Trung Quốc Việt Nam
Quỹ môi trường (lưu ý quỹ này khơng hồn tồn phục vụ mục tiêu phát triển KHCN)
- 2002
Quỹ phát triển KHCN quốc gia (NAFOSTED) - 3/2008
Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ DN Có
Quỹ khuyến khích tài năng trẻ - Có
Quỹ giáo dục VN (VEF) - Có
Quỹ khoa học tự nhiên quốc gia (80 triệu NDT) đến 2004 Có -
Quỹ đào tạo nhân ái Có -
Quỹ khoa học quốc gia dành cho các học giả nổi bật Có -
Quỹ khoa học dành cho các nhóm nghiên cứu có tính sáng tạo
Có -
Quỹ dành cho các nhân tài phá triển khoa học cơ bản Có - Quỹ liên kết các nhà khoa học trẻ TQ tại nước ngồi Có - Quỹ liên kết các nhà khoa học trẻ tại Hongkong và Macao Có - Quỹ đổi mới cơng nghệ cho DN nhỏ (550 triệu USD/ 8000
dự án trong vịng 7 năm)
Có -
Nguồn: Bùi Thiên Sơn (2010)
Ứng dụng sản phẩm KHCN lần đầu tiên đưa ra thị trường sẽ là rủi ro, do vậy đầu tư mạo hiểm được xem là một trong những yếu tố hỗ trợ cần thiết cho DN KHCN mới khởi nghiệp. Tính đến cuối năm 2008, TQ hình thành trên 19 quỹ đầu tư mạo hiểm chính thức và 9 quỹ khác, trung bình mỗi quỹ tương đương 100-140 tỷ VND. Cho đến nay TQ do tiềm lực nhân lực KHCN, thị trường tiêu thụ rộng lớn trở thành địa điểm hấp dẫn đối với nhà đầu tư mạo hiểm, đặc biệt đầu tư mạo hiểm nước ngoài đối với lĩnh vực internet và di động.
Bên cạnh đó, cải tổ hệ thống nghiên cứu quốc gia theo hướng thị trường giai đoạn 1985-1998 TQ thực hiện đồng loạt chuyển hướng theo cơ chế thị trường đối với các viện trường và các hoạt động nghiên cứu theo yêu cầu thị trường (Hoàng Văn Tuyên, 2007). Không ngừng xây dựng năng lực nghiên cứu KHCN bằng nội lực, TQ cịn thực hiện chính sách thẩm thấu KHCN thông qua thu hút FDI công nghệ cao như công nghệ thông tin, sinh học, vật liệu mới, cơng nghiệp hố học và vật liệu xây dựng. Chỉ sau 1 năm thực hiện, TQ có khoảng 600 phịng thí nghiệm của DN FDI hoạt động. Mặc dù vậy, khả năng chuyển giao công nghệ của khu vực FDI tại TQ được xếp hạng ở mức trung bình trên thế giới ở hạng 60/142 quốc gia (WEF, 2012)
Xác định hành lang pháp lý đối với sở hữu trí tuệ là vấn đề cốt yếu của nền kinh tế tri thức, đặc biệt quan trọng đối với DN KHCN, TQ hoàn thiện và tham gia đầy đủ các điều ước và công ước quốc tế và các hoạt động của WIPO, WTO; thực hiện đàm phán song phương và đa phương với EU, Hòa Kỳ, Nga, Nhật... TQ nghiêm khắc trừng phạt trong việc
lấy cắp bản quyền thương mại qui định trong luật hình sự sửa đổi 1997. Ban chỉ đạo giám sát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là phó thủ tướng, thành lập 50 trung tâm khiếu kiện về vi phạm bản quyền (WTO, 2008).
Khi nền kinh tế tăng trưởng dựa vào nguyên liệu chuyển sang nền kinh tế tri thức thì nhân lực là nhân tố cơ bản. TQ xác định nhân tài là trọng điểm, kiên trì dùng cơng nghệ cao làm cầu nối phát triển đồng bộ nhân tài công nghệ cao, xây dựng cơ chế phát triển nguồn nhân tài thích ứng với cơng nghệ cao, chú trọng yếu tố cơ chế cạnh tranh.
Năm 2010, TQ có du học sinh lớn nhất thế giới (1.27 triệu người) tăng so với 2009 là 24%. Riêng trong lĩnh vực nano, TQ có hơn 5000 nhà khoa học. Giai đoạn 2011- 2015, TQ đặt mục tiêu thu hút nhân lực chất xám từ nước ngoài trở về lên đến 500000 người lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới, hàng không, bảo vệ môi trường, năng lượng và nông nghiệp.
Hàng năm TQ chi ngân sách rất lớn thu hút nhân tài từ nước ngồi trở về. Chính sách “thẻ xanh” mời nhập cư vĩnh viễn, xuất nhập cảnh không cần visa, cấp căn hộ chung cư cao cấp, cắt giảm thuế thu nhập cá nhân, lương cạnh tranh theo hiệu quả cơng việc, ưu tiên và chăm sóc giao dục cho con em nhân tài trở về tổ quốc. Thành lập cục quản lý nhân tài từ cấp trung ương đến địa phương. Tuy nhiên chính sách thu hút nhân tài cũng có hạn chế nhất định như tăng chi phí tiền lương, giảm thu nhập thuần quốc gia từ thuế thu nhập, chênh lệch giàu nghèo (Lại Lâm Anh & đ.t.g, 2010).
Vườn ươm DN KHCN TQ khá thuận lợi với sự quan tâm đầu tư, hồn thiện chính sách tổng thể chung cho toàn bộ nền kinh tế vươn tới nền kinh tế tri thức. Mặt khác, TQ xây dựng chính sách rất cụ thể dành cho vườn ươm hoạt động.
Năm 1988, Bộ KHCN tài trợ cho hoạt động vườn ươm thơng qua chương trình TORCH, thực hiện kế hoạch mười lăm năm phát triển vườn ươm DN TQ năm 2001 định ra hướng dẫn, mục tiêu, phạm vi hoạt động của vườn ươm. Trong đó Bộ KHCN TQ thống nhất các tiêu chí tuyển chọn DN ươm tạo và điều kiện tốt nghiệp (Anggathevar, Mingfeng, Jatini, Mammo, 2011) nhằm thực hiện chiến lược phát triển cơng nghiệp quốc gia, trong đó ưu tiên phát triển ngành cơng nghệ nguồn.
Thực hiện khuyến khích phát triển vườn ươm đồng bộ từ trung ương đến địa phương, chính quyền địa phương cụ thể sở tài chính, sở KHCN, sở công nghiệp và cục thuế địa
Riêng đối với vườn ươm, dự kiến đến 2015 vườn ươm DN công nghệ tạo ra 15000 DN dành cho các nhà nghiên cứu từ nước ngoài trở về. Dự báo của học viện cơng nghệ Georgia thì 1 hay 2 thập kỷ tới TQ sẽ vượt qua Hoa Kỳ về khả năng chuyển đổi những kết quả nghiên cứu thành những sản phẩm và dịch vụ mà có thể bán trên khắp thế giới.
4.1.3.2. Công nghiệp và tư vấn hỗ trợ
Vườn ươm DN KHCN liên hệ mật thiết với công nghiệp quốc gia và địa phương. Quy mơ thị trường trong và ngồi nước phản ảnh khả năng phát triển của lực lượng DN, mức độ phát triển cơng nghiệp về quy mơ và trình độ KHCN tạo mạng lưới thuận lợi tham gia thị trường và tạo hệ thống các doanh nhân hướng dẫn các doanh nhân trẻ trong vườn ươm trưởng thành (được gọi là mentor).
Quy mô thị trường nội địa TQ đứng thứ 2/142 quốc gia, quy mơ phần ở nước ngồi mà quốc gia này chiếm lĩnh đứng 1/142 (WEF, 2012). Về công nghiệp TQ vẫn giữ tốc độ tăng trưởng tốt và quy mô thị trường bất chấp tác động khủng hoảng kinh tế thế giới. Giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp TQ chiếm gần 70% so với khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Giá trị xuất khẩu cơng nghiệp tăng nhanh giai đoạn 2005 đến 2009 đạt 50% khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Bảng 4.4. Giá trị gia tăng trong sản xuất và tỷ lệ gia tăng trong ngành công nghiệp giai đoạn năm 2005-2010
Đơn vị: tỷ USD
Vùng/Quốc gia 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tỷ lệ tăng trung bình mỗi giai đoạn (%) 2001-2005 2006-2010 Thế giới 6570 6900 7260 7350 7020 7390 2.7 2.4 Châu Á Thái Bình Dương 966 1060 1200 1290 1390 1540 8.6 9.8 Châu Á Thái Bình Dương, khơng bao gồm Trung Quốc
320 342 365 370 375 406
4.8 4.9
Tỷ lệ Trung Quốc/Châu Á Thái Bình Dương (%)
67 68 70 71 73 74
Nguồn: tác giả tổng hợp từ UNIDO (2011)
Quy mô thị trường rộng lớn đem lại lợi thế giá trị và tỷ lệ gia tăng xuất khẩu công nghiệp TQ tăng liên tục từ 2004 đến 2009. Ưu thế của quốc gia chiếm 20% dân số thế giới và chiến lược phát triển thị trường dựa vào giá rẻ thâm nhập thị trường sâu rộng vào các quốc gia nhập khẩu tạo mạng lưới kinh doanh rộng lớn. Đến nay TQ đã có hơn 30% DN XK công nghệ cao trong tổng số DN xuất khẩu, cao hơn mức bình quân chung của thế giới 1.5 lần giai đoạn 2004-2010, tạo nguồn doanh nhân tư vấn tiếp cận thị trường (mentor) quan trọng đối với DN khởi nghiệp. Đặc biệt là tinh thần tương hỗ doanh nhân TQ, liên kết chặt chẽ thành cụm buôn bán ở các quốc gia khác của người TQ.