4.4 Mô hình nghiên cứu được điều chỉnh sau phân tích EFA
4.5.3 Kiểm định giả thuyết
Kết quả phân tích hồi quy sẽ giải thích, kiểm định các giả thuyết đã đưa ra.
Bảng 4.19: Kiểm định giả thuyết
Giả thuyết Mối quan hệ Hệ số hồi quy beta Mức ý nghĩa Kết quả kiểm định
H1 F1 -- Y .137 .001 Chấp nhận
H2 F2 -- Y .283 .000 Chấp nhận
H3 F3 -- Y -.003 .953 Không nhận
H4 F4 -- Y .361 .000 Chấp nhận
H5 F5 -- Y .296 .000 Chấp nhận
Giả thuyết H1: Bản chất công việc có tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động.
Kết quả hồi quy có hệ số beta = 0.137 (sig <0.05), có nghĩa là khi tăng mức độ về “bản chất công việc” lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì mức độ thỏa mãn chung trong công việc tăng thêm 0.137 đơn vị độ lệch chuẩn, vậy giả thuyết H1 được chấp nhận.
Giả thuyết H2: Thu nhập có tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động.
Kết quả hồi quy có hệ số beta = 0.283 (sig <0.05), có nghĩa là khi tăng mức độ về “thu nhập” lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì mức độ thỏa mãn chung trong công việc tăng thêm 0.283 đơn vị độ lệch chuẩn, vậy giả thuyết H2 được chấp nhận.
Giả thuyết H3: Quan hệ với đồng nghiệp và lãnh đạo có tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động.
Kết quả hồi quy có hệ số beta = -0.003, có nghĩa là khi tăng mức độ về “Quan hệ với đồng nghiệp và lãnh đạo” lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì mức độ thỏa mãn chung trong công việc giảm đi 0.003 đơn vị độ lệch chuẩn, có sự tương quan nghịch chiều giữa “quan hệ với đồng nghiệp và lãnh đạo” với mức độ thỏa mãn trong công việc. Mức ý nghĩa = 0.953>0.05, có nghĩa là tại mức tin cậy 95%, yếu tố “quan hệ với đồng nghiệp và lãnh đạo” khơng có đóng góp cho việc giải thích mức độ thỏa
mãn trong công việc của người lao động. Do đó giả thuyết H3 khơng được chấp nhận. Điều này khơng phù hợp với thực tế tại NHNoVN, vì tại đây, mối quan hệ đồng nghiệp và lãnh đạo ảnh hưởng cùng chiều với mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động, khi mối quan hệ đồng nghiệp – lãnh đạo càng tốt, sự phấn chấn làm việc của nhân viên tăng lên rất nhiều và ngược lại. Thực tế, đã có rất nhiều nhân viên ra đi cũng chỉ vì sự lơ là của lãnh đạo và sự lạnh nhạt của đồng nghiệp; và cũng có nhiều nhân viên gắn bó lâu dài với cơng việc cũng chỉ vì được lãnh đạo phịng và đồng nghiệp sẻ chia.
Giả thuyết H4: Cơ hội đào tạo – thăng tiến có tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động.
Kết quả hồi quy có hệ số beta = 0.361 (sig <0.05), có nghĩa là khi tăng mức độ về “Cơ hội đào tạo – thăng tiến” lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì mức độ thỏa mãn chung trong công việc tăng thêm 0.361 đơn vị độ lệch chuẩn, vậy giả thuyết H4 được chấp nhận.
Giả thuyết H5: Điều kiện làm việc có tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động.
Kết quả hồi quy có hệ số beta = 0.296 (sig <0.05), có nghĩa là khi tăng mức độ về “Điều kiện làm việc” lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì mức độ thỏa mãn chung trong công việc tăng thêm 0.296 đơn vị độ lệch chuẩn, vậy giả thuyết H5 được chấp nhận.
Mơ hình nghiên cứu được điều chỉnh sau phân tích hồi quy:
Bản chất cơng việc
Cơ hội đào tạo – thăng tiến Thu nhập
Mức độ thỏa mãn trong công việc