.Trách nhiệm nghề nghiệp của kiểm toán viên

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 32 - 34)

Nhu cầu kiểm toán xuất phát từ việc các chủ sở hữu doanh nghiệp (cổ đông) bởi họ không thể và cũng không cần thiết tự kiểm tra mọi thơng tin tài chính của doanh nghiệp do giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm lập và báo cáo cho họ, do vậy họ đã bổ nhiệm các kiểm toán viên – những người có đủ năng lực chun mơn nghiệp vụ, độc lập, khách quan - thay thế họ kiểm tra một cách độc lập và báo cáo lại theo ý kiến của mình về tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính.

Cùng với sự phát triển và đa dạng của nền kinh tế, các thơng tin tài chính được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau cho các đối tượng khác nhau. Tuy nhiên tất cả những người sử dụng kết quả kiểm toán đều cần sự

đảm bảo rằng những thông tin tài chính mà họ được cung cấp có trung thực và hợp lý hay không. Như vậy trách nhiệm trước hết của kiểm toán viên là báo cáo một cách độc lập theo ý kiến của mình dựa trên kết quả kiểm toán về mức độ trung thực và hợp lý của các thơng tin tài chính. Đồng thời trong một số trường hợp, kết quả kiểm tốn cho thấy doanh nghiệp có hành vi khơng tn thủ pháp luật ở mức độ nào đó mà theo quy định của pháp luật cần báo cáo cho các cơ quan chức năng, khi đó kiểm tốn viên cịn có trách nhiệm báo cáo lại cho các cơ quan chức năng về hành vi vi phạm đó của doanh nghiệp. Tóm lại, trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của kiểm toán viên là dựa trên kết quả kiểm toán và báo cáo cho:

• Những người sử dụng kết quả kiểm tốn theo yêu cầu, mục đích của kiểm tốn.

• Các cơ quan chức năng nếu thấy có những hành vi vi phạm pháp luật ở mức độ nhất định mà pháp luật yêu cầu phải báo cáo.

Việc xác định trách nhiệm báo cáo của kiểm tốn viên có ý nghĩa quan trọng bởi cuộc kiểm toán được tiến hành dựa trên hợp đồng kiểm toán ký kết giữa đơn vị được kiểm toán và tổ chức kiểm tốn, do vậy về hình thức các kiểm tốn viên phải báo cáo cho đơn vị được kiểm toán. Tuy nhiên những người sử dụng kết qủa kiểm tốn mới là đối tượng chính mà kiểm tốn viên có nghĩa vụ phải báo cáo đó là các chủ sở hữu, các cổ đông, những người cho vay,..., hay những đối tượng khác theo qui định của pháp luật (gọi chung là bên thứ 3). Để thực hiện trách nhiệm của mình trước những đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán, kiểm toán viên phải tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực kiểm tốn, mà trong đó phải ln ln giữ được tính độc lập, chính trực và khách quan trong q trình kiểm tốn. Các kiểm tốn viên phải có nghĩa vụ phát hiện các sai sót trọng yếu và thậm chí là các hành vi phạm pháp (nếu có) của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.

Về trách nhiệm phải thông báo cho các cơ quan chức năng về những hành vi phạm pháp của doanh nghiệp. Không phải mọi phát hiện của kiểm tốn viên về hành vi khơng tn thủ pháp luật đều phải thông báo cho các cơ quan chức năng mà chỉ những trường hợp cụ thể theo qui định của pháp luật. Mặc dù qui định như vậy trong chuẩn mực kiểm toán nhưng trong thực tế ở việt nam cũng như các nước khác trên thế giới cũng chưa có qui định nào chỉ rõ rằng những tình huống nào kiểm tốn viên cần phải thơng báo. Tuy nhiên trong các chuẩn mực kiểm toán hướng dẫn, khi phát hiện các hành vi không tuân thủ pháp luật hay gian lận của doanh nghiệp thì tuỳ từng tình huống mà kiểm tốn viên có ứng xử thích hợp, từ việc đánh giá mức độ ảnh hưởng đến báo cáo tài chính, thơng báo cho Ban giám đốc doanh nghiệp, thông báo cho những người sử dụng báo cáo kiểm toán và trong trường hợp pháp luật qui định cần thông báo cho cơ quan chức năng và trong trường hợp này kiểm toán viên cần tham khảo ý kiến của chuyên gia pháp luật, hoặc kiểm tốn viên có thể và cần thiết từ bỏ cuộc kiểm toán khi thấy rằng mức độ an toàn trong việc thực hiện hợp đồng kiểm toán này dưới mức cho phép.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 32 - 34)