Chỉ tiêu năng lực viện/ trƣờng nghiên cứu TQ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của vườn ươm doanh nghiệp khoa học công nghệ ở việt nam và đề xuất cho khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 32 - 39)

Chỉ tiêu Xếp hạng/142 quốc gia

Năng lực sáng tạo 23

Chất lượng của các viện/ trường nghiên cứu 38

DN đầu tư vào nghiên cứu 23

Mức độ cộng tác giữa viện/ trường nghiên cứu và cơng nghiệp 29

Mức độ sẵn có của nhà khoa học và kỹ sư 33

Nguồn: Sghwab (2012)

4.1.3.4. Trường hợp vườn ươm DN quốc tế Bắc Kinh- Trung Quốc

Nghiên cứu sử dụng tình huống vườn ươm DN quốc tế Bắc Kinh để phân tích các một số ưu thế có được của vườn ươm thành cơng này.

Tổng diện tích vườn ươm 50000 m2, ươm tạo DN khá lớn (lên đến 1000 DN), ra đời vào năm 1998, tại quận Fengtai do Bộ Khoa học và Công nghệ TQ thành lập. Cơ chế quản lý vườn ươm vận hành như một DN.

Đối tượng ươm tạo gồm các nhà trí thức từ nước ngồi trở về, các tổ chức cá nhân có các bẳng về sở hữu trí tuệ, DN cơng nghệ nhỏ và vửa và các viện R&D quốc tế, DN công nghệ nội địa mà sản phẩm có thể trao đổi quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu ươm tạo DN đa ngành thuộc lĩnh vực công nghệ cao, tập trung vào các ngành công nghiệp dẫn đầu như viễn thơng, y sinh, điện- cơ khí, đặc biệt phải đảm bảo tiêu chí “sạch” hay “ tiết kiệm năng lượng”.

Vườn ươm nằm trong công viên khoa học Zhongguancun Fengtai tạo ra lợi thế sử dụng nguồn lực chung cho vườn ươm, trung tâm của công nghệ IT và điện tử, hay “Thung lũng Sillicon TQ”. Hằng năm công viên này tạo ra sản phẩm công nghệ cao chiếm khoảng

17% GDP của thành phố Bắc Kinh với 20 ngàn DN, trong đó 1600 DN nước ngồi (Lenovo, Nokia, Microsoft, HP, IBM…), tăng trưởng hàng năm khoảng 30%. Chi nhánh của các công ty đa quốc gia đặt tại đây khoảng 41 viện R&D. Trong công viên hiện diện 39 trường đại học, 213 viện nghiên cứu các loại.

Dịch vụ cung cấp chính của vườn ươm rất hiệu quả bởi thiết lập 5 hệ thống chính hướng dẫn điều hành về huấn luyện đầu tư mạo hiểm, mạng lưới thông tin, chia sẻ các thiết bị thí nghiệm, dịch vụ đầu tư và tài chính, hệ thống dịch vụ tức thời.

Vườn ươm có trung tâm đào tạo chuyên biệt gọi là “Trung tâm máy tính quốc gia và thử nghiệm công nghệ cao công viên Zhongguancun”. Huấn luyện đầu tư mạo hiểm được thực hiện hàng năm hàng trăm khóa đào tạo dành cho các DN được ươm tạo về luật, hợp đồng, tín dụng, marketing, hệ thống quản lý chất lượng. Cung cấp chất lượng đào tạo cao cấp tại phía Nam TQ. Hệ thống dịch vụ tức thời trong dịch vụ kế toán, quản lý,..trong dịch vụ tư vấn có sự tham gia của 74 thành viên từ 19 quốc gia thực hiện mục tiêu giảm chi phí cho các DN khởi nghiệp. Thêm nữa vườn ươm xây dựng mạng lưới mạnh qua ký hợp tác với các viện nghiên cứu, phịng thí nghiệm nằm trong khuôn viên công nghệ cao Zhongguancun trong việc hỗ trợ sử dụng chung phịng thí nghiệm, tận dụng chia sẻ chính phịng thí nghiệm là Đại học Bách khoa Bắc Kinh. Mặc dù vườn ươm cũng xây dựng riêng phịng thí nghiệm trong lĩnh vực dược sinh học với DN ươm tạo.

Vườn ươm cung cấp dịch vụ đầu tư và tài chính từ nguồn Torch Program and S&T Innovation Fund và thành lập công ty đầu tư mạo hiểm "Zhongguancun Zhongcheng Sci- tech Investment Co., Ltd”.

4.1.3.5. Kết luận

Vườn ươm DN KHCN TQ phát triển trong môi trường nhất quán theo đuổi xây dựng các yếu tố nền tảng cho nền kinh tế tri thức phát huy hiệu quả. Nền tảng của công nghiệp với quy mô thị trường rộng lớn từ chiến lược thị trường giả rẻ tạo mạng lưới mối quan hệ, hiểu biết thị trường thế giới. Cụm ngành cơng nghiệp tạo điều kiện giảm chi phí gia nhập thị trường và mối quan hệ hỗ tương cho các khởi nghiệp, hệ thống mentor thuận lợi. Nổ lực hệ thống giáo dục bậc cao gắn kết thị trường và DN tạo thị trường sản phẩm KHCN rộng lớn. Tất cả tạo nên nền tảng cơ bản và bền vững cho vườn ươm KHCN hoạt động.

Bài học từ vườn ươm phát triển mạnh do nằm trong vị trí ngành chiến lược của địa phương, vị trí thuận lợi huy động được lợi thế từ sự tập trung viện/ trường nghiên cứu, thương hiệu vùng công nghiệp. Đồng thời vườn ươm đảm bảo dịch vụ cung cấp cho DN chất lượng cao và tốc độ, xây dựng mạng lưới tư vấn rộng. Đặc biệt vườn ươm phát huy được đầu tư tư nhân tham gia như đầu tư cổ phần vào DN khởi nghiệp.

Các yếu tố tác động đến sự thành công của vườn ươm TQ là sự nổ lực và quyết tâm của nhà nước, chất lượng của cơng nghiệp trong vai trị hỗ trợ vườn ươm. Chất lượng của hệ thống nghiên cứu quốc gia trong mối liên hệ ngành công nghiệp. Chất lượng vườn ươm qua xác định địa điểm, ban quản trị tốt, các dịch vụ cung cấp tận dụng mọi ưu thế của địa phương, tính độc lập và bền vững

4.2. Trƣờng hợp vƣờn ƣơm Việt Nam

4.2.1. Một số nét chính vườn ươm Việt Nam

Khái niệm vườn ươm ở VN còn khá mới mẻ. Nhận diện DN khởi nghiệp gặp rất nhiều khó khăn như tiếp cận vốn, kinh nghiệm kinh doanh của các nhà khoa học và hướng đến tăng trưởng kinh tế quốc gia dựa vào lực lượng DN tư nhân, đặc biệt DN KHCN. Năm 1997, dưới sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế (Feistein, Malesky, 1999) Bộ KHCN đã ứng dụng mơ hình khoảng 10 vườn ươm, ươm tạo khoảng 47 DN gồm vườn ươm CRC thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội, vườn ươm thuộc công nghệ cao Lán Hịa Lạc, vườn ươm cơng nghệ Tinh Vân, vườn ươm FPT, vườn ươm thuộc khu cơng nghệ cao (Sài Gịn hitech park), vườn ươm thuộc Đại học quốc gia TP.HCM (Unisoft), vườn ươm thuộc công viên phần mềm Quang Trung, vườn ươm Phú Thọ thuộc Đại học Bách khoa TP.HCM, vườn ươm thuộc Đại học Nông lâm TP.HCM...

4.2.2 Lựa chọn vườn ươm khu vực TP.HCM

Nghiên cứu lựa chọn vườn ươm nằm trong định hướng công nghệ quốc gia ưu tiên như công nghệ sinh học, vật liệu mới, công nghệ thông tin, công nghệ phục vụ nơng nghiệp, vị trí khu vực phía Đơng Nam Bộ là khu vực lân cận khu vực ĐBSCL để làm nghiên cứu tình huống gồm vườn ươm thuộc công viên phần mềm Quang Trung, vườn ươm thuộc Đại học Nông lâm TP.HCM, vườn ươm thuộc Đại học Bách khoa TP.HCM.

4.2.3 Phân tích các nhân tố đối với sự thành công của vườn ươm tại khu vực TP.HCM 4.2.3.1. Vai trò nhà nước đối với vườn ươm DN KHCN

Đánh giá gần đây về năng lực cạnh tranh quốc gia VN chỉ là nền kinh tế vận hành ở giai đoạn cơ bản (Sghwab, 2012) còn một khoảng cách khá xa để vươn tới nền kinh tế tri thức. Do đó, vườn ươm DN KHCN cần rất nhiều nổ lực và sự quan tâm của chính phủ mới có thể thực hiện được nhiệm vụ ươm tạo gia tăng số lượng và chất lượng DN KHCN. VN xác định 4 ngành ưu tiên là CNTT, vật liệu mới, cơng nghệ sinh học, cơ khí tự động nhưng thực sự vẫn chưa có qui hoạch tổng thể cho phát triển cơng nghiệp. Do vậy phạm vi và quy mô đầu tư về vật chất, nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp không trọng điểm (Ohno, 2009). Theo đó vườn ươm thực hiện mục tiêu tái cấu trúc nền công nghiệp sẽ lúng túng trong xây dựng mục tiêu hoạt động.

Ngân sách cho KHCN VN chỉ đạt 0.5% GDP (Vũ Văn Hưng, 2008), nếu so với Nhật Bản, Hoa Kỳ thì đầu tư từ 2.7-3.4% GDP thì đây là con số nhỏ (Worldbank,2009). Đầu tư KHCN VN gồm 40% chi xây dựng cơ sở hạ tầng, 40% chi thường xuyên (bộ máy quản lý và nghiên cứu). Bên cạnh đó tồn tại cơ chế thu chi vướng thủ tục hành chánh, không theo thị trường, tăng chi phí thời gian (60% thời gian của nghiên cứu trong nước) (Bùi Thiên Sơn, 2009), chưa kể trùng lắp nhiệm vụ KHCN do thiếu liên kết giữa các địa phương làm lãng phí nguồn đầu tư, hao hụt do tham nhũng (VN xếp hạng 112/183- Tổ chức minh bạch thế giới, 2011) và hạn chế thẩm định nghiên cứu do hạn chế của nguồn nhân lực.

Từ khi thừa nhận vai trò thành phần kinh tế tư nhân thông qua hiến pháp, luật DN, luật KHCN, luật công nghệ cao, sở hữu trí tuệ, chuyển giao KHCN… trong đó xác nhận “quyền” tự do của các tổ chức, cá nhân. Khởi đầu thực hiện phi tập trung hóa trong hoạt động KHCN (1981) cho phép các đơn vị nghiên cứu tham gia sản xuất, chấm dứt cơ chế bao cấp. Năm 1983 đến nay đã có nhiều nghị định nâng dần mức độ tự do các thành phần trong xã hội như nghị định 115/2005/NĐ-CP về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KHCN cơng lập, thực tế nghị định này gặp khó khăn do yếu kém trong thực hiện bản thân cá nhân và tổ chức, “sức ỳ” do thời gian dài sống trong “bao cấp”, qui định thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ của các văn bản dưới luật. Chính sách khuyến khích DN đầu tư cho KHCN như nghị định 119/1999/NĐ-CP hỗ trợ DN đổi mới công nghệ, năm 2010 con số của tổng cục thống kê đưa ra chỉ 509/290767 DN có đầu tư cho KHCN tức khoảng 2.8% nguồn vốn DN.

Quỹ phát triển KHCN hỗ trợ DN KHCN đạt một số kết quả nhất định nhưng chưa cao. Giai đoạn 2002-2007 chỉ 28% DN trong số 159 đề tài nghiên cứu tham gia đề xuất hỗ trợ (Diễm Hồng, 2010). Trong đó khu vực nhà nước 54%, mức hỗ trợ trung bình/DN 1 tỷ đồng, cao nhất 6.5 tỷ đồng với mức vốn tự có đối ứng 30% (Vũ Văn Hưng, 2008) Trong khi lực lượng lao động về chuyên môn KHCN của kinh tế tư nhân chiếm 38.9%, nhà nước 27%. Kết quả cho thấy đầu tư quá ít, thiên lệch. Một phần do thiếu vai trò của DN trong phản biện mức độ thích hợp của các chính sách có liên quan.

Tham gia đầu tư cho DN KHCN từ quỹ KHCN, quỹ đầu tư mạo hiểm còn là một trong nguồn tài chính hỗ trợ khởi nghiệp ngày càng phổ biến ở Hoa Kỳ, Châu Âu, TQ và một số nước khác. Tại VN gồm có Dragon Capital, Mekong Capital, IDG Venture, Vina Capital, Thanh Việt, Vietfund, Phangxiphang… nhưng đa phần đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, đầu tư chứng khoán, gần đây một số quỹ ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực IT nhưng không đáng kể. Các điều kiện tiếp cận quỹ hầu như các khởi nghiệp khó đạt được bởi những yêu cầu về chuẩn mức trong quản lý, khả năng phát triển thị trường tiềm năng đối với sản phẩm.

Sở dĩ quỹ đầu tư mạo hiểm VN không tham gia đầu tư cho DN KHCN do một số các nguyên nhân thị trường tiềm năng KHCN VN chưa nổi trội, riêng thị trường gia công IT mới nổi cũng được quỹ này quan tâm. Các yếu tố hỗ trợ cho thị trường KHCN như chính sách phát triển tư nhân, nhân lực, bảo vệ sở hữu trí tuệ chưa đủ mạnh. Đồng thời chính sách khuyến khích quỹ đầu tư mạo hiểm chỉ chung chung (nghị định 99/2003/NĐ-CP Ban hành qui chế khu công nghệ cao tại điều 19 và 29 chương VI của qui chế khu công nghệ cao).

Hệ thống hành lang pháp lý bảo vệ và phát triển DN KHCN đóng vai trị quan trọng. Luật chuyển giao KHCN phục vụ mục tiêu nghiên cứu gắn với thị trường, tuy nhiên giới nghiên cứu đánh giá can thiệp của nhà nước quá nhiều vào thị trường KHCN. Vấn đề cần bàn khác luật công chức cấm cán bộ công chức thành lập DN, trong khi đa phần các cán bộ và giảng viên là cán bộ cơng chức cũng là nhóm có tỷ lệ lao động trình độ cao chiếm rất lớn/ lực lượng lao động toàn xã hội.

Theo báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chương trình hành động về hợp tác phịng, chống xâm phạm quyền SHTT giai đoạn 2006-2010 (gọi tắt là chương trình 168) của Bộ KHCN tổng kết đã xử lý trên 4577 vụ vi phạm về quyền SHTT, xử phạt trên 19.7 tỷ đồng,

giá trị hàng hóa, phương tiện vi phạm hàng chục tỷ đồng (Hồng Nụ, 2012)… Thực thi pháp luật vai trò lực lượng tham gia giám sát, xử phạt vi phạm SHTT như quản lý thị trường, công an, hải quan… được thiết lập nhưng do ý thức và trình độ hạn chế của DN VN đối với đăng ký bảo hộ trong và ngoài nước đã gây khơng ít thiệt hại đối với DN.

Riêng về chính sách dành cho vườn ươm, có thể nói mơ hình vườn ươm tại VN chưa được xem trọng, đến nay vườn ươm DN vẫn chưa có chính sách cụ thể để hoạt động. Các đầu tư cho vườn ươm không tương xứng với mục tiêu vườn ươm phục vụ cho địa phương trong hỗ trợ DN KHCN.

Chất lượng nguồn nhân lực quyết định sự ra đời của DN KHCN. Một số đề án giáo dục như đề án 322 (Hồng Hạnh, 2011), đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010 - 2020”, tận dụng quỹ giáo dục quốc tế, chính sách xã hội hóa giáo dục đại học cho phép tư nhân tham gia đầu tư giáo dục… thời gian gần đây tạo ra những thay đổi tốt trong chất lượng nhân lực. Đối với thu hút trí thức kiều bào đã có những thay đổi đáng kể như luật quốc tịch sửa đổi, miễn thị thực người VN ở nước ngoài; quy chế cư trú người VN ở nước ngoài; sửa đổi bổ sung luật nhà ở, luật đầu tư, luật DN. Tuy nhiên để phát huy tác dụng thu hút kiều bào trí thức cần có thêm sự đồng bộ về mơi trường làm việc, chính sách sử dụng người tại tổ chức, môi trường nghỉ ngơi, giáo dục, chăm sóc sức khỏe y tế.

Chính sách thẩm thấu cơng nghệ từ FDI đối với nhân lực chưa đem lại kết quả đáng kể do cấu trúc ngành FDI tập trung nhiều ngành công nghệ thấp như dệt may, da giày, đồ gỗ; số lượng q ít của DN FDI cơng nghệ cao cũng như mức độ chuyển giao do hạn chế của trình độ nhân lực. Kết quả mức độ chuyển giao công nghệ của FDI xếp hạng trung bình 62/142 (UNIDO, 2011).

4.2.3.2. Công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ

Quy mô thị trường công nghiệp tham gia xuất khẩu gần đây của VN được đánh giá đã có những tiến bộ đáng kể. Quy mô thị trường công nghiệp nội địa xếp hạng 38/142 và quy mơ thị trường cơng nghiệp nước ngồi là 26/142. Tuy nhiên sự dịch chuyển từ ngành công nghiệp công nghệ thấp sang ngành công nghệ cao hầu như chưa có thay đổi đáng kể. Từ năm 1995, cơng nghệ trung bình chiếm 41.1%, cơng nghệ cao 20.2% đến năm 2009 cơng nghệ trung bình giảm cịn 38.2%, cơng nghệ cao là 22.1% (Clara, Albaladejo, 2011). Số DNXK công nghệ cao VN chỉ bằng 1/10 Singapore, 1/5 TQ (worldbank,2009). Theo

đó, đội ngũ tư vấn dẫn dắt các DN KHCN khởi nghiệp ở phân khúc công nghệ cao, hệ thống mạng lưới kinh doanh, hiểu biết về thị trường khơng nhiều.

Hình 4.3. Tỷ lệ DN XK cơng nghệ cao (2002-2010)

Nguồn: Tác giả tổng hợp nguồn The World Bank (2002-2010)

VN đứng hạng 14/142 về mức độ phát triển cụm ngành nhưng vẫn nằm trong phân khúc thấp của chuỗi giá trị hàng hóa xếp hạng 101/142 (Sghwab, 2012). Nguyên nhân do khái niệm cụm ngành mới là sự tập trung các DN, các trung tâm nghiên cứu, các trường Đại học, cơ quan nhà nước địa phương và các tổ chức quốc tế cho phát triển một ngành cụ thể sẽ mang lại sự dịch chuyển về giá trị sản phẩm cho cụm ngành. Cho đến nay cụm công nghiệp ở các địa phương được tiếp cận theo hướng là những khu tập trung những DN với tiêu chuẩn môi trường khá đơn giản hơn so với khu công nghiệp UBND địa phương quyết định thành lập. Đa phần cụm cơng nghiệp khơng có định hướng chun ngành cụ thể, chưa có chính sách xây dựng một cụm ngành hoàn chỉnh trong thực tế trong nâng cấp giá trị sản phẩm thông qua hoạt động đào tạo nhân lực, hỗ trợ kỹ thuật. Chất lượng của các tổ chức tư vấn kỹ thuật, địa phương cũng còn hạn chế nhất định.

Tỷ lệ DN XK công nghệ cao (2002-2010)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của vườn ươm doanh nghiệp khoa học công nghệ ở việt nam và đề xuất cho khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)