chung cư cao hơn nhiều so với các hộ ở nền nhà. Đây là một nhân tố quan trọng trong việc tạo ra những cách biệt trong thu nhập giữa các nhóm này cũng như khả năng thích ứng với những thay đổi trong môi trường mới khi tái định cư.

4.2 NHỮNG THAY ĐỔI VỀ ĐỜI SỐNG CỦA HỘ DÂN TÁI ĐỊNH CƯ

4.2.1Về nguồn lực kinh tế:

4.2.1.1 Việc làm

Bảng 4.4 dưới đây cho ta thấy cơ cấu nghề nghiệp khơng có sự biến động mạnh sau khi tái định cư điều này có thể do sự dịch chuyển trong lao động các ngành nghề với nhau hoặc do tính chất ít biến động trong công việc của mẫu dữ liệu được điều tra.

Bảng 4.4: Cơ cấu nghề nghiệp của lao động trong hộ trước và sau tái định cư

Nghề nghiệp Trước tái định cư Sau tái định cư

Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Tự kinh doanh 80 36,40 80 36,50 Nhân viên 29 13,20 25 11,40 Viên chức 18 8,20 17 7,80 Lao động phổ thông 91 41,40 87 39,70 Đi học/ Thất nghiệp 2 0,90 10 4,60 Cộng: 220 100,00 219 100,00

Nguồn: Điều tra mẫu, 2012

Ảnh hưởng của thu hồi đất đến việc làm của người dân sau thu hồi đất

Xét theo từng loại hình tái định cư thì cũng khơng có nhiều sự biến động trong lao động giữa các ngành nghề. Trong đó, đối với các hộ nền nhà hầu như khơng có sự biến động, sau tái định cư, các hộ định cư loại hình này có tăng thêm cơng việc tự kinh doanh, điều này là hợp lý khi họ có được mặt bằng thuận lợi. Đối với các hộ ở chung cư thì tình trạng thất nghiệp được giảm mạnh sau khi được tái định cư từ mức 6,5% trước tái định cư xuống chỉ còn 1,8% (Hình 4.7)

Hình 4.7: Cơ cấu nghề nghiệp theo thời gian và loại hình tái định cưNguồn: Điều tra mẫu, 2012 Nguồn: Điều tra mẫu, 2012

Thay đổi việc làm theo nhóm tuổi

Số liệu trong Bảng 4.5 cho thấy sự biến động trong việc làm có khoảng cách lớn giữa các nhóm tuổi, tỷ lệ biến động của những người dưới 30 tuổi cao hơn nhiều so với các nhóm cịn lại,

Bảng 4.5: Thay đổi việc làm theo nhóm tuổi

Độ tuổi Khơng có thay đổi Có thay đổi

Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ %

Dưới 30 1 33,30 2 66,70

Từ 30 đến 60 98 89,90 11 10,10

Trên 60 14 100,00 0 0,00

Nguồn: Điều tra mẫu, 2012

Điều này có thể hiểu được vì những người trong độ tuổi dưới 30 thường có xu hướng nhảy việc hay tìm việc mới tốt hơn trong khi đó những nhóm tuổi cao hơn thường ổn định và thăng tiến trong cơng việc của mình nên khó và ngại thay đổi hơn.

Thay đổi việc làm do quá trình tái định cư theo giới tính:

Sự khác biệt trong tỷ lệ biến động về việc làm theo giới tính của chủ hộ rất đáng kể, 11,9 % chủ hộ nam giới có biến động trong việc làm, cao hơn nhiều so với

nữ giới (chỉ 7,3%) (Bảng 4.6). Điều đó cho thấy sự ổn định trong công việc của nữ giới cao hơn so với các chủ hộ là nam giới.

Bảng 4.6: Thay đổi việc làm theo giới tính của chủ hộ

Thay đổi việc làm Nam Nữ

Số hộ Tỷ lệ% Số hộ Tỷ lệ%

Không thay đổi 74 88,10 38 92,70

Có thay đổi 10 11,90 3 7,30

Nguồn: Điều tra mẫu, 2012

Quan hệ giữa trình độ chuyên môn của chủ hộ và thay đổi việc làm

Cùng với những khác biệt về giới tính, theo từng nhóm trình độ chun mơn khác nhau cũng có những đặc điểm riêng biệt trong biến động việc làm.

Bảng 4.7: Quan hệ giữa trình độ chun mơn của chủ hộ đến thay đổi việc làm

Trình độ chun mơn Khơng thay đồi Có thay đổi

Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ %

Sơ cấp 4 100,00 0 0,00

Trung cấp 12 100,00 0 0,00

Trên đại học 1 100,00 0 0,00

Đã qua đào tạo nhưng khơng có chứng chỉ

15 93,80 1 6,30

Chưa qua đào tạo 60 89,60 7 10,40

Cao đẳng 4 80,00 1 20,00

Đại học 7 77,80 2 22,20

Nguồn: Điều tra mẫu, 2012

Trong đó, biến động mạnh nhất thuộc nhóm lao động có trình độ đại học và cao đẳng với tỷ lệ thay đổi việc đều xấp xỉ và lớn hơn 20% (Bảng 4.7). Trong khi đó nhóm lao động chưa qua đào tạo thì sự biến động trong công việc chỉ là 10,4%, Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu cho thấy xu hướng biến động lớn hơn của các nhóm lao động có trình độ cao hơn.

Hai lý do chủ yếu làm thay đổi việc làm là khoảng cách đến nơi làm việc cũ q xa (49%) và khơng có mặt bằng để bn bán (49%) (Hình 4.8). Đây là một điều đáng quan tâm khi đánh giá hiệu quả của vấn đề tái định cư trong không gian nghiên cứu. Khi mà sự thay đổi cơng việc này tạo ra sự khó khăn và làm tăng nguy cơ giảm thu nhập cho các hộ gia đình tái định cư, với tỷ lệ 89,8% những người thay đổi nghề nghiệp được hỏi cho rằng việc thay đổi là do quá trình tái định cư đã đẩy họ vào một mơi trường khó khăn hơn khi nơi làm việc bị cách xa và khơng có mặt bằng kinh doanh ở nơi ở mới đã cho thấy một sự lo ngại hiện hữu về tính bền vững sinh kế của các hộ tái định cư khi di chuyển sang chỗ ở mới.

Hình 4.8: Nguyên nhân thay đổi việc làm phân theo loại hình tái định cưNguồn: Điều tra mẫu, 2012 Nguồn: Điều tra mẫu, 2012

Bên cạnh đó, đối với các hộ ở nền nhà thì nguyên nhân cao nhất được đưa ra là nơi làm việc quá xa khi di chuyển sang chỗ ở mới, điều này thực sự đáng quan tâm khi một phần lớn các hộ này là lao động phổ thông (trên 50%) do đó vấn đề di chuyển là một trở ngại lớn làm họ phải thay đổi việc làm khác, ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực đối với thu nhập của hộ. Với các hộ ở chung cư thì nguyên nhân lớn nhất là khơng có mặt bằng kinh doanh (chiếm 52,8%) đây là điều bất khả kháng khi các hộ gia đình phải ở nhà chung cư, điều này hàm ý đến vấn đề thiết lập, hỗ trợ các hộ dân có nhu cầu bn bán, kinh doanh có được mặt bằng thuận lợi ở nơi mới nhằm ổn định sinh kế cho các hộ này.

4.2.1.2 Thu nhập bình quân của hộ

Số liệu trong Bảng 4,8 từ dữ liệu điều tra cho thấy, hầu hết mức thu nhập đều là 8 triệu và trung bình xấp xỉ 10 triệu nhưng sau khi tái định cư đã có sự phân hóa mạnh khi hầu hết các hộ ở chung cư đạt mức 10 triệu và trung bình thu nhập cũng tăng lên trong khi đó mặc dù trung bình chung của hộ ở nền nhà cũng tăng nhưng hầu hết đều vẫn giữ ở mức thu nhập như trước khi thu hồi. Đặc biệt là sau thu hồi thu nhập hộ có thu nhập cao nhất định cư nền nhà tăng lên đến 130 triệu, điều này khá bất thường và ít khả năng phản ánh chung cho nhóm hộ nền nhà.

Bảng 4.8: Thu nhập bình quân của hộ trước và sau tái định cư

Chung cư Nền nhà Mode Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Mode Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Trước thu hồi 8,00 33,00 1,00 10,26 8,00 32,00 3,00 10,11 Sau thu hồi 10,00 30,00 1,00 10,39 8,00 130,00 0,70 10,68

Nguồn: Điều tra mẫu, 2012

Với mức thu nhập bình quân của hộ trước và sau tái định cư của 2 loại hình, kiểm định T-test về sự khác biệt trong thu nhập đối với các hộ gia đình theo 2 nhóm tái định cư là nền nhà và chung cư cho thấy khơng có nhiều sự khác biệt về thu nhập đối với các hộ gia đình.

Cùng với đó là nguồn thu nhập xét theo chủ hộ thì cả 2 loại hình tái định cư khá cân bằng trong 2 nguồn thu nhập chính là tiền lương và thu từ buôn bán kinh doanh (Bảng 4.9).

Bảng 4.9: Các nguồn thu nhập chính

Các nguồn thu nhập Chung cư Nền nhà

Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ %

Thu nhập từ lương Không 27 21,80 15 12,10

Thu nhập từ kinh doanh Không 41 33,10 30 24,20

Có 28 22,60 25 20,20

Nguồn: Điều tra mẫu, 2012

Qua các thống kê thu được từ mẫu dữ liệu được điều tra cho thấy khơng có nhiều sự khác biệt về thu nhập đối với các hộ gia đình tái định cư ở hai loại hình tái định cư: nền nhà và chung cư. Nhằm kiểm tra vấn đề này tác giả thực hiện kiểm định T-test về sự khác biệt trong thu nhập đối với các hộ gia đình theo 2 nhóm tái định cư là nền nhà và chung cư. Với giả thiết Ho: Khơng có sự khác biệt trong trong thu nhập của 2 loại hình tái định cư và giá trị Sig, = 0,374 >0,05 và Sig, = 0,000 < 0,05, ta chấp nhận giả thiết Ho (Xem Phụ lục Bảng 4.9)

Nguồn thu nhập

Tuy các hộ trong không gian nghiên cứu của tác giả có thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau nhưng đa phần là từ tiền lương và kinh doanh bn bán (Hình 4.9). Với các hộ tái định cư bằng nền nhà thì một phần đáng kể (khoảng 20%) tận dụng khơng gian để cho thuê nhà trọ, đây là một nguồn thu nhập ổn định trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và kinh doanh khó khăn như hiện nay. Các hộ ở chung cư tuy nguồn thu nhập từ nhà trọ không chiếm một phần lớn như các hộ nền nhà do đặc trưng cư trú nhưng qua thống kê dữ liệu cho thấy các hộ này có thu nhập đa dạng hơn so với các hộ nền nhà.

Nhằm tìm hiểu các nhân tố tác động đến những biến động trong thu nhập của các gia đình tái định cư, tác giả đã thực hiện phỏng vấn trực tiếp những nguyên nhân làm thay đổi thu nhập của các hộ tái định cư qua đó nhận thấy các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự biến động trong thu nhập của gia đình các hộ tái định cư bao gồm thay đổi việc làm, thất nghiệp, chi phí và tình trạng kinh doanh.

Một phần của tài liệu Đánh giá sinh kế của hộ gia đình sau tái định cư thuộc dự án kênh tham lương bến cát rạch nước lên, quận bình tân, TPHCM (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w