1.1.1 .Khái niệm cơ cấu lao động
3.1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Thái Bình
đến năm 2025
Định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của Thái Bình đến năm 2025 cần được đặt trong tổng thể định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh đến năm 2025. Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trước hết phải phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, cũng như phát triển kinh tế- xã hội của toàn tỉnh.
Phương hướng chung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh là đến năm 2025 tỷ trọng nông nghiệp, bao gồm nông nghiệp theo nghĩa hẹp, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm khoảng 20%; công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 45% và dịch vụ chiếm khoảng 35%.
+ Phương hướng cụ thể:
* Đối với ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng:
- Chú trọng phát triển các tiểu ngành trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản gắn với phát triển công nghiệp chế biến và mở rộng thị trường. Trong ngành trồng trọt mặc dù cây lúa vẫn là cây trồng chủ yếu, song cần lựa chọn phát triển các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao như hoa mầu, cây công nghiệp ngắn ngày theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn, đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến.
- Cần tiếp tục tập trung phát triển chăn nuôi theo phương thức công nghiệp với mơ hình trang trại quy mơ lớn, đặc biệt đối với chăn nuôi lợn và gia cầm gắn với phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi.
- Đối với thuỷ sản cần tiếp tục chú trọng cả nuôi trồng và đánh bắt gắn với phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản và dịch vụ thuỷ sản. Cần đầu tư phát triển nuôi trồng theo hướng kết hợp thâm canh với bán thâm canh, chú trọng cả nuôi thuỷ sản nước ngọt và nuôi nước lợ phù hợp với điều kiện từng địa phương trên địa bàn tỉnh.
- Phấn đấu chuyển dịch cơ cấu lao động đáp ứng tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất toàn ngành nơng nghiệp trong giai đoạn 2020-2025 đạt mức bình qn hàng năm
khoảng 3,4%, trong đó gia tăng số lượng và nâng cao chất lượng lao động ngành thuỷ sản tăng đảm bảo mức tăng trưởng hàng năm khoảng 9,8%; trong giai đoạn 2021- 2025: chuyển dịch cơ cấu lao động đảm bảo cho nông nghiệp tăng trưởng hàng năm khoảng 2,6%, thuỷ sản 6,5%
* Chuyển dịch trong ngành công nghiệp ở nông thôn:
Theo hướng chú trọng phát triển các ngành công nghệ cao, các ngành phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản với trình độ chế biến sâu. Chú trọng phát triển mở rộng các nghề và củng cố, phát triển làng nghề truyền thống, đa dạng hoá ngành nghề bằng cách du nhập thêm các nghề mới để tạo thêm việc làm mới tại chỗ với thu nhập cao cho lao động nông thôn
* Chuyển dịch trong ngành dịch vụ nơng thơn:
Bên cạnh các loại hình dịch vụ đời sống đã hình thành như các loại hình dịch vụ về y tế, dịch vụ về giáo dục, dịch vụ về thể thao,…cần mở rộng và phát triển thêm các loại hình dịch vụ mới phục vụ sản xuất ở nông thôn như dịch vụ khoa học công nghệ, dịch vụ tư vấn pháp luật, dịch vụ tin học… Tiếp tục phát triển mở rộng mạng lưới các chi nhánh cung cấp dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ tín dụng cho phát triển nơng nghiệp nông thôn và các dịch vụ ngân hàng bán lẻ phục vụ dân cư nông thôn.
Phấn đấu đến năm 2025 trong cơ cấu lao động nông thôn tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm khoảng 38%, lao động công nghiệp – xây dựng 40%, lao động dịch vụ - thương mại 22%. Để giảm lao động nông nghiệp cần không ngừng nâng cao năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp, tăng cường đào tạo bồi dưỡng chuyển đổi nghề cho lao động nông nghiệp dôi dư trong khu vực nông thôn sang lao động công nghiệp và dịch vụ, đồng thời tăng tỷ lệ lao động có đào tạo, đặc biệt là lao động trình độ cao và tiếp tục chú trọng xuất khẩu lao động nông thôn.