Đẩy mạnh xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TẠI TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 20092020 (Trang 37 - 40)

1.1.1 .Khái niệm cơ cấu lao động

3.2. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chuyển dịch cơ cấu lao động theo

3.2.4. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động

Một trong tác động quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hợp lý ở tỉnh Thái Bình thuộc về xuất khẩu lao động nơng thơn. Xuất khẩu lao động trước hết giúp cho giải quyết vẫn đề lao động dôi dư dưới tác động của phân công lại lao động trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, từ đó làm giảm lao động trong ngành nông nghiệp, tăng lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn

Đồng thời, những lao động nông thôn đã đi lao động xuất khẩu, khi kết thúc lao động ở nước ngoài trở về thường tích luỹ được lượng vốn nhất định cùng các kỹ năng chun mơn nghề nghiệp mới, do đó có thể tham gia lao động trong các ngành phi nơng nghiệp tại địa phương nơng thơn dưới các hình thức tự tạo việc làm hoặc làm việc trong các doanh nghiệp.

Thực hiện tốt chính sách xuất khẩu lao động góp phần nâng cao trình độ chun mơn nghề nghiệp cũng như thu nhập cho người lao động nơng thơn và gia đình, góp phần đẩy nhanh giảm nghèo ở từng địa phương nông thôn. Trong những năm tới cần

phát triển thị trường xuất khẩu lao động của tỉnh heo hướng duy trì và củng cố các thị trường truyền thống, mở rộng và khai thác các thị trường mới có tiềm năng. Để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu lao động tỉnh cần phải có chủ trương, kế hoạch cụ thể, thực hiện lãnh đạo, chỉ đạt sát sao các cơ quan liên quan trong thực hiện, chú trọng công tác đăng ký và tuyển chọn lao động, nâng cao chất lượng thẩm định hồ sơ. Ngân hàng chính sách xã hội cần thực hiện hỗ trợ vốn ban đầu cho những người lao động nơng thơn đang gặp khó khăn về kinh phí để chuẩn bị tham gia xuất khẩu lao động trong các việc như học tập ngoại ngữ, tìm hiểu phong tục, tập quán những dân tộc, nơi họ sẽ đến làm việc. Cần tăng cường sự phối hợp hoạt động giữa các doanh nghiệp cung ứng lao động xuất khẩu và đối tác nước ngồi, đồng thời tăng cường cơng tác quản lý nhà nước đối với lao động xuất khẩu

Tiểu kết Chương 3

Trong chương 3, nhóm chúng tơi đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành tại tỉnh Thái Bình. Từ những thực trạng ở Chương 2, chúng tôi đã đề xuất việc thúc đẩy nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, hồn thiện và thực thi các chính sách thúc đẩy chuyển dịch, tăng cường việc ứng dụng công nghệ mới vào phát triển kinh tế đồng thời thúc đẩy xuất khẩu lao động tại các địa phương. Những giải pháp này góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành tại tỉnh trong giai đoạn tiếp theo.

KẾT LUẬN

Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành là quá trình thay đổi tỷ trọng và chất lượng lao động vào các ngành khác nhau, diễn ra trong một khoảng không gian, thời gian và theo một xu hướng nhất định. Thực chất, chuyển dịch cơ cấu lao động là quá trình phân bố lại lao động trong nền kinh tế theo hướng tiến bộ, nhằm mục đích sử dụng lao động có hiệu quả. Q trình đó vừa diễn ra trên quy mơ toàn nền kinh tế, vừa diễn ra trong phạm vi của từng nhóm ngành, nội bộ mỗi ngành.

Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động ở tỉnh Thái Bình trong những năm qua cho thấy, Tỉnh đã có nhiều nỗ lực chuyển dịch cơ cấu lao động trong xây dựng nông thôn mới. Mặc dù đã đạt được những kết quả rất tích cực, tuy nhiên chuyển dịch cơ cấu lao động ở khu vực nơng thơn tỉnh Thái Bình vẫn cịn chậm và cịn cách xa so với u cầu q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn và xây dựng nông thôn mới, tỷ trọng lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm chậm, trong tổng số người trong độ tuổi lao động có tham gia hoạt động nơng nghiệp thì lao động chuyên nông nghiệp (thuần nông) vẫn cịn chiếm tỷ lệ lớn; tỷ lệ lao động nơng nghiệp kiêm ngành nghề khác và lao động phi nơng nghiệp có hoạt động phụ nơng nghiệp cịn thấp, trình độ chun mơn của lao động nơng thơn vẫn cịn rất thấp trước yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế thị trường. Từ việc phân tích thực trạng, bài tiểu luận đã đưa ra những kết luận quan trọng về quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2009-2020, từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp giúp hoàn thiện chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành tại tỉnh Thái Bình một cách hiệu quả, mạnh mẽ hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Văn Nhơn (chủ biên), 2008, Giáo trình quản lý nguồn nhân lực xã hội, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội

2. Nguyễn Tiệp, 2008, Giáo trình nguồn nhân lực (tái bản lần thứ nhất), NXB

Lao động- Xã Hội, Hà Nội

3. Phí Thị Hằng (2013), Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Thái Bình, Tạp chí Kinh tế và Quản lý, số 5 (3-2013).

4. Cục Thống kê tỉnh Thái Bình (2010), Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm

2019, Nxb Thống kê, Hà Nội.

5. Cục Thống kê tỉnh Thái Bình (2014), Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm

2013, Nxb Thống kê, Hà Nội.

6. Cục Thống kê tỉnh Thái Bình (2016), Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm

2015, Nxb Thống kê, Hà Nội.

7. Cục Thống kê tỉnh Thái Bình (2019), Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm

2018, Nxb Thống kê, Hà Nội.

8. https://baothaibinh.com.vn/news/4/118821/hop-bao-cong-bo-so-lieu-thong- ke-kinh-te-xa-hoi-nam-2020

Một phần của tài liệu CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TẠI TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 20092020 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)