Phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET (Trang 32)

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.3. Phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu

- Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng được thực hiện, trong đó phân tầng theo vùng địa lý (cấp huyện/thị xã/thành phố). Lý do đề tài khảo sát tại 5 điểm (thành phố Vị Thanh, thị xã Long Mỹ, thị xã Ngã Bảy, huyện Phụng Hiệp, huyện Châu Thành A) là số thuê bao Internet tại các địa bàn này chiếm hơn 75% số thuê bao của tỉnh.

- Việc xác định cỡ mẫu bao nhiêu là phù hợp thì cho đến nay vẫn cịn nhiều tranh cãi và có nhiều quan điểm khác nhau. Một số nhà nghiên cứu khác không đưa ra số lượng quan sát cụ thể của cỡ mẫu mà đưa ra tỷ lệ giữa số quan sát cần có và số biến của mơ hình. Đối với phân tích nhân tố, cỡ mẫu phụ thuộc vào số lượng biến được đưa ra trong phân tích.

Theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998), để có thể phân tích nhân tố cần thu thập dữ liệu với số lượng quan sát gấp 5 lần số lượng biến cần phân tích. Tuy nhiên theo Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng tỷ lệ đó có thể là 4 hay 5.

Đối với đề tài này, tổng số biến quan sát dự kiến được đưa vào nghiên cứu là 26 biến, số quan sát tối thiểu cần có là 26 x 5 = 130 quan sát. Trên cơ sở đó, tác giả đã chọn 200 quan sát để tiến hành khảo sát thực tế. Sau khi thu thập số liệu, thông qua kiểm tra, sàng lọc có 192 bảng câu hỏi đạt yêu cầu để nhập liệu chuẩn bị cho việc phân tích. Như vậy, với số lượng quan sát này sẽ đảm bảo được độ tin cậy trong phân tích của đề tài.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)