Khái niệm và vai trò của kiểm toán viên

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 26 - 32)

Khái niệm về kiểm toán viên

Tại Việt Nam, theo khoản 2 và khoản 3 Luật kiểm toán độc lập 2011 định nghĩa như sau:

“Kiểm toán viên là người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của pháp luật hoặc người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính cơng nhận và đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam.

Kiểm toán viên hành nghề là kiểm toán viên đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán”14

Để trở thành kiểm toán viên, cá nhân phải có đủ các tiêu chí sau15

a) “Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;

c) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế tốn, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;

d) Có Chứng chỉ kiểm tốn viên theo quy định của Bộ Tài chính.”

13 Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM, Giáo trình Kiểm Tốn, Nxb Lao động, TP.HCM, 2019, tr 40 14 Theo khoản 2, khoản 3 luật kiểm toán độc lập 2011

Quyền và nghĩa vụ của kiểm toán viên được quy định cụ thể trong điều 17 và điều 18 của Luật kiểm tốn độc lập 2011.

Có thể thấy nghề nghiệp KTV là ngành nghề đòi hỏi rất nhiều về chuyên môn cao và vì vậy họ được quyền độc lập về mặt chuyên mơn nghiệp vụ. Tuy nhiên, các KTV cũng có nghĩa vụ phải tuân thủ một cách nghiêm túc các quy định pháp luật chuyên ngành và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Nếu có những hành vi vi phạm thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý rất nghiêm ngặt.

● Vai trị của kiểm tốn viên độc lập

Sau gần 30 năm tồn tại và phát triển, cho đến nay, kiểm toán độc lập Việt Nam đã khẳng định được vai trị khơng thể thiếu trong nền kinh tế thị trường và trở thành một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống công cụ quản lý vĩ mô-phát triển kinh tế. Hoạt động kiểm toán độc lập ngày càng trở thành nhu cầu cần thiết về mặt thơng tin tài chính được công khai, minh bạch, phục vụ lợi ích của doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, chủ sở hữu, vốn, chủ nợ, lợi ích quốc gia và yêu cầu của Nhà nước. Nói một cách tổng quát, kiểm tốn viên độc lập đóng một vai trị cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nơi đòi hỏi các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phải quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh phải nắm vững các thông tin về tài chính một cách chính xác, kịp thời và đáng tin cậy. Để tiếp cận cũng như đáp ứng được các yêu cầu này, cần phải có một bên thứ ba được độc lập, khách quan, chất lượng cao để cung cấp thông tin đáng tin cậy, bên thứ 3 này chính là kiểm toán độc lập. Cụ thể, vai trị của các kiểm tốn viên độc lập trong nền kinh tế thị trường, thể hiện như sau:

Thứ nhất, tạo niềm tin cho những người quan tâm: Dù hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực kinh tế nào, thì kết quả hoạt động hàng năm của Doanh nghiệp đều khơng thể hiện trên báo cáo tài chính (gồm bảng cân đối kế

toán, báo cáo kết quả kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính). Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, các chủ Doanh nghiệp - người có trách nhiệm lập báo cáo tài chính đều muốn che giấu các khuyết điểm, yếu kém hoặc khuyếch trương kết quả kinh doanh của mình trên bảng báo cáo tài chính. Ngược lại, những người quan tâm đến kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của DN lại địi hỏi sự trung thực, chính xác của bản báo cáo tài chính mà DN đưa ra, vì thế cần có sự kiểm tra xác nhận của người thứ 3. Những người quan tâm đến kế toán độc lập, cụ thể gồm:

Các cơ quan nhà nước cần có thơng tin trung thực để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Nhà nước căn cứ vào báo cáo tài chính đã được kiểm tốn để xem xét các DN sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản quốc gia để hoạt động kinh doanh có đem lại hiệu quả, có phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hay không? Về nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, các DN thông thường muốn nộp ít để chiếm dụng phần lợi nhuận còn lại, nên họ sẽ khai tăng các khoản chi phí để giảm lợi nhuận và nộp thuế ít, tuy nhiên nếu thực hiện kiểm tốn thì sai phạm này sẽ bị phát hiện và điều chỉnh.

Các cổ đơng góp vốn kinh doanh hoặc mua cổ phiếu của DN: Mặc dù, khơng có trình độ để kiểm tra kỹ lưỡng bản báo cáo tài chính của DN, nhưng với bản bản báo cáo tài chính đã được kiểm toán viên độc lập xác nhận, các cổ đơng có thể n tâm về lợi tức và quyết định tiếp tục đầu tư hoặc không đầu tư vào DN.

Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cho DN vay vốn: Để có thể ra được các quyết định cho vay, thu hồi vốn hoặc không cho vay, ngân hàng và các tổ chức tín dụng buộc phải nắm chắc tình hình kinh doanh và khả năng trả nợ của DN. Kiểm toán độc lập, kiểm toán viên sẽ giúp ngân hàng nhận diện và xác thực những vấn đề này, do đó, kiểm tốn viên độc lập phải có đủ năng lực uy tín với cả chủ DN và người quan tâm đến bản báo cáo tài chính.

Đối với người lao động: Báo cáo tài chính cũng rất quan trọng, bởi trong kinh tế thị trường người lao động có quyền lựa chọn nơi làm việc ổn định và có mức thu nhập cao. Bản báo cáo tài chính của một DN làm ăn có lãi được kiểm toán viên xác nhận sẽ thu hút hơn với người lao động có chun mơn trình độ và năng lực.

Các nhà đầu tư nước ngoài: Việt Nam đang thực hiện chính sách mở cửa, đa phương hố đầu tư khơng chỉ trong nước mà cịn nước ngoài, tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngồi ln địi hỏi một báo cáo tài chính được kiểm tốn xác nhận về tình hình kinh tế - xã hội của nước sở tại, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của DN mà họ dự định đầu tư. Các nhà quản trị DN và các nhà quản lý khác: Các đối tượng này cũng cần thông tin trung thực để đưa ra những quyết định trong mọi giai đoạn quản lý, kể cả tiếp nhận vốn liếng, chỉ đạo và điều hành và những thơng tin này chỉ có được thơng qua kiểm tốn.

Thứ hai, hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nề nếp hoạt động tài chính kế tốn: Mọi hoạt động, đặc biệt là hoạt động tài chính đều bao gồm những mối quan hệ đa dạng, luôn luôn biến đổi và được cấu thành bởi hàng loạt nghiệp vụ cụ thể. Việt Nam đang trong quá trình phát triển kinh tế, trong đó các quan hệ tài chính, chế độ kế tốn có nhiều thay đổi. Trong khi đó, cơng tác kiểm tra, kiểm sốt chưa kịp thời, dẫn tới tình trạng vi phạm các nguyên tắc chế độ tài chính kế tốn. Thực tế này cho thấy, chỉ có triển khai tốt hơn công tác kiểm tốn mới có thể đưa hoạt động tài chính, kế tốn đi vào nề nếp.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý: Kiểm toán độc lập khơng chỉ có chức năng xác minh mà cịn có chức năng tư vấn. Các chủ DN khơng thể kiểm sốt hàng ngàn, hàng vạn nghiệp vụ tài chính, kế tốn đã xảy ra trong DN. Vì vậy, để có thể xác thực tình hình tài chính kế tốn của mình vào kỳ hạn nào đó, người chủ DN thường mời các kiểm tốn viên chun nghiệp độc lập có uy tín thực hiện việc kiểm tra và nhận xét bảng báo cáo tài chính của DN mình. Những nhận xét của kiểm tốn

viên sẽ giúp cho các chủ DN kịp thời phát hiện những sai sót, lãng phí hoặc vi phạm pháp luật do cố ý hay vô ý để xử lý kịp thời, hay ngăn ngừa các tổn thất có thể xảy ra. Tóm lại, kiểm tốn độc lập là công cụ giúp DN hạn chế được những rủi ro và phát hiện thế mạnh những tiềm năng tài chính nội tại có trong DN.

Yêu cầu đối với kiểm toán viên:

Cơng việc kiểm tốn độc lập do kiểm toán viên chuyên nghiệp thực hiện, công việc này không tạo ra thêm các thông tin về báo cáo tài chính mà nó chỉ làm tăng mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính. Người sử dụng kết quả kiểm toán tin tưởng và bổ nhiệm kiểm tốn viên bởi tính chất hành nghề độc lập của kiểm toán viên và khả năng về chuyên môn nghiệp vụ cũng như tư chất đạo đức chính trực khách quan trong cơng việc của họ. Để hành nghề kiểm toán, các kiểm toán viên cần đảm bảo các yêu cầu:

_ Yêu cầu về tính độc lập

Yêu cầu về tính độc lập được xem như điều kiện cần để đạt được mục tiêu của hoạt động kiểm toán, độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiêm toán viên. Kết quả kiểm tốn sẽ khơng có giá trị khi những người sử dụng kết quả kiểm toán tin rằng cuộc kiểm tốn thiếu tính độc lập cho dù cuộc kiểm tốn được thực hiện bởi người có trình độ cao đến đâu. u cầu về tính độc lập địi hỏi sự trung thực và trách nhiệm của kiểm toán viên đối với những người sử dụng kết quả kiểm toán, đồng thời các kiểm tốn viên khơng bị ràng buộc trong việc tiếp xúc với các tài liệu và báo cáo của doanh nghiệp. Trong q trình kiểm tốn, kiểm tốn viên phải thực sự khơng bị chi phối hoặc tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tính thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình. Mọi câu hỏi về tình hình kinh doanh hoặc các sử lý kế toán trong các giao dịch của doanh nghiệp cần được trả lời đầy đủ và đảm bảo rằng kiểm tốn viên khơng bị hạn chế trong việc thu thập các bằng chứng kiểm tốn. _Để đảm bảo u cầu này, ngồi mặt chủ quan về tư chất đạo đức của kiểm toán viên cần duy trì và đảm bảo tính độc lập trong q trình kiểm tốn, pháp luật u

cầu các kiểm tốn viên khơng được thực hiện kiểm tốn cho các khách hàng mà kiểm tốn viên có quan hệ gia đình, họ hàng hoặc nhũng quyền lợi về mặt kinh tế có quan hệ gia đình.

_ u cầu về tư chất đạo đức

Con người luôn là nhân tố quan trọng và mang tính quyết định trong các hoạt động kinh tế, xã hội. Đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ kiểm toán, khi mà sản phẩm của hoạt động này khơng có khn mẫu định sẵn và phụ thuộc vào tính chủ quan của kiểm toán viên. Điều quan trọng là kiểm toán viên phải ln duy trì được tính độc lập, khách quan khi tiến hành công việc cũng như khi xem xét, đánh giá các bằng chứng kiểm toán làm cơ sở để đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính. Kiểm tốn viên phải là có lương tâm nghề nghiệp, ln làm việc với sự thận trọng cao nhất với tinh thần làm việc chuyên cần. Trong q trình kiểm tốn phải đảm bảo thằng thắn trung thực và có chính kiến rõ ràng. Đồng thời kiểm toán viên phải công bằng, tôn trọng sự thật và không được thành thiên vị.

Kiểm toán viên phải thường xuyên rèn luyện tính cẩn thận một cách thoả đáng tất cả các kỹ năng và sự siêng năng cần thiết khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Mọi sự bất cẩn đều có thể dẫn đến những rủi ro kiểm toán, theo đó gây ảnh hưởng đến các đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán và trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên.

Kiểm tốn viên phải tơn trọng bí mật của những thông tin thu thập được trong quá trình kiểm tốn, khơng được tiết lộ bất kỳ một thông tin kinh tế nào liên quan đến khách hàng cho người thứ ba khi chưa được phép của người có thẩm quyền trừ khi có nghĩa vụ phải công khai theo yêu cầu của pháp luật hoặc trong phạm vi quyền hạn nghề nghiệp của mình.

Kiểm tốn viên phải tơn trong pháp luật. Tính tơn trọng pháp luật thể hiện trách nhiệm của kiểm toán viên đối với các đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán. Kiểm toán viên phải chấp hành đúng các chế độ, thể lệ, nguyên tắc và luật pháp của Nhà nước và những nguyên tắc, chuẩn mực

kiểm toán được thừa nhận. Ý kiến nhận xét của kiểm tốn viên có giá trị pháp lý và các kiểm toán viên chịu trách nhiệm trước pháp luật.

_ Yêu cầu về năng lực, nghiệp vụ

Nguyên tắc cơ bản chi phối cuộc kiểm toán yêu cầu kiểm toán viên phải thực hiện công việc với đầy đủ chuyên môn cần thiết... Để đảm bảo thu thập được các bằng chứng kiểm tốn đầy đủ và thích hợp, kiểm tốn viên cần phải:

Có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng.

Có kỹ năng, kinh nghiệm về kiểm toán và hiểu biết về pháp luật kiểm toán. Để đạt được các yêu cầu trên, các kiểm toán viên trước hết phải đạt được trình độ chuyên mơn vững vàng về kế tốn, hiểu biết về chế độ chính sách tài chính, kế tốn và luật pháp đồng thời đồng thời để trở thành kiểm toán viên và có thể thực hiện cơng việc độc lập cần phải được các kiểm toán viên có kinh nghiệm kèm cặp, hướng dẫn trong các cuộc kiểm toán thực tế. Mặt khác các kiểm toán viên phải có nghĩa vụ duy trì kỹ năng, trình độ nghiệp vụ trong suốt quá trình hành nghề, ln cập nhật các thông tin về chính sánh kế tốn, tài chính liên quan đến lĩnh vực kiểm toán. Về mặt pháp lý các kiểm toán viên chỉ được hành nghề khi đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và ở Việt nam là Bộ Tài chính sau khi đã trúng tuyển kỳ thi cấp quốc gia về cấp chứng chỉ kiểm toán viên.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w