5.1. Khái quát vùng ĐBSCL
So sánh tương đối khu vực ĐBSCL và Đông Nam Bộ về chất lượng DN làm chỉ báo đánh giá gián tiếp môi trường kinh doanh, chất lượng nhân lực, mức độ phát triển công nghiệp hay quy mô thị trường hỗ trợ đối với DN mới khởi sự.
Khu vực ĐBSCL chiếm gần 50% trong cơ cấu kinh tế là nơng nghiệp, tỷ lệ đơ thị hóa thấp (23%), hoạt động khởi nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khu vực Đông Nam Bộ do thiếu vắng ngành hỗ trợ làm kém đi tính hấp dẫn để DN khởi nghiệp. Khu vực Đơng Nam Bộ có những thuận lợi nhất định về chí phí lưu thơng, cảng, trong khi khu vực ĐBSCL cơ sở hạ tầng yếu bởi những đầu tư nhà nước hầu như chưa được đầu tư tương xứng. Cơ sở hạ tầng yếu, giá điện cao làm tăng chi phí của DN trong khu vực. (tổng hợp từ PCI 2010)
Bảng 5.1. So sánh các chỉ tiêu cơ bản DN khu vực ĐBSCL và Đông Nam Bộ (2002- 2008) Đơn vị: % So sánh ĐBSCL/Đơng Nam Bộ Bình qn số LĐ/DN (ngƣời) Bình quân vốn/DN (tỷ đồng) Bình quân doanh thu/DN (tỷ đồng) Bình quân lợi nhuận trƣớc thuế/DN (tỷ đồng) Thuế và nộp NSNN/DN (tỷ đồng) 2002 34 20 37 13 16 2006 54 26 59 17 26 2008 66 32 52 27 30
Nguồn: Tính tốn từ Kết quả sản xuất kinh doanh của DN Việt Nam (năm 2002, 2006, 2008)
Quy mô DN nhỏ, vốn yếu xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp thu nhập thấp làm cho khả năng tích tụ tài sản khơng đủ sức cạnh tranh trong nước và nước ngoài. Sức tiêu thụ trong vùng có tỷ lệ nghèo chiếm cao nhất cả nước không đủ sức đem lại doanh thu cao đối với thị trường nội vùng. Nếu như Đông Nam Bộ với trung tâm là TP.HCM, vệ tinh Đồng Nai, Bình Dương đều có cơ sở hạ tầng tương đối đồng đều thì TP Cần Thơ được đầu tư tương đối hạ tầng với các tỉnh vệ tinh Vĩnh Long, Tiền Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang,
Đồng Tháp… hạ tầng khó khăn tạo thế ốc đảo cho TP Cần Thơ khó có thể kết nối thị trường Đông Nam Bộ và các tỉnh lân cận.
Tỷ lệ DN công nghệ thấp và trung bình chiếm đa số. DN cơng nghệ cao chỉ chiếm 2% tổng số DN khu vực ĐBSCL. Tìm kiếm DN đầu đàn về công nghệ để dẫn dắt DN khởi nghiệp của vườn ươm cũng như tạo ảnh hưởng thu hút hình thành cụm ngành (theo khái niệm mới) là khó thể thực hiện được.
Mặc dù TP Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL đều có trường đại học, cao đẳng, trung tâm dạy nghề ngày càng mở rộng nhiều hình thức như vừa học vừa làm, liên thơng, giáo dục từ xa, tư nhân đầu tư giáo dục, hợp tác quốc tế đào tạo nhân lực cao cho đội ngũ giảng viên các trường đại học… nhưng đến nay giáo dục ĐSBCL ở mức thấp so với cả nước. Nếu so sánh với các khu vực trong cả nước ĐBSCL chỉ hơn hai khu vực Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên (Võ Hùng Dũng, 2012). Thói quen người dân dựa vào tài ngun sẵn có dồi dào (đất, sơng ngịi, khí hậu ơn hịa), đầu tư cho giáo dục chỉ bằng 60% so với mức bình quân chung của cả nước. Tính tốn gần đây của tổng cục thống kê di cư thuần của khu vực ĐBSCL ngày càng tăng, lực lượng trí thức dịch chuyển dần lên phía Đơng Nam Bộ sống và làm việc, hưởng những điều kiện y tế, giáo dục tốt hơn.
Hình 5.1. So sánh tỷ lệ học sinh trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học giữa các vùng
Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê Việt Nam (2010)
5.2. Đề xuất một số vấn đề trong ứng dụng mơ hình vƣờn ƣơm DN KHCN khu vực ĐBSCL
Khu vực ĐBSCL xuất phát điểm thấp sẽ đặt ra nhiều thách thức cho mơ hình vườn ươm DN KHCN như cơ cấu kinh tế nặng nông nghiệp với công nghệ lạc hậu, nhân lực và cơ sở hạ tầng. Do vậy thời điểm hiện tại ứng dụng mơ hình vườn ươm DN KHCN sẽ không thuận lợi và cần thiết trước mắt khu vực ĐBSCL cần chuẩn bị các yếu tố nền tảng cho vườn ươm hoạt động.
Ứng dụng vườn ươm DN KHCN là cần thiết, nhưng nhất thiết cần tránh một số sai lầm quan trọng như thiết kê mơ hình vườn ươm khơng phù hợp với mục tiêu kỳ vọng, đầu tư quá ít hoặc xây dựng cơ chế quản lý kém năng động, đội ngũ quản lý khơng có kinh nghiệm kinh doanh, không xây dựng được mạng lưới dịch vụ và tư vấn hỗ trợ bên trong và
ngoài vườn ươm. Thực hiện truyền thông không đầy đủ trong cộng đồng và đội ngũ trí thức về mơ hình mới hỗ trợ DN KHCN hình thành và phát triển.
Không thể bỏ qua bước nghiên cứu tiền khả thi đối với ứng dụng vườn ươm của từng địa phương để xác định ngành nghề ươm tạo, xác định đối tác tiềm năng và dự phịng rủi ro có thể. Quan trọng nhất vườn ươm đó phải đo lường năng lực cung cấp dịch vụ tại địa phương và nhu cầu ươm tạo của cộng đồng trí thức tại địa phương làm cơ cở cho kết luận thời điểm ứng dụng mơ hình vườn ươm thích hợp.
Ứng dụng mơ hình vườn ươm DN KHCN cần có đầu tư tương xứng với mục tiêu phục vụ kinh tế địa phương. Việc tìm kiếm tổ chức hỗ trợ tài chính và kỹ thuật trong quản trị vườn ươm là cần thiết trong giai đoạn thành lập. Quá trình vận hành vườn ươm phải được đảm bảo tính độc lập linh hoạt. Các dịch vụ cung cấp phải thực hiện được mục tiêu giảm rào cản của các DN KHCN khi tham gia thị trường. Ban quản trị vườn ươm có kinh nghiệm kinh doanh và kiến thức KHCN đóng vai trị rất lớn trong phát triển mạng lưới hỗ trợ DN ươm tạo và đảm bảo bền vững của hoạt động thơng qua vận động chính sách và tài chính, chất lượng dịch vụ cung cấp.
Vườn ươm hoạt động bền vững chỉ khi ĐBSCL hồn thiện cơ chế chính sách tạo mơi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi đồng nghĩa tăng cường năng lực DN hiện tại và hỗ trợ cho DN ra đời trong tương lai thông qua mạng lưới nhà tư vấn (mentor) dồi dào và có chính sách riêng dành cho vườn ươm.
Cụm ngành tạo lợi thế thu hút nhân lực, tập trung nguồn lực giảm chi phí cho vườn ươm. Vấn đề hồn thiện cụm ngành tự nhiên như cụm ngành lúa gạo, thủy sản sẵn có của khu vực ĐBSCL cũng cần được đưa vào chính sách của địa phương và vùng rõ ràng. Xác định nhân lực chất lượng cao là yếu tố quan trọng để vườn ươm DN KHCN để có thể thực hiện được mục tiêu ươm tạo DN KHCN, đầu tư cải cách và nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ quan trọng. Thực hiện phân bổ ngân sách ưu tiên giáo dục và nghiên cứu khoa học, chính sách thu hút đầu tư DN đầu tư vào KHCN và khuyến khích đầu tư mạo hiểm đầu tư vào DN KHCN. Đẩy mạnh liên kết đào tạo với viện trường, trung tâm nghiên cứu của TP.HCM, Hà Nội,… khắc phục yếu điểm của hạn chế nguồn nhân lực.
Chính sách thu hút nhân lực trình độ cao hướng về giải pháp lâu dài như tạo môi trường và kênh cụ thể để lực lượng trí thức từ khu vực khác và nước ngồi có thể tham gia và đào tạo nhân lực cho khu vực ĐBSCL là một trong những bước đi quan trọng cho quá
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Lại Lâm Anh & đ.t.g (2010), “Chính sách thu hút lao động chun mơn cao ở nước ngồi của TQ”, Kinh tế Chính trị thế Giới, Số 7 (171), tr. 52-57.
2. Diễn đàn Trách nhiệm Xã hội Việt Nam (CSR Vietnam Forum) (2008), “Báo cáo kết quả 5 năm TQ gia nhập WTO của Ban Hội nhập kinh tế quốc tế”, Diễn đàn Trách
nhiệm Xã hội Việt Nam, truy cập ngày 17/04/2012 tại địa chỉ:
http://www.vietnamforumcsr.net/default.aspx?portalid=1&tabid=324&itemid=1520.
3. Võ Hùng Dũng, (2012), “Giáo dục ĐBSCL – Thực trạng và suy nghĩ”, Tham luận tại
hội thảo phát triển giáo dục ở ĐBSCL, tr. 2.
4. Hồng Hạnh (2011), “12.000 Tiến sĩ, Thạc sĩ đã được cử đi học nước ngoài qua Đề án 322”, Tin 24h.com, truy cập ngày 5/12/2011, tại địa chỉ:
http://www.tin247.com/12000_tien_si%2C_thac_si_da_duoc_cu_di_hoc_nuoc_ngoa i_qua_de_an_322-11-21872518.html
5. Diễm Hồng (2010), “Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ - Sửa đổi Nghị định số 119/CP”, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai, truy cập ngày 08/04/2012, tại địa chỉ: http://laocai.gov.vn/sites/sokhcn/qlcn/tinhd/Trang/20101104154656.aspx.
6. Bùi Nguyên Hùng và đ.t.g (2006), “Xây dựng mơ hình vườn ươm DN Công nghệ (TBI) trên địa bàn TP.HCM: Mơ hình Vườn ươm trong Trường Đại học và Nghiên cứu Kế hoạch Phát triển Cụ thể (Vườn ươm Phú Thọ)”, tr. 12.
7. Vũ Văn Hưng (2008), “Khuyến khích DN đầu tư cho khoa học cơng nghệ- chính sách cần được phát huy”, Tạp chí Hoạt động Khoa học, Số tháng 9, tr. 33-35.
8. Lâm Nguyễn Hải Long (2006), “Định hướng phát triển các dịch vụ hỗ trợ DN phần mềm trên địa bàn TP.HCM”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, tr. 18.
9. Malesky, Edmun (2012), “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2010 của Việt Nam”, Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, truy cập ngày 11/04/2012 tại địa chỉ: http://www.pcivietnam.org/reports.php?report_type=1&year_report=all.
10. Hồng Nụ (2012), “Đăng ký và thực thi bảo hộ quyền SHTT: DN thiếu hợp tác”, Hải
quan Online, truy cập ngày 02/04/2012 tại địa chỉ:
http://www.baohaiquan.vn/pages/doanh-nghiep-thieu-hop-tac.aspx.
11. Bùi Thiên Sơn (2009), “Vai trị của cấp phát tài chính cho phát triển khoa học cơng nghệ trong nền kinh tế hiện nay”, Nghiên cứu Chính sách Khoa học Cơng nghệ, Số 16, tr. 26-34.
12. Bùi Thiên Sơn (2010), “Nhìn lại đầu tư và cơ chế tài chính cho phát triển khoa học và cơng nghệ Việt Nam”, Hội thảo: Định hướng và Giải pháp phát triển KH&CN
Việt Nam 2010-2020, tr. 5-6.
13. Tổng cục Thống kê (2003, 2007, 2010), Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam (2002, 2006, 2009), NXB Thống kê, Hà Nội.
14. Trường quản lý KHCN (2012), “Đầu tư phát triển KH-CN: Đổi mới từ chính sách”,
Báo mới.com, truy cập ngày 21/05/2042 tại địa chỉ:
http://www.baomoi.com/Dau-tu-phat-trien-KHCN-Doi-moi-tu-chinh- sach/45/8731801.epi.
15. Hoàng Văn Tuyên (2007), “Chính sách thúc đẩy truyền bá tri thức và cơng nghệ ở Trung Quốc”, Tạp chí Hoạt động Khoa học, Số 3, tr. 47.
16. Vũ Cao Đàm (2008), “Quan hệ giữa Nhà nước và xã hội dân sự trong Luật Khoa học và Công nghệ”, Hoạt động Khoa học, truy cập ngày 03/05/2012 tại địa chỉ: tintuc.tchdkh.org.vn/ttbvin.asp?code=7175
Tiếng Anh
17. Center for Strategy & Evaluation Services (CSES) (2002), “Final Report: Benchmaking of Business Incubators”, Centre for Strategy & Evaluation Services,
February 2002, p. 3.
18. Clara, Michele and Albaladejo, Manuel (2011), “Session 1: Global Trends in Industry and Structural Change, and Vietnam’s Competitive Position (VICR 2011)”,
Research and Policy Advice Group Development Policy, Statistics and Strategic Research Branch, p. 10.
19. Feinstein, Sara and Malesky, Edmund (1999), “Vietnam Business Incubator Feasibility Study”, The William Davidson Institute, p. 18.
20. Fu, Xiodong and Xu, Hanlu (2008), The Origin of Explosive Development of Creative Industry in China”, Institute of Urban and Reginal Economics, pp. 1-16. 21. Industrial Development Report (2011), “United Nations Industrtrial Development
Organization”, UNIDO, No.: 442, p. 369.
22. Lowe, Aya (2011), “New ICT Incubator Aims to Promote Start-Up”, Gulf News, truy cập ngày 20/09/2011, tại địa chỉ:
http://gulfnews.com/business/general/new-ict-incubator-aims-to-promote-start-ups- 1.869909.
23. Ohno, Kenichi (2009), “Avoiding the Middle Income Trap: Renovating Industrial Policy Formulation in Vietnam”, Asean Economic Bulletin, Vol. 26, No. 1, pp. 25- 43.
24. Pals, Stephanie (2006), “Factor Determining Success/Failure in Business Incubator – A literature Review of 17 Countries: A Major Qualifying Report”, Worcester Polytechnic Institute, pp. 28-32.
25. Sghwab, Klaus (2012), “The Global Competitiveness Report 2011-2012”, World Business Forum, pp. 148-149.
27. Shaoming (2008), “Fostering Eutrepreneuship and Enterprise Development in China: A Police Review”, Journal of the Washington Institute of China Study, Vol. 3, No.1, pp. 52-56.
28. Tang, Mingfeng, Baskaran, Anggathevar, Pancholi, Jatin et al. (2011), “Technology Business Incubators in China and India: A Comparative Case Study”, Journal of Science, Technology Innovation and Development, Vol. 3, No. 2, pp. 248-290.
29. The World Bank (2012), “Science and Technology”, The World Bank, truy cập ngày 08/04/2012 tại địa chỉ: http://data.worldbank.org/topic/science-and-technology 30. The World Bank (2012), “Research and Development Expenditure (% of GDP)”,
The World Bank, truy cập ngày 11/05/2012tại địa chỉ:
http://data.worldbank.org/indicator/GB.XPD.RSDV.GD.ZS
31. Transparency International (2011), “Data and Research: Vietnam”, Transparency International, truy cập ngày 12/03/2012 tại địa chỉ:
http://www.transparency.org/country#VNM
32. United Nations Industrial Development Organization (2011), “Insustrial Development Report 2011”, UNIDO, No.: 442, pp. 16-17.
33. Wang, Lei and Zhang, Shukai (2011), “Research on Industrial Cluster Development Base on Brand”, Journal of System and Management Sciences, Vol. 1, No. 4, pp. 43- 54.
34. Zhang, Haiyang, Sonobe, Tetsushi (2011), “Business Incubators in China: An Inquiry into the Variables Associated with Incubatee Success”, Economics, Vol. 5, p. 2.
PHỤ LỤC
BẢNG CÂU HỎI
I. Phỏng vấn ban quản lý vƣờn ƣơm mẫu đƣợc chọn
1.1. Thông tin và địa chỉ vườn ươm mẫu được chọn
STT TÊN VƢỜN ƢƠM ĐỊA CHỈ
1 Vƣờn ƣơm tại Công viên Phần mềm Quang Trung Phường Tân Chánh Hiệp, Q. 12, TP.HCM
Điện thoại: 08.3715 5055 2 Vƣờn ƣơm tại Đại học Nông lâm TP.HCM
Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP.HCM
Điện thoại: 083.724 5196
3 Vƣờn ƣơm tại Đại học Bách khoa TP.HCM 268 Lý Thường Kiệt, Quận 10, TP.HCM
Điện thoại: 08.3864 7256
1. 2. Đối tượng phỏng vấn
Ông Lê Minh Hiếu - Giám đốc Vườn ươm DN CNTT tại Công viên phần mềm Quang Trung. Tiến sĩ Mai Thanh Phong - Giám đốc vườn ươm Khoa học công nghệ thuộc Đại học Bách khoa TP.HCM. Giảng viên và cán bộ nghiên cứu Đại học Bách khoa TP.HCM
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Thành - Giám đốc Vườn ươm công nghệ thuộc Đại học Nông lâm TP.HCM. Giảng viên và cán bộ nghiên cứu Đại học Nông lâm TP.HCM.
1.3. Nội dung phỏng vấn
a. Quá trình hình thành và mục tiêu của vườn ươm DN KHCN là gì? b. Bộ máy tổ chức của Vườn ươm?
c. Tình hình vận hành vườn ươm hiện tại ( DN được ươm tạo gồm ngành nghề, số lượng, diện tích vườn ươm, cơ sở vật chất cung cấp cho Dn được ươm tạo, tình hình DN hoạt động trong vườn ươm)
e. Các dịch vụ cung cấp của vườn ươm là gì?
f. Đầu tư ban đầu và nguồn tài chính vận hành vườn ươm những năm gần đây (nếu có thể cung cấp thơng tin).
- Bộ máy quản lý vườn ươm?
- Cơ chế quản lý với sự tham gia của chính quyền địa phương, hay các đối tác có quyền can thiệp
đến hoạt động của vườn ươm?
- Các chính sách hiện hành đối với vườn ươm hay DN KHCN được ươm tạo tại vườn ươm?
- Các nhà khoa học nghiên cứu là đối tượng của vườn ươm? - Đánh giá về đội ngũ tư vấn cho các DN được ươm tạo? h. Những kinh nghiệm trong quá trình vận hành?
- Đề xuất chính sách là gì để vườn ươm hiện tại có thể vận hành tốt?
- Nhận định về mơ hình vườn ươm của VN có khả năng thành công hay không?
II. Phỏng vấn chuyên gia EU
2.1. Đối tượng phỏng vấn
Chuyên gia Hans Georg Jonek – Chuyên gia tư vấn cao cấp chương trình phát triển kinh tế tư nhân tại Cần Thơ và ĐBSCL thuộc Liên minh Châu Âu/Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật GIZ (trên 10 năm hoạt động tại VN). Chuyên gia tư vấn hoạt động phát triển kinh tế địa phương tại VCCI Cần Thơ. (Năm 2009, ông được mời tham gia tư vấn thành lập Vườn ươm tại Đại học Cần Thơ phối hợp Sở khoa học công nghệ TP Cần Thơ). Chuyên gia đã thực hiện khảo sát chung với tác giả cả 3 vườn ươm mẫu được chọn nghiên cứu trong đề tài.
2.2. Nội dung phỏng vấn
a. Qua khảo sát thực tế tại 3 vườn ươm mẫu cùng tác giả, Ông đánh giá về hạn chế nào đang tồn tại tại 3 vườn ươm trên?