Đánh giá về hoạt động kiểm toán độc lập tạiViệt Nam

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 46 - 50)

2.1. Quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về trách nhiệm pháp lý của

2.1.2.Đánh giá về hoạt động kiểm toán độc lập tạiViệt Nam

a. Những mặt đạt được trong hoạt động kiểm toán độc lập hiện nay

Hoạt động KTĐL, một mặt thực hiện việc cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng, mặt khác xuất phát từ nhu cầu công khai các thơng tin tài chính minh bạch vì lợi ích của cơng chúng và yêu cầu quản lý của Nhà nước. Với vai trò thiết yếu của DVKT trong nền kinh tế, Nhà nước rất quan tâm đến sự phát triển của KTĐL, khơng ngừng hồn thiện môi trường pháp lý, nhằm giúp các DN kiểm toán phát triển cả về số lượng và chất lượng. Môi trường pháp lý về KTĐL là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực DVKT, nhằm giúp KTĐL phát huy tối đa vai trò, chức năng. Cũng như các loại hình dịch vụ khác, KTĐL chỉ có thể phát triển tốt và đạt hiệu quả cao trong môi trường pháp lý đầy đủ và đồng bộ.

Luật KTĐL được Quốc hội thông qua ngày 29/3/2011, đã tạo ra khung pháp lý cao nhất về KTĐL, góp phần nâng cao hiệu lực pháp lý và hiệu quả quản lý Nhà nước đối với dịch vụ KTĐL, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; tăng cường quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của DNKT, KTV hành nghề, cũng như các tổ chức, cá nhân

có liên quan đến hoạt động KTĐL. Luật cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với dịch vụ kiểm toán, đặc biệt là các đơn vị có lợi ích cơng chúng, đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư, Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Nghị định 17/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật KTĐL và tiếp sau đó là các Thơng tư của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định, nhằm giúp Luật thực sự đi vào đời sống. Nghị định 84/2016/NĐ-CP, ban hành ngày 01/7/2016 về tiêu chuẩn, điều kiện đối với KTV hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm tốn cho đơn vị có lợi ích cơng chúng.

Nghị định 105/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế tốn, KTĐL đã góp phần làm rõ hơn trách nhiệm pháp lý của KTV khi cung cấp DVKT. Ngoài ra, nhiều văn bản pháp luật khác có liên quan đến DN Nhà nước, DN có vốn đầu tư nước ngồi, DN tư nhân. Luật Kế tốn sửa đổi số 88/2015/QH13, ngày 20/11/2015,... cũng đã được ban hành, sửa đổi, nhằm hồn thiện mơi trường pháp lý, tạo cơ sở tăng cường chất lượng DVKT của Việt Nam trong xu thế hội nhập.

Để thị trường dịch vụ kiểm tốn có thể thực sự phát triển theo quan hệ cung cầu, không đơn thuần xuất phát từ yêu cầu của pháp luật, thì những quy định mang tính chất chuẩn mực về các nguyên tắc cơ bản của kiểm tốn, quy trình nghiệp vụ của các cuộc kiểm toán, hệ thống phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán là yêu cầu tất yếu. Những quy định đó khơng những tạo niềm tin cho những người sử dụng thơng tin tài chính do KTĐL cung cấp, mà còn là cơ sơ thực hiện DVKT, là thước đo đánh giá công việc của KTV độc lập. Ở nhiều nước trên thế giới, việc nghiên cứu, ban hành các chuẩn mực và quy tắc kế toán, kiểm toán do các tổ chức Hiệp hội nghề nghiệp tiến hành. Đối với các nước thành viên của Liên đồn kế tốn quốc tế (IFAC) và một số nước chưa là thành viên của IFAC cũng chấp nhận và coi những nguyên tắc chỉ đạo kiểm toán quốc tế do IFAC ban hành làm văn bản pháp quy về kiểm tốn của quốc gia mình.

Ở Việt Nam, Bộ Tài chính có trách nhiệm soạn thảo và ban hành các chuẩn mực kiểm toán (VAS). Hệ thống các chuẩn mực nghề nghiệp ở Việt Nam được ban hành theo hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, gồm 37 VAS và 01 chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, được ban hành từ năm 1999 đến năm 2005. Các chuẩn mực này được soạn thảo dựa trên các VAS quốc tế có hiệu lực từ trước năm 2000 đến trước năm 2004. Hệ thống VAS Việt Nam đã góp phần hồn thiện hệ thống pháp lý về kiểm toán, giúp cho nghề nghiệp KTĐL của Việt Nam hoạt động và phát triển như hiện nay. Giai đoạn thứ hai, gồm 47 chuẩn mực, được ban hành từ năm 2012 đến năm 2015, theo đề nghị của Chủ tịch Hội KTV hành nghề Việt Nam (VACPA) và Vụ Chế độ Kế toán - Bộ Tài chính. Các chuẩn mực này được thực hiện trên cơ sở mới có hiệu lực từ 15/12/2009. Các VAS được ban hành đã thể hiện một bước phát triển mạnh trong hoạt động DVKT, đã tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi hơn cho hoạt động KTĐL, là cơ sở cho KTV chuyên nghiệp, các DN kiểm toán, kiểm tra, đánh giá các thông tin tài chính một cách trung thực, khoa học và khách quan. VAS là sơ sở cho việc chỉ đạo, giám sát, kiểm tra và đánh giá chất lượng của DVKT, là cơ sở cho việc đào tạo, huấn luyện và thi tuyển KTV. Đồng thời, giúp bảo vệ các KTV hành nghề, các cơng ty kiểm tốn khỏi những rủi ro cao trong nghề nghiệp

b. Những mặt hạn chế của hoạt động kiểm toán độc lập hiện nay

Dù đã có những bước phát triển đầy ấn tượng về một môi trường pháp lý cho DVKT trong nhiều qua, nhưng thực tế vẫn tồn tại một khoảng cách khá rộng giữa kỳ vọng các của nhà quản lý đối với DVKT và nguyên nhân chính, bởi sự hạn chế của hệ thống pháp lý cho loại hình dịch vụ đặc thù.

Thứ nhất, hiện nay VACPA, ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính, vẫn thực hiện việc kiểm tra định kỳ hàng năm các hồ sơ kiểm toán tại các DNKT trên cơ sở luân phiên và chọn mẫu. Tuy nhiên, các quy định nhằm đánh giá các vấn đề về kiểm sốt, tính minh bạch và chất lượng hoạt động của các cơng ty kiểm tốn chưa thực sự tốt; các tiêu chí đánh giá

chất lượng cuộc kiểm tốn, năng lực KTV còn chưa được chú trọng xây dựng. Vì vậy, trong các khóa cập nhật kiến thức dành cho cán bộ quản lý các DNKT, vẫn còn nhiều câu hỏi đặt ra như: Điểm số kỹ thuật cao thì có đồng nghĩa với ý kiến kiểm toán phù hợp?

Thứ hai, tuy đã có Luật KTĐL cùng hệ thống VAS nhưng vẫn chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể việc vận dụng các chuẩn mực này trong thực tiễn. Chính vì thế, trong thực tế, các cơng ty kiểm toán đã tăng cường đưa ra ý kiến ngoại trừ mà không đưa ra ý kiến xem rằng các BCTC đó đã tn thủ chế độ kế tốn và hệ thống chuẩn mực kế toán hiện hành hay chưa, mặc dù ý kiến ngoại trừ quá dài và quá trọng yếu. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng DVKT. Nhiều công ty vừa được các công ty kiểm toán thực hiện kiểm toán, xác nhận thực trạng tài chính nhưng sau đó lại đứng trên bờ vực phá sản hay phá sản với những khoản lỗ hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn ty đồng như: Cơng ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết, Công ty Dược Viễn Động DVD, Công ty Cổ phần Vinashin,... Chính điều này đã gây mất lòng tin ở các nhà đầu tư và phần nào, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế nói chung, DVKT nói riêng.

Thứ ba, DVKT là hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, là một nghề nghiệp đặc biệt, là một loại dịch vụ đảm bảo do KTV cung cấp, nhằm đưa ra ý kiến về các thơng tin được hình thành trên cơ sở chuẩn mực nhất định. Do vậy, hội nhập giúp gia tăng cơ hội phát triển nghề nghiệp, nhưng đồng thời cũng làm gia tăng rủi ro kinh doanh cho DNKT như: Cạnh tranh không lành mạnh, giảm giá phí tới dưới mức hợp lý, doanh thu phí kiểm tốn khơng đủ để có thể đầu tư dài hạn vào nhân sự có chất lượng, DNKT chưa đủ nguồn tài chính để nâng cấp, cập nhật hệ thống cơ sở hạ tầng, chất lượng thông tin đã được kiểm toán chưa đảm bảo, lòng tin của các nhà đầu tư bị giảm sút do báo cáo kiểm tốn có tính tin cậy chưa cao,... Thực tế hiện nay, chúng ta chưa có các quy định cụ thể về mức phí kiểm toán, nội dung kiểm toán; quyền, nghĩa vụ và trách

nhiệm của cơng ty kiểm tốn, khách hàng, đơn vị được kiểm toán và các tổ chức, cá nhân sử dụng kết quả kiểm toán.

2.2. Các trách nhiệm pháp lý phát sinh của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toánviên tại Việt Nam qua vụ việc cụ thể.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 46 - 50)