Tổng quan thị trường Internet Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET (Trang 39 - 44)

3.1. Tổng quan thị trường dịch vụ Internet

3.1.2. Tổng quan thị trường Internet Việt Nam

3.1.2.1. Tổng quan thị trường Internet

Trang web “We are social” đã đưa ra bản thống kê chi tiết về xu hướng sử dụng internet, mobile, mạng xã hội của 30 quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Theo thống kê này, 44% dân số Việt Nam sử dụng internet, 141% dân số sở hữu thuê bao di động và 31% có sử dụng tài khoản mạng xã hội. “We are social” là một cơng ty tồn cầu có văn phịng tại Ln Đơn, New York, Paris, Milan, Munich, Singapore, Sydney và Sao Pauo chuyên hỗ trợ các công ty lắng nghe, thấu hiểu và tham gia vào các thông điệp của những công ty này thông qua truyền thông xã hội.

Theo thống kê của "We are Social", tính đến ngày 1/1/2015, tổng dân số thế giới khoảng 7,2 tỷ người, trong đó lượng người ở đô thị chiếm 53%, số người sử dụng Internet khoảng 3,0 tỷ, tương đương với 42% dân số, số tài khoản mạng xã hội khoảng 2,1 tỷ người, tương đương với 29% dân số, số người sử dụng điện thoại trên 3,6 tỷ người, tương đương với 51% dân số, số người sử dụng mạng xã hội trên điện thoại gần 1,7 tỷ người, tương đương với 23% dân số.

Tính đến ngày 1/1/2015, Việt Nam có dân số khoảng 90,7 triệu người, trong đó có 39,8 triệu người sử dụng internet, chiếm khoảng 44% dân số, 28 triệu người sở hữu tài khoản mạng xã hội, chiếm 31% dân số. Số người sử dụng internet đã tăng thêm 10% kể từ 1/1/2014, con số này đối với tài khoản mạng xã hội là 40%.

Thời gian sử dụng internet trung bình một ngày đối với máy tính để bàn hoặc máy tính bảng là 5 giờ 10 phút, đối với điện thoại là 2 giờ 41 phút, đối với mạng xã hội trung bình (bất kể qua hình thức nào) là 3 giờ 04 phút, đối với thời gian xem tivi trung bình của những người sử dụng internet là 1 giờ 48 phút.

Về lưu lượng người truy cập vào website, có 76% số page view được thực hiện qua máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn, 20% được thực hiện qua điện thoại, 4% qua máy tính bảng, ngồi ra khơng dùng bất cứ thiết bị nào khác để lướt web.

Tổng số tài khoản mạng xã hội là 28 triệu người (chiếm 31% tổng dân số), trong đó số người sử dụng mạng xã hội qua điện thoại là 24 triệu người (chiếm 26% tổng dân số). Tiêu chí liên quan đến điện thoại, có 128,3 triệu người dùng điện thoại chiếm 141% dân số, trong đó 89% số người dùng thuê bao trả trước, 11% số người dùng thuê bao trả sau và 26% số người dùng di động sử dụng các dịch vụ 3G và 4G.

Các hoạt động của người dùng di động bao gồm: 24% dân số sử dụng các ứng dụng mạng xã hội, 22% người Việt Nam xem các video trên điện thoại, 18% chơi game trên điện thoại, 16% tìm kiếm các nội dung dựa trên vị trí qua điện thoại và 14% sử dụng dịch vụ mobile banking.

39

Thương mại điện tử trên các thiết bị: có 27% dân số sử dụng máy tính để bàn để tìm kiếm sản phẩm cần mua trong tháng 1 năm 2015, con số này với điện thoại di động là 18%, có 24% dân số mua một sản phẩm qua hình thức trực tuyến, con số này với điện thoại di động là 15%.

3.2.1.2. Các nhà mạng cung cấp dịch vụ Internet chủ yếu tại Việt Nam

Hiện tại có nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam bao gồm: Tập đoàn BCVT Việt Nam (VNPT), Tổng công ty Viễn thông quân đội (VIETTEL), Công ty Cổ phần Viễn thông (FPT), Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu Chính Viễn thơng Sài Gịn (SPT), Cơng ty NETNAM – Viện Công nghệ thông tin, Công ty Cổ phần Viễn thông Thế hệ mới (NGT), Công ty phát triển công viên phần mềm Quang Trung (QTSC), Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông (CMS), Cơng ty Truyền hình Cáp Saigon tourist (SCTV), Công ty cổ phần Truyền thông ADTEC, Công ty cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC TI).

Theo thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), hiện tại thị phần của các doanh nghiệp như sau:

Bảng 3.1: Thị phần dịch vụ internet của các doanh nghiệp tại Việt Nam

STT Tên công ty Thị

phần (%)

1 Tổng công ty Viễn thông quân đội (VIETTEL) 19,13 2 Cơng ty Cổ phần Dịch vụ Bưu Chính Viễn thơng

Sài Gịn (SPT) 0,95

3 Công ty NETNAM – Viện Công nghệ thông tin 1,08 4 Công ty Cổ phần Viễn thơng (FPT) 10,76

5 Tập đồn BCVT Việt Nam (VNPT) 64,99

6 Công ty Cổ phần Viễn thông Thế hệ mới (NGT) 0,01 7 Công ty phát triển công viên phần mềm Quang

Trung (QTSC) 0,06

8 Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông (CMS) 0,06 9 Cơng ty Truyền hình Cáp Saigon tourist (SCTV) 0,62 10 Công ty cổ phần Truyền thông ADTEC 0,01 11 Công ty cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC

TI) 2,30

40

Theo kết quả thống kê bảng 3.1 cho thấy, 3 doanh nghiệp chiếm hầu hết thị phần tại Việt Nam (chiếm hơn 90%) đó là: VNPT (64,99%), VIETTEL (19,13%) và FPT (10,76%). Vì thế, tác giả xin chỉ giới thiệu sơ lược về 3 doanh nghiệp trong phần nội dung này.

Tập đồn Bưu chính viễn thơng Việt Nam (VNPT)

Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam theo tên gọi quốc tế là Vietnam Posts and Telecommunications Group (VNPT).

VNPT hiện là Tập đồn Bưu chính Viễn thơng hàng đầu tại Việt Nam. Với những đóng góp và thành tựu đã đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa Xã hội và Bảo vệ Tổ quốc, VNPT đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ 1999 - 2009 vào ngày 22/12/2009.

Kế thừa 70 năm xây dựng, phát triển và gắn bó trên thị trường viễn thơng Việt Nam, VNPT vừa là nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của ngành Bưu chính, Viễn thơng Việt Nam, vừa là tập đồn có vai trị chủ chốt trong việc đưa Việt Nam trở thành 1 trong 10 quốc gia có tốc độ phát triển Bưu chính Viễn thơng nhanh nhất tồn cầu.

Sau khi tái cấu trúc doanh nghiệp, hiện với gần 40 nghìn cán bộ cơng nhân viên, hạ tầng cơng nghệ viễn thông tiên tiến, mạng lưới dịch vụ phủ sóng tồn bộ 63 tỉnh thành trên cả nước, VNPT tự hào là nhà cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông số 1 tại Việt Nam, phục vụ khoảng 30 triệu thuê bao di động, gần 10 triệu thuê bao điện thoại cố định và khoảng hàng chục triệu người sử dụng Internet.

Tháng 1/2006, VNPT chính thức trở thành Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam thay thế cho mô hình Tổng cơng ty cũ theo quyết định số 06/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, với chiến lược phát triển theo mơ hình tập đồn kinh tế chủ lực của Việt Nam, kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực, đa sở hữu, trong đó Bưu chính - Viễn thơng - CNTT là nịng cốt.

Ngày 24/6/2010, Công ty mẹ - Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam chuyển đổi hoạt động sang mơ hình Cơng ty trách nhiệm Hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo quyết định số 955/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Các lĩnh vực kinh doanh của VNPT:

- Dịch vụ và sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông đa phương tiện.

- Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa, cho th các cơng trình viễn thơng, công nghệ thông tin.

- Nghiên cứu, phát triển, chế tạo, sản xuất thiết bị, sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin.

41

- Thương mại, phân phối các sản phẩm thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin.

- Dịch vụ quảng cáo, nghiên cứu thị trường, tổ chức hội nghị hội thảo, triển lãm liên quan đến lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin.

- Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng.

- Dịch vụ tài chính trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thơng đa phương tiện.

Đón đầu sự thay đổi của công nghệ và thị trường, VNPT đã sớm đưa dịch vụ truy nhập Internet băng rộng ADSL tới người dùng từ năm 2003, và hiện đang phục vụ hàng triệu khách hàng trên cả nước.

VNPT hiện là ISP chiếm tới 2/3 thị phần thuê bao Internet trên cả nước với tổng dung lượng Internet quốc tế lên tới hơn 350 Gbps đang tiếp tục được mở rộng hơn nữa; POP Internet cung cấp dịch vụ xDSL tốc độ lên tới 15 Mbps trên khắp 63/63 tỉnh thành.

Bên cạnh mạng ADSL, mạng cáp quang tới tận nhà thuê bao FTTH đã được triển khai và đưa vào cung cấp dịch vụ trên 63 tỉnh, thành. Ngoài cung cấp kết nối Internet, băng thơng từ 6-100 Mbps, hồn tồn đáp ứng được nhu cầu của người dùng về các dịch vụ giá trị gia tăng yêu cầu băng thông lớn như: IPTV, Đào tạo trực tuyến, Hội nghị truyền hình đa phương tiện…

Tổng công ty Viễn thông quân đội (VIETTEL)

VIETTEL được thành lập ngày 1/6/1989 tiền thân là Công ty Điện tử thiết bị thông tin, kinh doanh các dịch vụ truyền thống: khảo sát thiết kế, xây lắp các cơng trình thơng tin, xuất nhập khẩu các thiết bị viễn thông và dịch vụ bưu chính.

Đến năm 1995, Cơng ty Điện tử thiết bị thông tin được đổi tên thành Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội (tên giao dịch là VIETTEL).

Viettel cung cấp dịch vụ Viễn thông, truyền dẫn, bưu chính, phân phối thiết bị đầu cuối, đầu tư tài chính, truyền thơng, đầu tư Bất động sản, xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài.

Về dịch vụ cố định băng rộng có các dịch vụ như: FTTH (Fiber To The Home), ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line), PSTN – Điện thoại cố định (Public Switched Telephone Network)…Trong thời đại hiện nay công nghệ thông tin (CNTT) phát triển như vũ bão, sự cạnh tranh giữa các nhà mạng mạnh mẽ nên Viettel đã đầu tư hạ tầng rộng khắp Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung về cả chất lượng và số lượng. Các dịch vụ và gói cước cung cấp cho khách hàng ngày càng đa dạng với nhiều mức giá, tốc độ khác nhau để cho khách hàng có sự lựa chọn tốt nhất cho nhu cầu của mình.

42

- ADSL cho các cá nhân, gia đình, doanh nghiệp nhỏ phục vụ nhu cầu sử dụng.

- Internet với nhu cầu cơ bản như: check mail, đọc báo, xem phim,… - Hoặc các gói cước FTTH (cáp quang) cho gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho nhu cầu cao hơn với giá cước phải chăng như: các gói cước FTTH Fast 15 tốc độ 15Mb, Fast 20 với tốc độ 20Mb…đối với các đại lý Internet công cộng, doanh nghiệp lớn cần tốc độ cao để truy cập các dịch vụ có dung lượng cao như: gói cước FTTH Office tốc độ 45Mb băng thông quốc tế cam kết tối thiểu là 1Mb, gói Pub – 50Mb (chuyên dùng cho đại lý Internet công cộng).

Hiện tại ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, Viettel đang triển khai đường truyền cáp quang công nghệ mới (Gbon) nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ở Hà Nội Viettel đầu tư hạ tầng vào nhiều tòa nhà, khu dân cư, khu đô thị như: khu đô thị Nam Trung Yên, Royal City, Tòa nhà Mipec, Tịa nhà KeangNam, khu đơ thị Mỹ Đình…Và rất nhiều tịa nhà, chung cư khác.

Công ty Cổ phần Viễn thông (FPT)

Công ty Cổ phần Viễn thơng (FPT) ban đầu có tên là Cơng ty Cơng nghệ Thực phẩm, được thành lập theo quyết định của Viện trưởng Viên Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia Ngày 13/9/1988. Tháng 10/1990, công ty đổi tên thành Công ty Phát triển và Đầu tư Công nghệ (tên viết tắt là FPT). FPT tham gia vào hoạt động cung cấp máy tính ngay từ những ngày đầu thập niên 90 của thế kỷ XX và nhanh chóng trở thành một trong những nhà cung cấp lớn trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các giao dịch đều nhỏ lẻ và phải thực hiện qua một bên thứ ba.

Năm 1997, Việt Nam kết nối hạ tầng với mạng Internet toàn cầu và FPT được lựa chọn là nhà cung cấp thiết bị, đồng thời là Nhà cung cấp kết nối (ISP). Là ISP duy nhất khơng thuộc Tổng cơng ty Bưu chính Viễn thơng, FPT đã là chất xúc tác để Internet Việt Nam phát triển như vũ bão. Dựa trên những kinh nghiệm thu được khi điều hành mạng TTVN, FPT đã góp phần to lớn đưa Việt nam thành một trong những nước có hạ tầng truy nhập internet tốt nhất thế giới.

Về lĩnh vực viễn thông hiện nay của FPT bao gồm các dịch vụ:

- Internet băng rộng: là công cụ tối ưu và tiện lợi nhất giúp các cá nhân có thể hưởng mọi tiện ích cũng như khám phá kho tàng kiến thức vô tận, tận hưởng mọi giải trí một cách tối ưu nhất. Hiểu được điều đó, FPT đã xây dựng các gói dịch vụ chỉ dành riêng cho cá nhân và hộ gia đình nhằm thỏa mãn nhu cầu truy cập Internet cá nhân. Bao gồm các gói dịch vụ: ADSL , FTTH.

- Kênh thuê bao riêng: dịch vụ đường truyền Internet có cổng kết nối quốc tế riêng biệt dành cho các văn phịng, cơng ty có u cầu cao về chất lượng dịch vụ. Khác với kết nối Internet thông thường, đường truyền kênh thuê riêng có

43

thể cung cấp mọi tốc độ từ 256Kbps đến hàng chục Gbps với cam kết tốt nhất về độ ổn định và tốc độ kết nối.

- Trung tâm dữ liệu: dịch vụ cung cấp các loại máy chủ chuyên dùng, không gian đặt tủ rack, không gian đặt máy chủ và các kết nối từ máy chủ ra môi trường Internet hay kết nối riêng trực tiếp đến văn phịng khách hàng thơng qua mơi trường Intranet với hệ thống Trung tâm dữ liệu (Data Center) chuẩn Uptime Tier III quy mô lớn hàng đầu Việt Nam.

- Dịch vụ truyền hình: với phương châm “Mọi dịch vụ trên một kết nối”, FPT còn mang đến những dịch vụ giải trí đặc biệt cho các thuê bao internet của mình như dịch vụ truyền hình theo yêu cầu - OneTV ; thiết bị giải mã sử dụng dịch vụ truyền hình qua giao thức kết nối internet băng rộng - HD box.

- Dịch vụ trực tuyến:

+ Online media: hệ thống báo điện tử với hơn 30 triệu lượt xem mỗi ngày. + Sendo.vn: cổng thương mại điện tử có số lượng và giá trị giao dịch lớn hàng đầu trên thị trường Việt Nam.

+ Fshare: Là dịch vụ lưu trữ và chia sẻ tài nguyên trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam hiện nay với nền tảng cơng nghệ điện tốn đám mây (cloud computing) với dung lượng, hệ thống lưu trữ tốt nhất đặt tại các trung tâm dữ liệu đạt chuẩn quốc tế của FPT.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)