2.1. Quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về trách nhiệm pháp lý của
2.1.1. Hoạt động kiểm toán độc lập tạiViệt Nam thời điểm hiện tại
Vào tháng 5/1991, Bộ trưởng Bộ Tài Chính đã ký quyết định thành lập hai cơng ty kiểm tốn đầu tiên, khởi đầu cho việc hình thành ngành KTĐL ở Việt Nam. Trong khoảng thời gian hơn 20 năm sau đó, các DNKT hoạt động trong khn khổ pháp lý khá giản đơn. Nhà nước chỉ ban hành vài quy định pháp luật chuyên ngành chỉ ở cấp độ Nghị định, Thông tư. Trước nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế, năm 2011 đánh dấu một bước phát triển pháp lý quan trọng của lĩnh vực KTĐL. Đó là sự ra đời của Luật kiểm toán độc lập do Quốc hội ban hành. Đây là văn bản pháp lý cao nhất áp dụng riêng cho chuyên ngành KTĐL. Các DNKT và KTV tự hào khi có một đạo luật riêng điều chỉnh hoạt động chun mơn về kiểm tốn, chấm dứt một thời gian dài ngành KTĐL hoạt động mà khơng có luật chun ngành điều chỉnh.
Hiện nay hoạt động KTĐL đã phát triển mạnh mẽ hơn nhiều so với trước đây. Các DNKT tăng nhanh về số lượng và quy mô doanh số.
Ngày 22/12/2021, Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính) phối hợp với Hội Kiểm tốn viên hành nghề Việt Nam (VACPA) tổ chức Họp thường niên giám đốc các cơng ty kiểm tốn năm 2020-2021 theo hình thức trực tuyến.
Tại điểm cầu Bộ Tài chính có sự tham dự của TS. Vũ Đức Chính – Cục trưởng Cục Quản lý giám sát kế tốn, kiểm tốn (Bộ Tài chính), ơng Phạm Sỹ Danh – Chủ tịch VACPA, đại diện lãnh đạo các vụ, cục của Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khốn Nhà nước. Lãnh đạo 210 cơng ty kiểm toán trên cả nước tham dự cuộc họp tại các điểm cầu.
Theo báo cáo tổng kết hoạt động năm 2020 - 2021 và phương hướng hoạt động năm 2022 của ngành Kiểm toán độc lập, tính đến ngày 01/12/2021, có 210 doanh nghiệp kiểm tốn trên cả nước bao gồm: 03 công ty 100% vốn nước ngồi; 08 cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi; 199 cơng ty 100% vốn trong nước.
Trong 210 doanh nghiệp kiểm tốn có 23 doanh nghiệp kiểm toán là thành viên các hãng kiểm toán quốc tế, 13 doanh nghiệp kiểm toán là thành viên hiệp hội và 01 doanh nghiệp kiểm toán là hãng đại diện liên lạc.
Theo số liệu báo cáo của 198 công ty được tổng hợp (không bao gồm một số công ty mới thành lập cuối năm 2020 và đầu năm 2021), số lượng nhân viên các công ty đến thời điểm 31/12/2020 là 13.732 người, tăng 1,98% so với năm 2019 (266 người); số lượng kiểm toán viên được cấp Giấy chứng nhận là 2.311 người tăng 2,71% so với năm 2019 (61 người). Tổng số vốn điều lệ toàn ngành năm 2020 là 1.545.965 triệu đồng, tăng 4,43% so với năm 2019 (1.480.376,5 triệu đồng).
Năm 2020, số lượng công ty, số lượng khách hàng, doanh thu, lợi nhuận sau thuế, số nộp ngân sách nhà nước đều tăng so với năm 2019. Nhiều doanh nghiệp kiểm tốn có số lượng kiểm toán viên lớn, kiểm tốn viên có bề dày kinh nghiệm đã tạo lập được vị thế và danh tiếng trên thị trường, được nhiều khách hàng lớn lựa chọn. Doanh thu cung cấp dịch vụ tăng trưởng đều qua các năm và luôn giữ vững vị trí tốp dẫn đầu trong ngành.
Về phía khách hàng, đơn vị được kiểm tốn đã có chuyển biến rõ rệt, các đơn vị này đã thực hiện nghiêm túc hơn các nghĩa vụ trong quá trình cung cấp tài liệu, giải trình, phối kết hợp với kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán trong quá trình kiểm tốn để góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán.
Sự phát triển của ngành KTĐL như hiện nay đạt được là có sự đóng góp của các hãng kiểm tốn lớn trên thế giới, tiêu biểu là các DNKT thuộc
Big 4 bao gồm: PricewaterhouseCoopers; Deloitte; Ernst and Young; KPMG. Sau khi được Nhà nước cấp phép hoạt động tại Việt Nam bắt đầu từ năm 1994, các DNKT nước ngoài đã hoạt động rất hiệu quả và chiếm thị phần rất lớn trong lĩnh vực kiểm toán. Các KTV nước ngồi có nhiều đóng góp tích cực vào cơng tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là chia sẻ kiến thức cho đội ngũ KTV trong nước về chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế. Big 4 là thành viên chủ lực của VACPA trong các dự án hợp tác với Bộ Tài Chính để soạn thảo ban hành các Chuẩn mực kiểm tốn VN có nội dung dần tiệm cận với thông lệ của quốc tế. Nhìn lại thời gian gần 10 năm kể từ khi Luật kiểm toán độc lập được ban hành, hoạt động KTĐL đã đạt được một số điểm tích cực và còn tồn tại một số vấn đề đặc biệt về môi trường pháp lý về dịch vụ kiểm toán độc lập ở Việt Nam điển hình như sau: